Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á 2017
Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á 2017 sẽ là đại hội thể thao châu Á thứ ba tổ chức tại Sapporo, Nhật Bản. Đại hội được lên lịch tổ chức vào năm 2018. Tuy nhiên, Hội đồng Olympic châu Á trong phiên họp tổ chức tại Singapore ngày 3 tháng 7 năm 2009, đã quyết định dời ngày tổ chức để có thể trước một năm so với Thế vận hội Mùa đông 2018.
Thành phố chủ nhà | Sapporo, Nhật Bản | ||
---|---|---|---|
Các sự kiện | 64 trong tổng số 11 môn | ||
Lễ khai mạc | 19 tháng 2 năm 2017 | ||
Lễ bế mạc | 26 tháng 2 năm 2017 | ||
Tuyên bố khai mạc bởi | Thiên hoàng Akihito | ||
Địa điểm chính | Sapporo Dome | ||
|
Sapporo và Obihiro được chọn trở thành chủ nhà đại hội vào ngày 31 tháng 1 năm 2011. Biên bản ghi nhớ được ký bởi Tsunekazu Takeda, chủ tịch Ủy ban Olympic Nhật Bản.[1] Đây là lần thứ ba Sapporo là chủ nhà của một đại hội thể thao và là lần thứ tư của Nhật Bản.
Lựa chọn thành phố đăng cai
sửaVào ngày 31 tháng 1 năm 2011, Sapporo được trao quyền đăng cai đại hội. Quyết định này được công bố bởi đại hội đồng OCA khi đang diễn ra Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á 2011 tại Astana, Kazakhstan.[1] Không có một thành phố nào khác chạy đua đăng cai.[2] Tổng chi phí dự kiến cho kỳ đại hội khoảng 3,5 tỷ ¥.[3]
Địa điểm thi đấu
sửaĐại hội
sửaMôn thi đấu
sửa64 nội dung trong 11 môn thể thao mùa đông được dự kiến tổ chức. Ba nội dung trượt băng: trượt băng nghệ thuật, trượt băng tốc độ, và trượt băng vòng ngắn. Năm môn trượt tuyết bao gồm: Trượt tuyết đổ đèo, trượt tuyết băng đồng, trượt tuyết tự do, trượt tuyết nhảy xa, và trượt ván trên tuyết. Các môn khác là: hai môn phối hợp, bi đá trên băng, khúc côn cầu trên băng. Các môn xe trượt băng được dự kiến không tổ chức.[4]
Số trong ngoặc đơn chỉ ra số bộ huy chương của từng môn.
- Trượt tuyết đổ đèo (4) ( )
- Hai môn phối hợp (7) ( )
- Trượt tuyết băng đồng (10) ( )
- Bi đá trên băng (2) ( )
- Trượt tuyết nghệ thuật (4) ( )
- Trượt tuyết tự do (4) ( )
- Khúc côn cầu trên băng (2) ( )
- Trượt băng vòng ngắn (8) ( )
- Trượt tuyết nhảy xa (3) ( )
- Trượt ván trên tuyết (6) ( )
- Trượt băng tốc độ (14) ( )
Quốc gia tham dự
sửaCó khoảng 30 Ủy ban Olympic quốc gia thuộc châu Á và 2 Ủy ban của châu Đại dương cử đại diện tham dự. Indonesia, Sri Lanka, Đông Timor và Việt Nam sẽ tham dự lần đầu tiên.[5]
Con số trong ngoặc đơn biểu thị số vận động viên đủ điều kiện tham gia.
- Châu Á
- Trung Quốc (156)
- Hồng Kông (50)
- Vận động viên Olympic độc lập (23)
- Ấn Độ (27)
- Indonesia (34)
- Iran (10)
- Nhật Bản (146)
- Jordan (2)
- Kazakhstan (116)
- Kyrgyzstan (33)
- Liban (8)
- Ma Cao (23)
- Malaysia (36)
- Mông Cổ (46)
- Nepal (3)
- CHDCND Triều Tiên (7)
- Pakistan (12)
- Philippines (29)
- Qatar (32)
- Singapore (22)
- Hàn Quốc (141)
- Sri Lanka (5)
- Đài Bắc Trung Hoa (41)
- Tajikistan (4)
- Thái Lan (51)
- Đông Timor (1)
- Turkmenistan (25)
- UAE (24)
- Uzbekistan (1)
- Việt Nam (6)
- Châu Đại dương
- Úc (30)
- New Zealand (3)
- Các nước châu Á khác không tham dự
Chú ý: Israel là thành viên của Ủy ban Olympic châu Âu.
Lịch thi đấu
sửaKM | Khai mạc | ● | Vòng đấu loại | 1 | Trao huy chương | BM | Bế mạc |
Tháng hai | 17 Sáu | 18 Bảy | 19 CN | 20 Hai | 21 Ba | 22 Tư | 23 Năm | 24 Sáu | 25 Bảy | 26 CN | Bộ huy chương | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Lễ (Khai mạc/Bế mạc) | KM | BM | ||||||||||
Trượt tuyết đổ đèo | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | |||||||
Hai môn phối hợp | 2 | 2 | 1 | 2 | 7 | |||||||
Trượt tuyết băng đồng | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 10 | ||||||
Bi đá trên băng | ● | ● | ● | ● | ● | 1 | 1 | 2 | ||||
Trượt băng nghệ thuật | ● | 1 | 2 | 1 | 4 | |||||||
Trượt tuyết tự do | 2 | 2 | 4 | |||||||||
Khúc côn cầu trên băng | ● | ● | ● | ● | ● | 1 | 1 | 2 | ||||
Trượt băng tốc độ cự ly ngắn | 2 | 2 | 4 | 8 | ||||||||
Trượt tuyết nhảy xa | 1 | 1 | 1 | 3 | ||||||||
Trượt ván trên tuyết | 2 | 2 | 2 | 6 | ||||||||
Trượt băng tốc độ | 4 | 4 | 3 | 3 | 14 | |||||||
Tổng số bộ huy chương | 2 | 10 | 9 | 8 | 9 | 10 | 8 | 8 | 64 | |||
Tổng số đã trao | 2 | 12 | 21 | 29 | 38 | 48 | 56 | 64 | ||||
Tháng hai | 17 Sáu | 18 Bảy | 19 CN | 20 Hai | 21 Ba | 22 Tư | 23 Năm | 24 Sáu | 25 Bảy | 26 CN | Bộ huy chương |
Bảng huy chương
sửaChủ nhà[6]
1 | Nhật Bản (JPN) | 27 | 21 | 26 | 74 |
2 | Hàn Quốc (KOR) | 16 | 18 | 16 | 50 |
3 | Trung Quốc (CHN) | 12 | 14 | 9 | 35 |
4 | Kazakhstan (KAZ) | 9 | 11 | 12 | 32 |
5 | CHDCND Triều Tiên (PRK) | 0 | 0 | 1 | 1 |
Tổng cộng | 64 | 64 | 64 | 192 |
---|
Tiếp thị và truyền thông
sửaNhà tài trợ
sửaNhà tại trợ Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á 2017 |
---|
Tài trợ chính thức
|
Tài trợ vàng |
Đối tác chính thức |
Tham khảo
sửa- ^ a b "Sapporo, Obihiro named 2017 Winter Asiad co-hosts" Lưu trữ 2011-06-29 tại Wayback Machine.
- ^ "Asian Games: Sapporo making bid for Asian Winter Games" Lưu trữ 2011-01-17 tại Wayback Machine.
- ^ "Asian Games: Sapporo to host 2017 Asian Winter Games" Lưu trữ 2011-01-16 tại Wayback Machine.
- ^ "Sports Technical Handbook" Lưu trữ 2016-05-04 tại Wayback Machine (PDF). tpenoc.net.
- ^ "OCA prepares for winter sports celebration at Sapporo 2017" Lưu trữ 2016-08-07 tại Wayback Machine.
- ^ “Medal Standings”. 8th Sapporo Asian Winter Games Organising Committee. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2017.
Liên kết ngoài
sửa- Trang web chính thức Lưu trữ 2014-06-19 tại Wayback Machine