Zeno xứ Citium
Zeno xứ Cititum (tiếng Hy Lạp: Ζήνων ὁ Κιτιεύς, Zēnōn ho Kitieus, 334 TCN-262 TCN) là nhà triết học người Hy Lạp. Ông là người sáng lập ra chủ nghĩa khắc kỷ.[1]
Zeno xứ Citium | |
---|---|
Thời kỳ | Thời kỳ Hậu Aristotle |
Vùng | Triết gia phương Tây |
Trường phái | Chủ nghĩa khắc kỷ |
Đối tượng chính | Logic học, Vật lý học, Đạo đức học |
Ảnh hưởng bởi | |
Ảnh hưởng tới
|
Cuộc đời
sửaZeno xứ Citium luôn sống theo câu châm ngôn nổi tiếng:
“ | Con người có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn | ” |
Ông chết bằng cách tự bóp cổ mình sau một lần vấp ngã mà ông cho rằng đó là điêm báo trước.[1]
Những quan niệm đáng chú ý
sửaTriết học nói chung
sửaZeno xứ Citium đã định hình ra thứ triết học mà sau này bất kỳ nhà khắc kỷ nào cũng đều đi theo. Ông có viết như thế này:
“ | Có thể so sánh triết học với một con vật: xương và thần kinh là logic học, thịt là đạo đức học, tâm hồn là vật lý học; hay là vỏ quả trứng là logic học, lòng đỏ là đạo đức học, còn cái nằm giữa là vật lý học | ” |
Hay ông cũng ví von:
“ | Triết học giống như vườn cây có muôn loại hoa quả, trong đó logic học là hàng rào, vật lý học là cây cối và đạo đức học là hoa quả | ” |
Khi đọc các đoan văn trên, ta thấy rõ ràng ông phân định triết học gồm 3 bộ phận: logic học, vật lý học và đạo đức học.
Quan niệm trong nhận thức luận
sửaKhác với những người đi trước, hoặc là khẳng định nhận thức cảm tính và phủ nhận nhận thức lý tính, hoặc là ngược lại, Zeno đã khẳng định:
“ | Chúng ta có khả năng lĩnh hội về nhận thức thế giới bên ngoài bẳng cả cảm tính lẫn lý tính | ” |
Zeno cho rằng "các khái niệm không phải là kết quả thỏa thuận giữa mọi người về việc đặt tên cho các sự vật mà ngược lại bản thân các khái niệm được quy định bởi các vật và bản chất của các vật."[4]
Zeno xứ Citium là người viết nhiều. Các tác phẩm chính của ông bao gồm:[1]
Câu nói nổi tiếng
sửa“ | Con người có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn | ” |
Chú thích
sửa- ^ a b c Lịch sử triết học phương Tây, Nguyễn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên, xuất bản năm 2015, trang 140
- ^ Lịch sử triết học phương Tây, Nguyễn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên, xuất bản năm 2015, trang 142, 143
- ^ Lịch sử triết học phương Tây, Nguyễn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên, xuất bản năm 2015, trang 139
- ^ a b Lịch sử triết học phương Tây, Nguyễn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên, xuất bản năm 2015, trang 143