Yterbi(III) chloride

(Đổi hướng từ Ytterbi(III) clorua)

Yterbi(III) chloride là một hợp chất hóa học vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố là ytterbiclo, với công thức hóa học được quy định là YbCl3. Hợp chất này phản ứng với NiCl2 để tạo thành một chất xúc tác rất hiệu quả cho việc khử halogen hóa các aryl halide.[2] Hợp chất này gây độc nếu được tiêm, và độc hại nhẹ trong trường hợp ăn phải. Hợp chất này cũng được thực nghiệm là gây nên tình trạng quái thai, có thể gây kích ứng damắt. Khi nung nóng để phân hủy nó phát ra khói độc hại của Cl-.[3]

Yterbi(III) chloride
Yterbium(III) chloride
Danh pháp IUPACYterbium(III) chloride
Nhận dạng
Số CAS19423-81-1
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • Cl[Yb](Cl)Cl

InChI
đầy đủ
  • 1/3ClH.Yb/h3*1H;/q;;;+3/p-3
Thuộc tính
Công thức phân tửYbCl3
Khối lượng mol279.40 g/mol
Bề ngoàiBột trắng
Khối lượng riêng4.06 g/cm³ (solid)
Điểm nóng chảy 854 °C (1.127 K; 1.569 °F)[1]
Điểm sôi 1.453 °C (1.726 K; 2.647 °F)[1]
Độ hòa tan trong nước17 g/100 mL (25 °C)
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Lịch sử

sửa

Yterbi, một nguyên tố thuộc nhóm nguyên tố sau lanthan được phát hiện vào năm 1878 bởi nhà hoá học người Thụy Sĩ Jean-Charles Galissard de Marignac, người đã đặt tên nguyên tố này theo tên thị trấn (Ytterby) ở Thụy Điển.[4] Tổng hợp đầu tiên của YbCl3 được ghi chép lại là của Jan Hoogschagen vào năm 1946.[5] YbCl3 hiện là một nguồn cung cấp ion Yb3+ sẵn có về mặt thương mại và do đó nó có ý nghĩa quan trọng về hóa học.

Điều chế

sửa

YbCl3 được điều chế từ Yb2O3 với khí cacbon tetrachloride ở nhiệt độ cao,[6] hoặc với axit clohiđric nóng, sau đó sấy ở nhiệt độ cao.[7]

2 Yb2O3 + 3 CCl4(g) → 4 YbCl3(s) + 3 CO2(g)
Yb2O3 + 6 HCl(g) → 2 YbCl3(s) + 3 H2O

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Walter Benenson; John W. Harris; Horst Stöcker (2002). Handbook of Physics. Springer. tr. 781. ISBN 0-387-95269-1.
  2. ^ Zhang, Y. et al. Synth. Commun. 27, 4327, (1997)
  3. ^ “Yterbiumchloride; Yterbium trichloride; Yterbium(III) chloride Yterbium chloride(YbCl3) dictionary - Guidechem.com”. www.guidechem.com. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2016.
  4. ^ Evans, C.H. Biochemistry of the Lanthanides; Plenum: New York, 1990.
  5. ^ Hoogschagen, J. (1946). “The light absorption in the near infra red region of praseodymium, samarium and ytterbium solutions”. Physica. 11 (6): 513–517. Bibcode:1946Phy....11..513H. doi:10.1016/S0031-8914(46)80020-X.
  6. ^ Goryushkin, V.F.; Zalymova, S.A.; Poshevneva, A.I. (1990). Russ. J. Inorg. Chem. (Engl. Transl.). 35 (12): 1749–1752. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  7. ^ Jörg, S.; Seifert, H.J. (1998). “Ternary chlorides in the systems ACl/YbCl3 (A=Cs,Rb,K)”. Termochim. Acta. 318: 29–37. doi:10.1016/S0040-6031(98)00326-8.