Đường tỉnh 217

(Đổi hướng từ ĐT217)

Đường tỉnh 217 hay tỉnh lộ 217, viết tắt ĐT217 hay TL217, là đường tỉnh ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang và huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam[1][2][3][4].

Đường tỉnh 217
Thông tin tuyến đường
Tên khácTỉnh lộ 217
Điều hành bởiSở Giao thông Vận tải tỉnh Hà Giang, Cao Bằng
Các điểm giao cắt chính
Đầu ĐôngXem mục Lộ trình
Đầu TâyXem mục Lộ trình
Vị trí đi qua
Tỉnh / Thành phốHà Giang, Cao Bằng
Quận/HuyệnXem mục Lộ trình
Hệ thống đường
Đường bộ khác
TL212
TL226

Lộ trình

sửa

Theo Bản đồ địa hình thì đường tỉnh 217 có hai đoạn ở hai tỉnh, trước năm 2004 có kết nối không rõ ràng ở đoạn dọc suối Cốc Pàng [2]. Tuy nhiên theo Google Maps thì đoạn nối đã hoàn thiện và thông tuyến từ thị trấn Mèo Vạc đi thị trấn Bảo Lạc.

Đoạn ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang xuất phát và nối với Quốc lộ 4C ở thị trấn Mèo Vạc 23°9′48″B 105°24′37″Đ / 23,16333°B 105,41028°Đ / 23.16333; 105.41028, đi về hướng đông nam, qua chợ Khau Vai nổi tiếng, rồi vượt sông Nho Quế. Đoạn vượt sông Nho Quế chưa có cầu, vượt sông bằng mảng tre của người dân địa phương. Có thể chở người và xe máy.

Ô tô không đi được đường này vì đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh đường rất bé và phải vượt sông bằng mảng tre, không có cầu bắc qua sông. [cập nhật T02/2019]

Đoạn ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng xuất phát từ ngã ba trên Quốc lộ 34 ở thị trấn Bảo Lạc 22°56′57″B 105°40′53″Đ / 22,94917°B 105,68139°Đ / 22.94917; 105.68139, đi về hướng tây bắc.

Đường tỉnh 217 đoạn thuộc tỉnh Cao Bằng có điểm đầu tại thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc. Điểm cuối tại xã Cốc Pàng, huyện Bảo Lạc dài 28 km, đã cải tạo nâng cấp đạt cấp V miền núi, mặt nhựa tốt.[5]

Đường tỉnh 217 có ý nghĩa đối với giao thông tới các xã. Kết nối hai thị trấn thì theo quốc lộ 4C mở năm 2005.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ a b Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ F-48- 19 & 20. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ Thông tư 21/2013/TT-BTNMT ngày 01/08/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Hà Giang. Thukyluat Online, 2016. Truy cập 30/08/2018.
  4. ^ Thông tư 25/2013/TT-BTNMT ngày 12/09/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Cao Bằng. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 30/08/2018.
  5. ^ “Dự thảo "Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050" (Xin ý kiến Bộ, Ngành và Địa phương) (Thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2020)”. Trang thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng. 9 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2023.

Liên kết ngoài

sửa