Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1999

Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 20 được tổ chức tại Brunei

Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1999 (tiếng Mã Lai: Sukan SEA 1999), thường được gọi là SEA Games 20 là một sự kiện thể thao đa môn ở Đông Nam Á được tổ chức tại Bandar Seri Begawan, Brunei. Đây là lần đầu tiên và duy nhất cho đến nay Brunei đăng cai đại hội,[1] và cũng là kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á cuối cùng được tổ chức trong thế kỷ 20.

Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 20
Tập tin:1999 Southeast Asian Games logo.png
Biểu trưng chính thức của Đại hội
Thành phố chủ nhàBandar Seri Begawan
Quốc giaBrunei
Quốc gia tham dự10
Vận động viên tham dự2.365
Các sự kiện233 nội dung của 21 môn thể thao
Lễ khai mạc7 tháng 8 năm 1999
Lễ bế mạc15 tháng 8 năm 1999
Tuyên bố khai mạc bởiQuốc vương Hassanal Bolkiah
Tuyên bố bế mạc bởiThủ tướng Phạm Minh Chính
Vận động viên tuyên thệHaji Md Samid Abdul Aziz
Thắp đuốcDayang Umi Karim
Địa điểm chínhSân vận động Sultan Hassanal Bolkiah
Trang webseagames20.net.bn
Jakarta 1997 Kuala Lumpur 2001  >

Khoảng 2.365 vận động viên từ 10 nước đã tham gia vào 233 nội dung thi đấu ở 21 môn thể thao. Đại hội được tổ chức từ ngày 7 đến ngày 15 tháng 8 năm 1999, mặc dù một số sự kiện đã bắt đầu từ ngày 30 tháng 7 năm 1999. Đại hội đã được vua Brunei Haji Hassanal Bolkiah chính thức tuyên bố khai mạc tại Khu phức hợp thể thao quốc gia được đặt theo tên ngài.

Phát triển và chuẩn bị

sửa

Ban tổ chức SEA Games 20 được thành lập để giám sát việc tổ chức đại hội.[2]

Địa điểm

sửa

Đại hội sử dụng kết hợp các địa điểm mới, sẵn có và tạm thời. Một số công việc cải tạo, nâng cấp lớn đã được tiến hành ở hầu hết các địa điểm để tổ chức sự kiện thể thao đa môn.

Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 20 có tất cả 22 địa điểm thi đấu,[3] với trọng tâm là Khu liên hợp thể thao Hassanal Bolkiah, được hoàn thành vào tháng 9 năm 1983. Bao gồm sân vận động quốc gia 28.000 chỗ ngồi, nơi đây đã tổ chức hầu hết các sự kiện. Vì Brunei có cơ sở vật chất cho thể thao khá hạn chế nên chỉ có 21 môn thi đấu được tổ chức.

Địa điểm thi đấu Các môn thể thao
Khu liên hợp thể thao quốc gia Hassanal Bolkiah
Sân vận động quốc gia Hassanal Bolkiah Điền kinh, Bóng đá, Bida và Snooker, Bóng ném sân cỏ, Quyền anh, Lễ khai mạc và bế mạc
Trung tâm dưới nước Thể thao dưới nước (Bơi, Lặn, Bóng nước)
Sân vận động trong nhà Cầu lông
Sân vận động khúc côn cầu Khúc côn cầu
Hội trường đa năng Pencak silat
Trung tâm bóng quần Bóng quần
Trung tâm quần vợt Quần vợt
Khác
Đại học Brunei Darussalam Bóng rổ
Trụ sở cảnh sát Gadong Quyền Anh
Đường cao tốc Muara-Tutong Xe đạp (tính giờ cá nhân)
Jalan Kianggeh, Jalan Sultan, Jalan Bendahara, Jalan Cator Xe đạp (tính điểm)
Trung tâm thanh thiếu niên Xe đạp (xuất phát đồng loạt)
Công viên giải trí Bukit Shahbandar Xe đạp (Xe đạp địa hình: Đổ đèo, Băng đồng)
Khu phức hợp thể thao và thanh niên Bóng đá
Trung tâm thể thao Sultan Hassanal Bolkiah Bóng đá
Câu lạc bộ Golf Pantai Mentiri Golf
Khu liên hợp thể thao hãng hàng không Hoàng gia Brunei, Berakas Karate
Hội trường Muhibbah Văn phòng quận Muara Brunei, Berakas Cầu mây
Công viên Jerudong Trap & Skeet Range, Jerudong Bắn súng
Khu liên hợp thể thao Menglait Bóng bàn, Taekwondo
Trung tâm Bowling Utama Bowling
Khu liên hợp thể thao dưới nước, Serasa Đua thuyền truyền thống

Tiếp thị

sửa

Biểu trưng

sửa

Biểu trưng của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1999 là hình ảnh ngọn đuốc, biểu tượng của đại hội thể hiện sức sống, tinh thần thể thao và truyền thống. Biểu tượng có 3 màu đỏ, vàng và xanh nói lên sức mạnh, thiện chí và sự nhộn nhịp của các quốc gia trong Đại hội. Hai con số 20 và 99 được cách điệu trên biểu tượng để biểu thị cho đại hội thể thao lần thứ 20 của khu vực và năm diễn ra đại hội.[4]

Mười vòng tròn vàng được nối với nhau, biểu tượng của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á, đại diện cho các quốc gia tham dự Đại hội và chính bản thân đại hội. Màu vàng biểu thị cho phẩm chất, thành tựu và chiến thắng. Đây là biểu trưng đầu tiên trong lịch sử Đại hội Thể thao Đông Nam Á sử dụng chuỗi 10 vòng, kéo dài cho đến kỳ Đại hội năm 2011.[4]

Linh vật

sửa
Tập tin:1999 sea games mascot.png
Awang Budiman, linh vật chính thức của Thế vận hội.

Linh vật của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 1999 là cậu bé tên Awang Budiman. Trang phục truyền thống Mã Lai của Awang mang màu cờ của Brunei, tượng trưng cho bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. "Awang" là biệt hiệu dành cho nam giới Brunei, trong khi cái tên "Budiman" thể hiện sự cởi mở, hiếu khách, lịch thiệp và hiểu biết của Brunei với tư cách là chủ nhà của đại hội.[5] Là một đứa trẻ, Awang Budiman biểu tượng cho sức mạnh, niềm hân hoan và niềm tin vào tương lai của đất nước cũng như của toàn thể khu vực Đông Nam Á khi chuẩn bị bước vào thiên niên kỷ mới.[4]

Bài hát

sửa

Một album các bài hát của đại hội đã được phát hành trong thời gian diễn ra đại hội, bao gồm các bài hát do Hoàng tử Sufri Bolkiah viết. Trong số đó có bài hát chủ đề "Mencari Kejayaan" (tạm dịch: Tìm kiếm thành công) do Hoàng tử Haji Sufri Bolkiah sáng tác và được Ak Mohd Yusri thể hiện. Các bài hát khác là "Here We Meet", "Selamat Datang" (Chào mừng), "Tekad Kemenangan" (Quyết tâm giành chiến thắng), "Skuad Negara" (Đội hình quốc gia) và "Till We Meet Again".[6][7]

Nhà tài trợ

sửa

Tổng cộng có 9 nhà tài trợ cho đại hội lần này.[8][9]

Đại hội

sửa

Lễ khai mạc

sửa

Lễ bế mạc

sửa

Các nước tham dự

sửa

Các môn thể thao

sửa

Bảng tổng sắp huy chương

sửa

      Chủ nhà

1.   Thái Lan (THA) 65 48 56 169
2.   Malaysia (MAS) 57 45 42 144
3.   Indonesia (INA) 44 43 58 145
4.   Singapore (SIN) 23 28 45 96
5.   Philippines (PHI) 20 26 41 87
6.   Việt Nam (VIE) 17 20 27 64
7.   Brunei (BRU) 4 12 31 47
8.   Myanmar (MYA) 3 10 10 23
9.   Lào (LAO) 1 0 3 4
10.   Campuchia (CAM) 0 0 0 0
Tổng cộng 234 232 313 779

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Detik bersejarah buat Brunei (Historic moment for Brunei)”. Utusan Malaysia. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2018.
  2. ^ “Organising Committee”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2001.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ “Schedule at Official Website of the Games”. Official Website. 3 tháng 3 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2001.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  4. ^ a b c “Biểu tượng (Logo) của SEA Games 20”. FPT Sports News - The 20th SEA Games - Brunei Darussalam. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2023.
  5. ^ “Logo and mascot at the Official Website of the games”. 2 tháng 3 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2001.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  6. ^ “Theme Song of the games in You Tube”. YouTube. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ “Brunei Resources Music”. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2017.
  8. ^ “Sponsors”. Official Website. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 1999.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  9. ^ “Royal Brunei Airlines Boeing 767 SEA Games 1999”.
  10. ^ “Brunei Stamps”.
  11. ^ “20th SEA Games Prepaid Card”.
Tiền nhiệm:
Jakarta
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Bandar Seri Begawan

SEA Games lần thứ XX (1999)
Kế nhiệm:
Kuala Lumpur