Đảo Baffin (tiếng Anh: Baffin Island, tiếng Pháp: Île de Baffin) thuộc lãnh thổ Nunavut của Canada, là đảo lớn nhất tại Canadađảo lớn thứ năm trên thế giới. Đảo Baffin có diện tích 507.451 km2 (195.928 dặm vuông Anh) và dân số khoảng 11.000 người (ước tính năm 2007). Hòn đảo được đặt theo tên của nhà thám hiểm người Anh William Baffin, hòn đảo có lẽ đã được người Norse tại GreenlandIceland biết đến từ thời kỳ tiền Colombo và có thể là vị trí của Helluland, được nói đến trong saga Iceland (Saga Erik Đỏ (Eiríks saga rauða) và Saga Grœnlendinga).

Đảo Baffin
Địa lý
Vị tríMiền Bắc Canada
Tọa độ69°B 072°T / 69°B 72°T / 69; -72 (Baffin Island)
Quần đảoQuần đảo Bắc Cực Canada
Diện tích507.451 km2 (195.927,9 mi2)
Hạng diện tích5th
Độ cao tương đối lớn nhất2.147 m (7.044 ft)
Đỉnh cao nhấtNúi Odin
Hành chính
Lãnh thổNunavut
Thành phố lớn nhấtIqaluit (6.184 dân)
Nhân khẩu học
Dân số10.745 (tính đến 2006)
Mật độ0,02 /km2 (5 /sq mi)
Dân tộcInuit (72,7%), không phải dân bản địa (25,3%), người Da đỏ (0,7%), Métis (0,5%)[1]

Địa lý

sửa
 
Bờ biển đảo Baffin.
 
Mũi phía nam của đảo Baffin.

Iqaluit, thủ phủ của Nunavut, nằm ở bờ biển phía đông nam của đảo. Cho đến năm 1987, thị trấn có cùng tên với vịnh Frobisher mà nó nằm bên.

Phía nam đảo Baffin là eo biển Hudson, tách đảo với đất liền tỉnh Québec. Phía nam của cực tây hòn đảo là eo biển Fury và Hecla phân tách hòn đảo với bán đảo Melville ở lục địa. Ở phía đông là eo biển Davisvịnh Baffin, và Greenland ở phía bên kia. Bồn địa Foxe, vịnh Boothiaeo biển Lancaster tách đảo Baffin vơpis các đảo còn lại của quần đảo ở phía tây và bắc.

Dãy núi Baffin chạy dọc theo bờ biển đông bắc của đảo và là một phần của Dãy núi Bắc Cực. Núi Odin là đỉnh cao nhất trên đảo, với cao độ thấp nhất là 2.143 m (7.031 ft) (một số nguồn cho là 2.147 m (7.044 ft)[2][3]). Các đỉnh núi đáng chú ý khác gồm núi Asgard, nằm tại Vườn quốc gia Auyuittuq, với cao độ 2.011 m (6.598 ft). Núi Thor, với độ cao 1.675 m (5.495 ft), được cho là có dốc thẳng đứng hoàn toàn lớn nhất trên Trái đất, có cao độ1.250 m (4.100 ft).[4]

Hai hồ lớn nhất trên đảo nằm ở phần phía nam-trung: hồ Nettilling (5.066 km2 (1.956 dặm vuông Anh)) và hồ Amadjuak ở xa hơn về phía nam. Chỏm băng Barnes nằm ở giữa hòn đảo.

Tham khảo

sửa
  1. ^ 2006 Aboriginal Population Profile for Nunavut communities.
  2. ^ “Mount Odin, Nunavut”. Peakbagger.com.
  3. ^ “Mount Odin at the Atlas of Canada”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2012.
  4. ^ Mount Thor -The Greatest Vertical Drop on Earth!

Đọc thêm

sửa
  • Boas, Franz, and Ludger Müller-Wille. Franz Boas Among the Inuit of Baffin Island, 1883-1884 Journals and Letters. Toronto: University of Toronto Press, 1998. ISBN 0-8020-4150-7
  • Kuhnlein HV, R Soueida, and O Receveur. 1996. "Dietary Nutrient Profiles of Canadian Baffin Island Inuit Differ by Food Source, Season, and Age". Journal of the American Dietetic Association. 96, no. 2: 155-62.
  • Matthiasson, John S. Living on the Land Change Among the Inuit of Baffin Island. Peterborough, Canada: Broadview Press, 1992. ISBN 0-585-30561-7
  • Maxwell, Moreau S. Archaeology of the Lake Harbour District, Baffin Island. Mercury series. Ottawa: Archaeological Survey of Canada, National Museum of Man, National Museums of Canada, 1973.
  • Sabo, George. Long Term Adaptations Among Arctic Hunter-Gatherers A Case Study from Southern Baffin Island. The Evolution of North American Indians. New York: Garland Pub, 1991. ISBN 0-8240-6111-X
  • Sergy, Gary A. The Baffin Island Oil Spill Project. Edmonton, Alta: Environment Canada, 1986.
  • Stirling, Ian, Wendy Calvert, and Dennis Andriashek. Population Ecology Studies of the Polar Bear in the Area of Southeastern Baffin Island. [Ottawa]: Canadian Wildlife Service, 1980. ISBN 0-662-11097-8
  • Utting, D. J. Report on ice-flow history, deglacial chronology, and surficial geology, Foxe Peninsula, southwest Baffin Island, Nunavut. [Ottawa]: Geological Survey of Canada, 2007. http://dsp-psd.pwgsc.gc.ca/collection%5F2007/nrcan-rncan/M44-2007-C2E.pdf. ISBN 978-0-662-46367-2

Liên kết ngoài

sửa