Đường sắt đô thị Bình Dương
Dự án đường sắt
(Đổi hướng từ Đường sắt đô thị tại Bình Dương)
Bài viết hoặc đề mục này có chứa thông tin về công trình hoặc cấu trúc đã được dự kiến trong tương lai. Một vài hoặc toàn bộ thông tin này có thể mang tính suy đoán, và nội dung có thể thay đổi khi việc xây dựng được bắt đầu. |
Hệ thống đường sắt đô thị tại Bình Dương là dự án đường sắt tại tỉnh Bình Dương nhằm giải quyết được vấn đề vận tải hành khách công cộng.
Đường sắt đô thị tỉnh Bình Dương | |
---|---|
Tổng quan | |
Địa điểm | Bình Dương, Việt Nam |
Loại tuyến | Tàu điện ngầm |
Số lượng tuyến | 7 |
Hoạt động | |
Sẽ bắt đầu vận hành | Năm 2030 |
Kỹ thuật | |
Chiều dài hệ thống | 147,2 km (91,5 mi) |
Khổ đường sắt | 1.435 mm (4 ft 8 1⁄2 in) |
Theo Quyết định 893/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bỉnh Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025, hệ thống đường sắt đô thị tại Bình Dương sẽ bao gồm 6 tuyến trên cao và 1 tuyến mặt đất.[1]
Tổng quan quy hoạch
sửaTên Tuyến | Lộ trình | Chiều dài
(km) |
Đặc điểm | Hoàn thành
(dự kiến) |
---|---|---|---|---|
Tàu điện ngầm - Metro | ||||
Tuyến 1 | Ga Bến xe Suối Tiên - Dĩ An - Thành phố mới Bình Dương | -- | Trên cao | -- |
Tuyến 2 | Tp Thủ Dầu Một - Quốc lộ 13 - ngã tư Bình Phước - ga Hiệp Bình | 24,2 | Trên cao | -- |
Tuyến 3 | Thành phố mới Bình Dương - Mỹ Phước - Bàu Bàng - Long Nguyên | 32,3 | Trên cao | -- |
Tuyến 4 | Thành phố mới Bình Dương - Uyên Hưng - Tân Thành | 22,3 | Trên cao | -- |
Tuyến 5 | Miếu Ông Cù - Thuận An - Vĩnh Phú - Sông Sài Gòn - Thạnh Lộc - ga Tân Chánh Hiệp | -- | Trên cao | -- |
Tuyến 6 | Thành phố mới Bình Dương - Vĩnh Tân - Tân Bình - Phước Hòa - Sông Bé - Vĩnh Hòa - Phước Vĩnh | 29,6 | Trên cao | -- |
Tuyến 7 | Bến Cát - Dầu Tiếng - thị trấn Dầu Tiếng | 38,8 | Mặt đất | -- |