Đài Bắc Trung Hoa tại Thế vận hội

Đài Loan, tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc (THDQ), thi đấu với tên gọi "Đài Bắc Trung Hoa" (TPE) tại Thế vận hội kể từ năm 1984. Các vận động viên (VĐV) thi đấu dưới lá Hiệu kỳ Đài Bắc Trung Hoa thay vì cờ của THDQ; và trong bất kỳ lễ trao huy chương nào, Quốc kỳ ca của THDQ được xướng lên thay cho Quốc ca của THDQ.

Đài Bắc Trung Hoa tại
Thế vận hội
Mã IOCTPE
NOCỦy ban Olympic Đài Bắc Trung Hoa
Trang webwww.tpenoc.net (bằng tiếng Trung Quốc and tiếng Anh)
Huy chương
Xếp hạng 64
Vàng Bạc Đồng Tổng số
7 11 18 36
Tham dự Mùa hè
Tham dự Mùa đông
Các lần tham dự khác
 Trung Hoa Dân Quốc (1924–1948)

Các VĐV Đài Loan đã giành được huy chương Olympic đầu tiên vào năm 1960 và huy chương vàng đầu tiên vào năm 2004, đồng thời đoạt được nhiều huy chương nhất tại đại hội năm 2020.

Quá trình tham gia

sửa
Thời gian Đoàn
1932–1936   Trung Quốc như một phần của   Nhật Bản
1948   Trung Quốc
1952   Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
1956   THDQ
1960   Formosa (RCF)
1964–1968   Đài Loan (TWN)
1972–1976   THDQ (ROC)
1980   Trung Quốc (CHN)
1984–   Đài Bắc Trung Hoa (TPE)

Bảng huy chương

sửa

VĐV giành huy chương

sửa
Huy chương VĐV Thế vận hội Môn thi đấu Nội dung
Bạc   Dương Truyền Quảng   Roma 1960   Điền kinh Mười môn phối hợp nam
Đồng   Kỷ Chính   Thành phố México 1968   Điền kinh 80 mét vượt rào nữ
Đồng   Thái Ôn Nghĩa   Los Angeles 1984   Cử tạ 60 kg nam
Bạc   Trương Chính Hiến
Trương Văn Tông
Trương Diệu Đằng
Trần Chấp Tín
Trần Uy Thành
Giang Thái Quyền
Hoàng Trung Nghĩa
Hoàng Văn Bác
Trung Vũ Chính
Cổ Quốc Khiêm
Quách Lý Kiến Phu
Liêu Mẫn Hùng
Lâm Triều Hoàng
Lâm Côn Hãn
La Chấn Vinh
La Quốc Chương
Bạch Côn Hoằng
Thái Minh Hoành
Vương Quang Hy
Ngô Tư Hiền
  Barcelona 1992   Bóng chày Nam
Bạc   Trần Tĩnh   Atlanta 1996   Bóng bàn Đơn nữ
Bạc   Lê Phong Anh   Sydney 2000   Cử tạ 53 kg nữ
Đồng   Trần Tĩnh   Sydney 2000   Bóng bàn Đơn nữ
Đồng   Kỷ Thục Như   Sydney 2000   Taekwondo 49 kg nữ
Đồng   Hoàng Chí Hùng   Sydney 2000   Taekwondo 58 kg nam
Đồng   Quách Nghệ Hàm   Sydney 2000   Cử tạ 75 kg nữ
Vàng   Trần Thi Hân   Athens 2004   Taekwondo Hạng ruồi nữ
Vàng   Chu Mộc Viêm   Athens 2004   Taekwondo Hạng ruồi nam
Bạc   Trần Thi Viên
Lưu Minh Hoàng
Vương Chính Bang
  Athens 2004   Bắn cung Đồng đội nam
Bạc   Hoàng Chí Hùng   Athens 2004   Taekwondo Hạng nhẹ nam
Đồng   Trần Lệ Như
Ngô Huệ Như
Viên Thúc Kỳ
  Athens 2004   Bắn cung Đồng đội nữ
Vàng   Trần Vĩ Lăng   Bắc Kinh 2008   Cử tạ 48 kg nữ
Bạc   Lư Ánh Ky   Bắc Kinh 2008   Cử tạ 63 kg nữ
Đồng   Chu Mộc Viêm   Bắc Kinh 2008   Taekwondo 58 kg nam
Đồng   Tống Ngọc Kỳ   Bắc Kinh 2008   Taekwondo 68 kg nam
Vàng   Hứa Thục Tịnh   Luân Đôn 2012   Cử tạ 53 kg nữ
Đồng   Tăng Lịch Sính   Luân Đôn 2012   Taekwondo 57 kg nữ
Vàng   Hứa Thục Tịnh   Rio de Janeiro 2016   Cử tạ 53 kg nữ
Đồng   Lôi Thiên Oánh
Lâm Thi Gia
Đàm Nhã Đình
  Rio de Janeiro 2016   Bắn cung Đồng đội nữ
Đồng   Quách Hạnh Thuần   Rio de Janeiro 2016   Cử tạ 58 kg nữ
Vàng   Quách Hạnh Thuần   Tokyo 2020   Cử tạ 59 kg nữ
Vàng   Lý Dương
Vương Tề Lân
  Tokyo 2020   Cầu lông Đôi nam
Bạc   Dương Dũng Vĩ   Tokyo 2020   Judo 60 kg nam
Bạc   Đặng Vũ Thành
Thang Trí Quân
Ngụy Quân Hành
  Tokyo 2020   Bắn cung Đồng đội nam
Bạc   Lý Trí Khải
  Tokyo 2020   Thể dục dụng cụ Ngựa tay quay nam
Bạc   Đới Tư Dĩnh   Tokyo 2020   Cầu lông Đơn nữ
Đồng   La Gia Linh   Tokyo 2020   Taekwondo 57 kg nữ
Đồng   Lâm Quân Nhu
Trịnh Di Tĩnh
  Tokyo 2020   Bóng bàn Đôi nam nữ
Đồng   Trần Mân Hủy   Tokyo 2020   Cử tạ 64 kg nữ
Đồng   Phan Chính Tông   Tokyo 2020   Golf Cá nhân nam
Đồng   Hoàng Tiểu Văn   Tokyo 2020   Quyền Anh Hạng ruồi nữ
Đồng   Văn Tư Vân   Tokyo 2020   Karate 55 kg nữ

Quá trình được công nhận tại Thế vận hội

sửa

Các thông tin được trình bày sau đây liên quan đến các tên gọi khác nhau và các sự kiện chính liên quan đến việc công nhận đoàn thể thao THDQ (ROC):

  • 1922 - Liên đoàn Điền kinh Nghiệp dư Quốc gia Trung Quốc được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) công nhận là Ủy ban Olympic quốc gia tại Trung Quốc.[3]
  • 1932 – THDQ lần đầu tiên tham dự Thế vận hội với tư cách là Trung Quốc.[4]
  • 1949 - Liên đoàn Điền kinh Nghiệp dư Quốc gia Trung Quốc chuyển đến Đài Loan.[5]
  • 1952 – Đoàn THDQ rút khỏi Thế vận hội tại Helsinki[6] vì IOC cho phép Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) tham gia.[5]
  • 1954 – IOC thông qua nghị quyết chính thức công nhận Ủy ban Olympic Trung Quốc của CHND Trung Hoa.[7][8]
  • 1956 – THDQ tham dự Thế vận hội tại Melbourne với tư cách là chính THDQ. CHND Trung Hoa rút khỏi Thế vận hội để phản đối việc hai Ủy ban Olympic Trung Quốc có tên trong danh sách ủy ban thành viên của IOC.[7][8]
  • 1958 – CHND Trung Hoa rút khỏi phong trào Olympic và tất cả các liên đoàn quản lý các môn thể thao Olympic. Giáo sư Đổng Thủ Nghĩa, thành viên IOC của CHND Trung Hoa từ chức.[7][9]
  • 1959 – IOC thông báo với THDQ rằng THDQ không kiểm soát các vấn đề thể thao ở Trung Quốc đại lục, các quy định xác định rằng THDQ sẽ không còn được công nhận bằng tên gọi "Ủy ban Olympic Trung Quốc". Tất cả các hoạt động dưới một tên khác sẽ được xem xét.[9]
  • 1960 – Ủy ban đại diện THDQ được đổi tên thành "Ủy ban Olympic THDQ" và được công nhận.[7]
  • 1963 – IOC công nhận tên gọi "Đài Loan" và NOC nước này được phép sử dụng tên viết tắt "ROC" trên các trang phục/đồng phục thể thao.[7]
  • 1968 – IOC đồng ý đổi tên đoàn Đài Loan thành THDQ sau Thế vận hội năm 1968 và cho phép đoàn tham gia dưới tên gọi đó.[7]
  • 1976 - THDQ không được phép tham gia Thế vận hội Mùa hè tại Montreal, khi nước này cương quyết lấy tên THDQ, bởi vì nước chủ nhà, Canada, công nhận CHND Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc.[10][11]
  • 1979 – IOC công nhận Ủy ban Olympic Trung Quốc là đại diện chính thức của Trung Quốc.[9] Quyết định của IOC được đưa ra sau một cuộc bỏ phiếu qua đường bưu điện của 89 thành viên.[12] Theo quyết định của IOC, ủy ban Olympic của THDQ sẽ đổi tên thành "Ủy ban Olympic Đài Bắc Trung Hoa" và không được phép sử dụng quốc ca hoặc cờ THDQ.
  • 1980 - THDQ tẩy chay Thế vận hội Mùa đông tại Lake Placid và Thế vận hội Mùa hè ở Moskva do quyết định của IOC buộc nước này sử dụng tên Đài Bắc Trung Hoa trong các sự kiện thể thao quốc tế.[13]
  • 1981 - Một thỏa thuận được ký kết tại Lausanne bởi Juan Antonio Samaranch, Chủ tịch IOC và Thẩm Gia Minh, Chủ tịch Ủy ban Olympic Đài Bắc Trung Hoa (CTOC).[14] Thỏa thuận nêu rõ tên, cờ và biểu tượng của CTOC.
  • 1984 - Đài Bắc Trung Hoa lần đầu tiên thi đấu dưới tên gọi mới ở Thế vận hội Mùa đông tại Sarajevo.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Zhang Hsing-Hsien”. olympedia.org. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ “Chen Yinglang”. olympedia.org. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ “奧會簡介” [Introduction to the Olympic Committee]. Chinese Taipei Olympic Committee (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ “X Olympiad Los Angeles 1932 Official Report” (PDF). LA84 Foundation. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ a b Chan, Gerald (Autumn 1985). “The "Two-Chinas" Problem and the Olympic Formula”. Pacific Affairs. 58 (3): 473–490. doi:10.2307/2759241. JSTOR 2759241. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ Werner Soderstrom Osakeyhtio, “The Official Report of the Organising Committee for the Games of the XV Olympiad Helsinki 1952” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2008. (30.6 MB) p. 32, Sulo Kolkka (ed.), Alex Matson (trans.), The Organising Committee for the XV Olympiad Helsinki 1952, 1952
  7. ^ a b c d e f The Times, "The Latest Threat to the Olympics - And its all over a name", 10 July 1976
  8. ^ a b “10th–15th Olympic Summer Games: 1936–1952”. Chinese Olympics Committee. 30 tháng 3 năm 2004.
  9. ^ a b c Brownell, Susan (tháng 3 năm 2005). “Globalization is not a Dinner Party: He Zhenliang and China's 30-Year Struggle for Recognition by the International Olympic Committee”. Globalization and Sport in Historical Context. University of California, San Diego: LA84 Foundation.
  10. ^ Pound, Richard W. (2012). “Side-Swiped: the IOC and the China Issue at the 1976 Montreal Olympic Games” (PDF). Journal of Olympic History. 20 (1): 11–32. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  11. ^ Pound, Richard W. (2012). “Side-Swiped: the IOC and the China Issue at the 1976 Montreal Olympic Games Part 2” (PDF). Journal of Olympic History. 20 (2): 34–51. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  12. ^ “China and the Five Rings”. Olympic Review. 145: 626. tháng 11 năm 1979. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  13. ^ Eaton, Joseph (tháng 11 năm 2016). “Reconsidering the 1980 Moscow Olympic Boycott: American Sports Diplomacy in East Asian Perspective”. Diplomatic History. 40 (5): 845–864. doi:10.1093/dh/dhw026. JSTOR 26376807. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  14. ^ “1981 Agreement with IOC” (PDF). Chinese Taipei Olympic Committee. 23 tháng 3 năm 1981. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.

Liên kết ngoài

sửa