Zubarah (tiếng Ả Rập: الزبارة), còn được gọi là Al Zubarah hoặc Az Zubarah, là một tàn tích và pháo đài cổ nằm ở phía bắc của bờ biển phía tây của Bán đảo Qatar, thuộc đô thị Al Shamal, cách thủ đô Doha khoảng 105 km. Nó được thành lập bởi Shaikh Muhammed bin Khalifa, cha đẻ của hoàng tộc nhà Khalifa ở Bahrain, gia tộc chính và có ý nghĩa quan trọng trong bộ lạc Bani Utbah nửa đầu thế kỷ 18.[1][2][3][4][5] Zubarah được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2013.[6]

Zubarah
الزبارة
Al Zubarah
Az Zubarah
—  Thị trấn tàn tích  —
Pháo đài Zubarah mang tính biểu tượng tại Zubarah.
Vị trí của Zubarah.
Vị trí của Zubarah.
Al Shamal tại Qatar.
Al Shamal tại Qatar.
Zubarah trên bản đồ Qatar
Zubarah
Zubarah
Quốc giaQatar
Đô thịAl Shamal
Khu78
Diện tích
 • Tổng cộng4,6 km2 (18 mi2)
 • Đất liền4 km2 (2 mi2)
Tên cư dânZubaran
Al Zubaran
Tên chính thứcĐịa điểm khảo cổ Al Zubarah
LoạiVăn hóa
Tiêu chuẩniii, iv, v
Đề cử2013 (Kỳ họp 37)
Số tham khảo1402
Quốc giaQatar
VùngChâu Á và châu Đại Dương

Zubarah là ví dụ thành công về một trung tâm giao dịch toàn cầu và khai thác ngọc trai nằm giữa eo biển HormuzVịnh Ba Tư. Đây là một trong những ví dụ được bảo tồn tốt nhất và lớn nhất về khu định cư thế kỷ 18-19 trong khu vực. Bố cục và kết cấu đô thị của khu định cư đã được bảo tồn và không giống với bất kỳ khu định cư nào khác ở Vịnh Ba Tư, cung cấp một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống đô thị, lịch sử kinh tế, tổ chức xã hội của vùng Vịnh trước khi nơi đây phát hiện ra dầu mỏ trong thế kỷ 20.[7]

Địa điểm này có diện tích khoảng 400 ha (60 ha bên trong bức tường thị trấn) và là địa điểm khảo cổ quan trọng nhất của Qatar. Ngoài thành lũy thị trấn thì nó còn bao gồm thị trấn cổ, bến cảng, kênh biển, hai bức tường chắn, Pháo đài Murair, và Pháo đài Zubarah.[8]

Lịch sử

sửa

Zubarah bắt nguồn từ tiếng Ả Rập có nghĩa là "gò cát", có lẽ được đặt tên theo sự phong phú của cát và những đụn cát cứng như đá.[9] Trong thời kỳ Hồi giáo sớm, giao dịch và thương mại bùng nổ ở miền bắc Qatar. Những khu định cư bắt đầu xuất hiện trên bờ biển, chủ yếu là giữa Zubarah và Umm al-Ma'a. Một ngôi làng có từ thời Hồi giáo được phát hiện nằm gần thị trấn.

Trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 1627 đến tháng 4 năm 1628, một phi đội hải quân Bồ Đào Nha do D. Goncalo da Silveira chỉ huy đã thiêu hủy một số ngôi làng ven biển lân cận. Khu định cư Zubarah và sự phát triển thời kỳ này được cho là do các khu định cư liền kề này đã bị phá bỏ.[10]

Pháo đài Zubarah

sửa
 
Pháo đài Zubarah

Zubarah nổi tiếng với những pháo đài năm 1938, được chính thức đặt tên theo thành phố. Pháo đài Zubarah là một công trình hình vuông với những bức tường nghiêng và các góc là các tháp canh. Ba tháp canh có hình tròn trong khi tháp thứ tư là tòa tháp nằm phía đông nam của pháo đài có hình chữ nhật. Thiết kế của pháo đài mang tính năng nổi bật và phổ biến cho việc xây dựng các pháo đài trên bán đảo Ả Rập và kiến trúc pháo đài vùng Vịnh, nhưng thay đổi theo được xây dựng trên nền móng bê tông. Nó đánh dấu sự chuyển đổi từ việc chỉ dùng đá xây dựng cấu trúc cho đến việc sử dụng xi măng trong công trình, mặc dù pháo đài vẫn là một thiết kế truyền thống.[11]

Ban đầu, pháo đài được xây dựng như một cơ sở cho quân đội Qatar và cảnh sát để bảo vệ bờ biển phía tây bắc của Qatar như là một phần của một loạt các pháo đài dọc theo bờ biển của Qatar. Nó đã được khôi phục vào năm 1987 với việc loại bỏ một công trình sau khi một số tòa nhà phụ trợ được dựng lên để dành nơi ở cho lực lượng quân đội Qatar. Sau khi mở cửa, pháo đài nhanh chóng trở thành một điểm thu hút lớn du khách trong một thời gian, đồng thời cũng là một bảo tàng địa phương. Do điều kiện không phù hợp trong pháo đài để lưu trữ và trưng bày các hiện vật, nên một phần các hiện vật đã được chuyển tới Doha trong năm 2010. Năm 2011, Bảo tàng Qatar tiến hành một dự án có sự giám sát nhằm bảo trì pháo đài. Công việc dự kiến sẽ tiếp tục vào năm 2013. Trong thời gian này, pháo đài có thể tạm bị đóng cửa.[11]

Pháo đài Qal'at Murair

sửa

Pháo đài Murair nằm cách 1,65 km về phía đông của thị trấn Zubarah. Pháo đài phục vụ cho Zubarah như là để cố thủ nhằm bảo vệ nguồn nước ngọt chính của thị trấn: nước ngầm tại các giếng cạn. Trong các bức tường pháo đài là một nhà thờ Hồi giáo, các tòa nhà. Xung quanh pháo đài, một số vật dụng cho thấy sự hiện diện của các đồn điền và khu định cư nông nghiệp.[12]

Tham khảo

sửa
  1. ^ تاريخ نجد – خالد الفرج الدوسري – ص 239
  2. ^ Rihani, Ameen Fares (1930), Around the coasts of Arabia, Houghton Mifflin Company, page 297
  3. ^ Arabian Frontiers: The Story of Britain’s Boundary Drawing in the Desert, John C Wilkinson, p44
  4. ^ قلائد النحرين في تاريخ البحرين تأليف ناصر بن جوهر بن مبارك الخيري، تقديم ودراسة عبدالرحمن بن عبدالله الشقير،2003، ص 215.
  5. ^ المصالح البريطانية في الكويت حتى عام 1939، أحمد حسن جودة، ترجمة حسن النجار، مطبعة الارشاد، بغداد، 1979، ص 35
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ds
  7. ^ Richter, T., Wordsworth, P. D. & Walmsley, A. G. 2011: Pearlfishers, townsfolk, Bedouin and Shaykhs: economic and social relations in Islamic Al-Zubarah. P. 2. In Proceedings of the Seminar for Arabian Studies. 41, p. 1-16
  8. ^ “Qatar Islamic Archaeology and Heritage Project”. University of Copenhagen. ngày 11 tháng 10 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2015.
  9. ^ “The Pearl Emporium of Al Zubarah”. Saudi Aramco World. tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2015.
  10. ^ Rahman, Habibur (2006). The Emergence Of Qatar. Routledge. tr. 33–34. ISBN 978-0710312136.
  11. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2013.
  12. ^ Richter, T., Wordsworth, P. D. & Walmsley, A. G. 2011: Pearlfishers, townsfolk, Bedouin and Shaykhs: economic and social relations in Islamic Al-Zubarah. P. 13 in Proceedings of the Seminar for Arabian Studies. 41, p. 1-16

Đọc thêm

sửa
  • Abu Hakima, A.M. (1965). History of Eastern Arabia 1750–1800. The Rise and Development of Bahrain and Kuwait. Khayats.
  • Abu-Lughod, J.L. (1987). “The Islamic City — Historic Myth, Islamic Essence, and Contemporary Relevance”. International Journal of Middle East Studies. 19/2: 155–176.
  • Al Khalifa, A.b.K.; Hussain, A.A. (1993). “The Utoob in the eighteenth century”. Trong Al Khalifa, A.b.K.; Rice, M. (biên tập). Bahrain through the ages: the history. London: Kegan Paul. tr. 301–334.
  • Bille, M. biên tập (2009). End of the Season Report 2009, Vol. 1. Archaeological Excavations & Survey at az-Zubarah, Qatar. University of Copenhagen/Qatar Museums Authority.
  • Bowen, R. Le B. (1951). “The Pearl Fisheries of the Persian Gulf”. The Middle East Journal. 5/2: 161–180.
  • Breeze, P.; Cuttler, R.; Collins, P. (2011). “Archaeological landscape characterization in Qatar through satellite and aerial photographic analysis, 2009 to 2010”. Proceedings of the Seminar for Arabian Studies. 41.
  • Brucks, G.B. (1865). “Navigation of the Gulf of Persia”. Trong Thomas, R.H. (biên tập). Arabian Gulf Intelligence. Selections from the Records of the Bombay Government. Concerning Arabia, Kuwait, Muscat and Oman, Qatar, United Arab Emirates and the Islands of the Gulf. Cambridge: The Oleander Press. tr. 531–580.
  • Carter, R. (2005). “The History and Prehistory of Pearling in the Persian Gulf”. Journal of Economic and Social History of the Orient. 48/2: 139–209.
  • Fuccaro, N. (2009). “Histories of City and State in the Persian Gulf: Manama since 1800”. Cambridge Middle East Studies. Cambridge/New York: Cambridge University Press. 30.
  • Lorimer, J.G. (1915). Gazeteer of the Persian Gulf, Oman and Central Arabia. i. Historical. Calcutta: Office of the Superintendent Government Printing.
  • Moulden, H.; Cuttler, R.; Kelleher, S. (2011). “Conserving and Contextualising National Cultural Heritage: The 3D digitisation of the Fort at Al Zubarah and Petroglyphs at Jebel Jassasiya, Qatar”. Proceedings of the Seminar for Arabian Studies. 41.
  • Onley, James (2004). “The Politics of Protection in the Gulf: The Arab Rulers and the British Resident in the Nineteenth Century”. New Arabian Studies. Exeter University Press. 6: 30–92.
  • Rahman, H. (2005). The Emergence of Qatar: the turbulent years 1627–1916. London: Thames & Hudson.
  • Rees, G.; Walmsley, A. G.; Richter, T. (2011). “Investigations in the Zubarah Hinterland at Murayr and Furayhah, North-West Qatar”. Proceedings of the Seminar for Arabian Studies. 41: 309–316.
  • Richter, T. biên tập (2010). Qatar Islamic Archaeology and Heritage Project. End of Season Report. Stage 2, Season 1, 2009-2010. University of Copenhagen/Qatar Museums Authority.
  • Richter, T.; Wordsworth, P. D.; Walmsley, A. G. (2011). “Pearlfishers, townsfolk, Bedouin and Shaykhs: economic and social relations in Islamic Al-Zubarah”. Proceedings of the Seminar for Arabian Studies. 41: 1–16.
  • Walmsley, A.; Barnes, H.; Macumber, P. (2010). “Al-Zubarah and its hinterland, north Qatar: excavations and survey, spring 2009”. Proceedings of the Seminar for Arabian Studies. 40: 55–68.
  • Warden, F. (1865). “Uttoobee Arabs (Bahrein)”. Trong Thomas, R.H. (biên tập). Arabian Gulf Intelligence. Selections from the Records of the Bombay Government. Concerning Arabia, Kuwait, Muscat and Oman, Qatar, United Arab Emirates and the Islands of the Gulf. Cambridge: The Oleander Press. tr. 362–425.

Liên kết ngoài

sửa

  Hướng dẫn du lịch Zubarah từ Wikivoyage