Đà điểu Nam Mỹ hay đà điểu châu Mỹ (danh pháp khoa học: Rhea) là chi đà điểu Nam Mỹ duy nhất trong họ cùng tên gồm 2 loài chim sống ở Nam Mỹ. Đà điểu châu Mỹ có kích thước cơ thể nhỏ hơn đà điểu châu Phi nhưng lớn hơn đà điểu Emu. Thức ăn chủ yếu là các loài thực vật và sâu bọ. Chúng sống ở các trảng cỏ Argentina, Brasil, Bolivia. Tên gọi khoa học của chi được Paul Mohring đặt năm 1752. Lý do để Mohring chọn tên gọi này, theo tên của thần Rhea, là không rõ.

Đà điểu Nam Mỹ
Thời điểm hóa thạch: 2.6–0 triệu năm trước đây
Pleistocen-gần đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Liên bộ (superordo)Paleognathae
Bộ (ordo)Rheiformes hay Struthioniformes s. l.
Họ (familia)Rheidae
(Bonaparte, 1849)[1]
Chi (genus)Rhea
(Brisson, 1760)[1]
Các loài

Phân loại

sửa

Các loài/phân loài còn sinh tồn được công nhận là:

Rhea pennata không phải luôn luôn được đặt trong chi Rhea. Năm 2008, Hiệp hội các nhà điểu học Bắc Mỹ, tổ chức chuyên nghiệp cuối cùng, đã chấp chận hợp nhất các chi RheaPterocnemia vào ngày 7 tháng 8 năm 2008. Việc hợp nhất này chỉ còn lại 1 chi Rhea.[3] Loài thứ ba trong chi Rhea với danh pháp Rhea nana, được Lydekker miêu tả năm 1894 dựa trên một quả trứng tìm thấy tại Patagonia,[4] nhưng hiện nay phần lớn các tác giả đều không coi nó là hợp lệ.

Miêu tả

sửa

Đà điểu Nam Mỹ là các loài chim lớn không biết bay với bộ lông xám-nâu, các chân dài vvà cổ cũng dài, trông tương tự như đà điểu châu Phi. Chúng có thể cao tới 1,7 m (5,6 ft) và cân nặng tới 40 kg (88 lb).[5][6] Cánh của chúng là lớn đối với chim không biết bay và xòe rộng ra khi chạy, có vai trò giống như cánh buồm[7]. Không giống như phần lớn các loài chim khác, đà điểu Nam Mỹ chỉ có 3 ngón chân. Xương cổ chân của chúng có các tấm nằm ngang ở phía trước nó. Chúng cũng tích nước tiểu tách biệt trong phần mở rộng của lỗ huyệt.[6]

Ghi chú

sửa
  1. ^ a b Brands, Sheila (ngày 14 tháng 8 năm 2008). “Systema Naturae 2000 / Classification, Family Rheidae”. Project: The Taxonomicon. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2009.
  2. ^ a b c d e f g h Clements, James (2007). The Clements Checklist of the Birds of the World (ấn bản thứ 6). Ithaca, NY: Nhà in Đại học Cornell. ISBN 9780801445019.
  3. ^ Remsen Jr., J. V. (ngày 7 tháng 8 năm 2008). “Classification of birds of South America Part 01:”. South American Classification Committee. American Ornithologists' Union. tr. Proposal#348. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
  4. ^ Knox, A.; Walters, M. (1994). Extinct and Endangered Birds in the Collections of the Natural History Museum. British Ornithologists' Club Occasional Publications. 1. British Ornithologists' Club.
  5. ^ An introduction to study of birds., London, 1835, tr. 400
  6. ^ a b Davies, S.J.J.F. (2003). “Rheas”. Trong Hutchins, Michael (biên tập). Grzimek's Animal Life Encyclopedia. 8 Birds I Tinamous and Ratites to Hoatzins (ấn bản thứ 2). Farmington Hills, MI: Gale Group. tr. 69–71. ISBN 0 7876 5784 0.
  7. ^ Davies S.J.J.F. (1991). Forshaw Joseph (biên tập). Encyclopaedia of Animals: Birds. London: Merehurst Press. tr. 47–48. ISBN 1-85391-186-0.