Yeshua
Yeshua (tiếng Do Thái: יֵשׁוּעַ/Yēšūaʿ) là tên gọi danh xưng của một nhân vật được nhắc đến nhiều lần trong Kinh thánh Do Thái và văn học Do Thái như là một tên gọi dạng thay thế phổ biến của cái tên Yehoshua (יְהוֹשֻׁעַ/Yəhōšūaʿ/Joshua) trong các cuốn kinh sách giai đoạn sau này của Kinh thánh tiếng Do Thái và những người Do Thái thuộc Thời kỳ Đền thờ thứ hai, tên gọi này tương ứng với cách đánh vần bằng tiếng Hy Lạp là Iesous (Ἰησοῦς) từ đó, thông qua tiếng Latinh là Iesus, sau đó phiên qua tiếng Anh là Jesus[1][2]. Tên gọi này xuất hiện rất nhiều lần trong các Kinh sách cổ chỉ về những nhân vật gắn với các bối cảnh khác nhau dẫn đến khi khảo cứu lịch sử thì các nhà nghiên cứu buộc phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa mà các nhà sử học cho đến ngày nay vẫn đau đầu đó là nghi vấn liệu đây (Yeshua/Yeshu) có chính xác mới là tên gọi đích thị của chúa Jesus hay không[3].
Ghi nhận
sửaYeshua trong tiếng Do Thái đánh vần là Yēšūaʿ (ישוע) xuất hiện trong một số cuốn sách sau này của Kinh thánh tiếng Do Thái. Một lần cho ra cái tên Joshua là con trai của Nun, và 28 lần cho Thượng tế Joshua và các linh mục khác tên là Jeshua, mặc dù chính những linh mục này cũng được đánh vần là Joshua trong 11 trường hợp khác trong các sách của sách Haggai và sách Xa-cha-ri (Zechariah). Nó khác với cách viết thông thường trong Kinh thánh tiếng Do Thái của Joshua (יְהוֹשֻׁעַ/Yəhōšūaʿ) được tìm thấy 218 lần trong Kinh thánh tiếng Do Thái, trong trường hợp không có phụ âm ה và nó cũng khác với cách đánh vần tiếng Do Thái là Yeshu (ישו) được tìm thấy trong từ điển Ben-Yehuda và được sử dụng trong hầu hết các bối cảnh thế tục ở Tiếng Do Thái hiện đại để chỉ Chúa Giêsu, mặc dù cách đánh vần tiếng Do Thái Yēšūaʿ (ישוע) thường được sử dụng trong bản dịch Tân Ước sang tiếng Do Thái[4] và được sử dụng bởi những người theo đạo Cơ Đốc nói tiếng Do Thái ở Israel.
Cái tên Yeshua cũng được sử dụng trong các văn bản lịch sử tiếng Do Thái để chỉ các Giô-suê khác được ghi trong các văn bản tiếng Hy Lạp như Jesus ben Ananias và Jesus ben Sira[5]. Trong tiếng Anh, cái tên Yeshua được sử dụng rộng rãi bởi những người theo Do Thái giáo Mê-si[6], trong khi các giáo phái Kitô giáo theo lễ nghi Đông Syria sử dụng tên ʿIsho để bảo tồn tên bằng tiếng Syria của Chúa Giêsu[7]. Bộ phim năm 2004 có tựa đề The Passion of the Christ được thực hiện bằng Aramaic đã sử dụng Yeshua làm tên của Chúa Giêsu và là tác phẩm Cơ đốc giáo phương Tây nổi tiếng nhất đã làm như vậy[8]. Còn biến thể tên gọi Yeshu (tiếng Do Thái: יֵשׁוּ/Yēšū) là tên của một hoặc nhiều cá nhân được đề cập trong văn học Do Thái[9], được một số người nghĩ là đề cập đến Chúa Giêsu khi được sử dụng trong kinh Talmud. Tên Yeshu cũng được sử dụng trong các nguồn khác trước và sau khi Talmud của Babylon hoàn thành. Đây cũng là cách viết hiện đại của người Israel chỉ về Jesus.
Việc xác định Chúa Giêsu với bất kỳ cá nhân nào có tên "Yeshu" có rất nhiều vấn đề, vì hầu hết các cá nhân này được cho là đã sống trong những khoảng thời gian khác xa với thời kỳ Chúa Giêsu. Như nhà sử học David Berger đã nhận xét rằng dù người ta nghĩ gì về số lượng Chúa Giêsu thời cổ đại, không ai có thể đặt câu hỏi về tính đa dạng của Chúa Giêsu trong cuộc bút chiến Do Thái thời Trung cổ. Nhiều người Do Thái không hề quan tâm đến lịch sử đã buộc phải đối mặt với một câu hỏi lịch sử/tiểu sử mà các nhà sử học cho đến ngày nay vẫn đau đầu[3]. Tuy nhiên, câu trả lời có thể xảy ra là văn học của giáo sĩ Do Thái thường không phải theo nghĩa đen mà mang tính ngụ ngôn, do đó các câu chuyện có thể được bịa ra để gợi lên một ý nghĩa sâu sắc hơn hoặc một thông điệp bí mật đòi hỏi kiến thức nội bộ để hiểu đầy đủ vấn đề này[10]. Có một số đoạn trong Talmud được một số học giả tin rằng có liên quan đến Chúa Giêsu. Tên được sử dụng trong Talmud là "Yeshu", cách phát âm Aramaic (mặc dù không đánh vần) của tên tiếng Do Thái là Yeshua[11][12].
Hầu hết các câu chuyện Talmud xoay quanh một cá nhân tên là "Yeshu" đều được khoanh vùng trong các khoảng thời gian không phù hợp với sự đồng thuận mang tính học thuật về cuộc đời của Chúa Giêsu (Chúa Giêsu lịch sử), với sự khác biệt về thời gian đôi khi lên tới một thế kỷ trước hoặc sau ngày sinh và ngày chết được chấp nhận của Chúa Giêsu[13][14][15]. Sự đa dạng rõ ràng của "Yeshu" trong văn bản đã được sử dụng để bảo vệ tính đúng đắn của Kinh Talmud trước những cáo buộc của Cơ đốc giáo về việc báng bổ Chúa Giê-su ít nhất là từ thế kỷ XIII[16]. Trong kỷ nguyên hiện đại, có nhiều quan điểm khác nhau giữa các học giả về khả năng đề cập đến Chúa Giê-su trong Talmud, tùy thuộc một phần vào các giả định về mức độ mà các giáo sĩ Do Thái cổ đại bận tâm đến Chúa Giê-su và Cơ đốc giáo[17]. Phạm vi quan điểm này của các học giả hiện đại về chủ đề này đã được mô tả là từ "những người theo chủ nghĩa tối giản" (hiểu theo nghĩa hẹp nhất) xem ít đoạn văn có đề cập đến Chúa Giê-su cho đến "những người theo chủ nghĩa tối đa" (hiểu theo nghĩa rộng nhất) cho rằng nhiều đoạn văn có đề cập đến Chúa Giê-su (Jesus)[18].
Ở Việt Nam hiện nay thì trong vùng đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và Tây Nguyên xuất hiện hoạt động của tà đạo "Giê Sùa" xuyên tạc Kinh Thánh[19] để lừa mị, lôi kéo đồng bào dân tộc Mông tham gia vào hoạt động phức tạp về an ninh, trật tự, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tập hợp phát triển lực lượng lập "Nhà nước Mông". Tà đạo "Giê Sùa" do David Her (tên thật là Hờ Chá Sùng, khoảng 60 tuổi, người Mông, quê quán ở huyện Phông Xa Vẳn, Xiêng Khoảng, nước Lào, hiện đang định cư ở bang California, Mỹ) tự lập ra năm 2000 và bắt đầu tác động, ảnh hưởng vào vùng dân tộc Mông ở Việt Nam vào thời điểm từ đầu năm 2015. "Hội thánh chúa Giê Sùa" đã chỉnh sửa, xuyên tạc giáo lý, giáo luật của đạo Tin Lành để tuyên truyền cho rằng, tên chúa Giê Su phải gọi là Giê Sùa và giải thích rằng Giê Su là tên do nhà cầm quyền La Mã cố tình viết sai để lừa mọi người[20][21][22]. David Her đã sáng tác lôgô của tà đạo "Giê Sùa" gồm chữ YESHUA ở phía trên, ngôi sao 6 cánh ở giữa cùng một số họa tiết và phía dưới là dòng chữ "House of Healing" (tạm dịch là "Ngôi nhà an lành"), lợi dụng một số câu, điều trong Kinh Thánh của đạo Tin Lành soạn ra giáo lý, giáo luật của tà đạo "Giê Sùa" và tuyên truyền vào vùng đồng bào dân tộc Mông[23][24][25].
Tà đạo "Giê Sùa" không thừa nhận tên chúa là Giê Su mà gọi là "Giê Sùa", không thừa nhận các nhân vật Adam và Eva trong Kinh Thánh mà thay thế bằng nhân vật khác có tên là "Chàng Ong" và "Cô Ía" theo truyền thuyết của người Mông. David Her tự nhận mình chính là thiên sứ (người đưa tin), sứ giả của Chúa Giê Sùa và biết trước ngày chúa tái lâm và sẽ làm vua của người Mông, ai tin và đi theo Chúa Giê Sùa sẽ có đất nước riêng, ai tin tưởng chúa "Giê Sùa" thì có được đất nước riêng của người Mông, cuộc sống sẽ ấm no, hạnh phúc[25]. David Her đưa ra luận điệu cho rằng Chúa trời Giê-Hô-Va đã chia đất cho người Mông nhưng do người Mông không đoàn kết, không biết bảo vệ nhau nên đất đai bị các dân tộc khác xâm chiếm, cho nên người Mông mới không có lãnh thổ, đất nước riêng, suốt đời phải đi làm thuê cho dân tộc khác[26]. Những người theo "Giê Sùa" cũng không thờ cúng ông bà, tổ tiên, phủ nhận Chúa Giê Su mà chỉ thờ Chúa Giê Sùa[27], không tổ chức lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh hàng năm, họ đả kích và không thừa nhận các tôn giáo khác mà cho là chỉ có "Giê sùa" mới là tôn giáo thật, chính thống, tín nhân tà đạo này cũng kiêng ăn một số loài động vật như thịt lợn và một số loài cá không có vảy[28][29]. Đối tượng tham gia của tà đạo "Giê Sùa" chủ yếu là người Mông theo các hệ phái Tin lành như Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), Hội thánh Tin lành Truyền giáo Phúc âm[25].
Chú thích
sửa- ^ Ilan, Tal (2002). Lexicon of Jewish Names in Late Antiquity Part I: Palestine 330 BCE–200 CE (Texte und Studien zum Antiken Judentum 91). Tübingen, Germany: J.C.B. Mohr. tr. 129.
- ^ Stern, David (1992). Jewish New Testament Commentary. Clarksville, Maryland: Jewish New Testament Publications. tr. 4–5.
- ^ a b Berger, David (1998). “On the Uses of History in Medieval Jewish Polemic against Christianity: The Quest for the Historical Jesus”. Trong Carlebach, Elishiva; Efron, John M.; Myers, David N. (biên tập). Jewish History and Jewish Memory: Essays in Honor of Yosef Hayim Yerushalmi (Google Books preview). The Tauber Institute for the Study of European Jewry. 29. Hanover, NH: Brandeis University Press. tr. 33. ISBN 978-0-87451-871-9. LCCN 98-14431. OCLC 44965639.
It is well known that when R. Yehiel of Paris was confronted in 1240 with the argument that the Talmud should be banned partly because of blasphemies against Jesus, he maintained that the Jesus of the Talmud and the Jesus of the Christians are two different people....Whatever one thinks of the sincerity of the multiple Jesus theory, R. Yehiel found a way to neutralize some dangerous rabbinic statements, and yet the essential Ashkenazic evaluation of Jesus remains even in the text of this disputation....In the fourteenth century, Moses ha-Kohen de Tordesillas made much stronger use of the theory of two Jesuses in defending Judaism and the Talmud against renewed attack.
- ^ Franz Delitzsch Hebrew New Testament, Matthew 1:1, BFBS 1877, Isaac Salkinsohn Hebrew New Testament Matthew 1:1, TBS 1891
- ^ Robert E. Van Voorst Jesus outside the New Testament 2000 ISBN 978-0-8028-4368-5 p124 "This is likely an inference from the Talmud and other Jewish usage, where Jesus is called Yeshu, and other Jews with the same name are called by the fuller name Yehoshua, "Joshua""
- ^ Kjær-Hansen, Kai. “An Introduction to the Names Yehoshua/Joshua, Yeshua, Jesus and Yeshu”. Jews for Jesus Headquarters. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2014.
- ^ “Word 'y$w('”. dukhrana.com. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2018.
- ^ The Passion of the Christ, truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020
- ^ See:
- Gustaf Dalman, Jesus-Jeshua, London and New York, 1922, 89, cited in Joachim Jeremias, Eucharistic Words of Jesus, 1935, 3rd German ed. 1960, English 1966, p. 19.
- Joachim Jeremias, Eucharistic Words of Jesus, 1935, 3rd German Ed. 1960, English 1966 p. 19, footnote 7. "On the other hand, as G. Dalman, Jesus-Jeshua, London and New York, 1922 (ET of Jesus-Jeschua, Leipzig, 1922), 89, rightly supposed, the often quoted passage b. Sanh. 43a (Bar.): 'on the day of preparation Jeshu was hanged' does not refer to Jesus but to a namesake, a disciple of R. Joshua b. Peraiah (c. 100 BC), cf. b.Sanh. 107b ( Bar.) par. b.Sot 47a."
- Roger T. Beckwith, Calendar and Chronology, Jewish and Christian, Brill Academic Publishers, 2005, p. 294. "... the rest of the baraita, which states he was first stoned, and that his execution was delayed for forty days while a herald went out inviting anyone to say a word in his favour, suggest that it may refer to a different Yeshu altogether." footnote citing Jeremias 1966.
- Mark Allan Powell, Jesus as a Figure in History: How Modern Historians View the Man from Galilee, Westminster John Knox, 1998, p. 34. "Scholars debate whether there may be obscure references to Jesus in some of the collections of ancient Jewish writings, such as the Talmud, the Tosefta, the targums, and the midrashim... 'On the eve of Passover, they hanged Yeshu [= Jesus?] and the herald went before him 40 days... (Sanhedrin 43a)."
- Amy-Jill Levine, The Historical Jesus in Context, Princeton University Press, 2008, p. 20. "Similarly controversial is the Babylonian Talmud's account of Jesus' death (to the extant that some Rabbinic experts do not think the reference is to the Jesus of the New Testament!)".
- Meier, John P. (1991). The Roots of the Problem and the Person. A marginal Jew: rethinking the historical Jesus. 1. Anchor Bible Series. tr. 98. ISBN 978-0-385-26425-9. LCCN 91010538. OCLC 316164636.
While not accepting the full, radical approach of Maier, I think we can agree with him on one basic point: in the earliest rabbinic sources, there is no clear or even probable reference to Jesus of Nazareth. Furthermore, I favor the view that, when we do finally find such references in later rabbinic literature, they are most probably reactions to Christian claims, oral or written.
- ^ Kister, Menahem (1991). Allegorical Interpretations of Biblical Narratives in Rabbinic Literature, Philo and Origen: Some Case Studies. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2020.
- ^ Ilan, Tal (2002). Lexicon of Jewish Names in Late Antiquity Part I: Palestine 330 BCE–200 CE (Texte und Studien zum Antiken Judentum 91). Tübingen, Germany: J.C.B. Mohr. tr. 129.
- ^ Stern, David (1992). Jewish New Testament Commentary. Clarksville, Maryland: Jewish New Testament Publications. tr. 4–5.
- ^ Shinan, Avigdor (2009). Pirkei Avot: A New Israeli Commentary. Yedioth Books (bằng tiếng Do Thái). Yedioth Ahronoth. tr. 12. ISBN 978-965-482-920-5. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2024.
- ^ “The Jesus Narrative In The Talmud - Gil Student”. Angelfire.com. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2018.
- ^ L. Patterson, "Origin of the Name Panthera", JTS 19 (1917–18), p. 79–80, cited in Meier, p. 107 n. 48
- ^ Berger, David (1998). “On the Uses of History in Medieval Jewish Polemic against Christianity: The Quest for the Historical Jesus”. Trong Carlebach, Elishiva; Efron, John M.; Myers, David N. (biên tập). Jewish History and Jewish Memory: Essays in Honor of Yosef Hayim Yerushalmi (Google Books preview). The Tauber Institute for the Study of European Jewry. 29. Hanover, NH: Brandeis University Press. tr. 33. ISBN 978-0-87451-871-9. LCCN 98-14431. OCLC 44965639.
It is well known that when R. Yehiel of Paris was confronted in 1240 with the argument that the Talmud should be banned partly because of blasphemies against Jesus, he maintained that the Jesus of the Talmud and the Jesus of the Christians are two different people....Whatever one thinks of the sincerity of the multiple Jesus theory, R. Yehiel found a way to neutralize some dangerous rabbinic statements, and yet the essential Ashkenazic evaluation of Jesus remains even in the text of this disputation....In the fourteenth century, Moses ha-Kohen de Tordesillas made much stronger use of the theory of two Jesuses in defending Judaism and the Talmud against renewed attack.
- ^ Delbert Burkett (2010). The Blackwell Companion to Jesus. p. 220. "That is to say, varying presuppositions as to the extent to which the ancient rabbis were preoccupied with Jesus and Christianity can easily predetermine which texts might be identified and interpreted as having him in mind."
- ^ The Blackwell Companion to Jesus, ed. Burkett p. 220 2010 "Accordingly, scholars' analyses range widely from minimalists (e.g., Lauterbach 1951) – who recognize only relatively few passages that actually have Jesus in mind – to moderates (e.g., Herford [1903] 2006), to maximalists (Klausner 1943 ... especially Schafer)"
- ^ Vạch trần bản chất tà đạo ‘Giê Sùa’, ‘Bà Cô Dợ’ - Báo Sức khoẻ và Đời sống
- ^ Nhận diện bộ mặt của tà đạo Giê Sùa và Bà Cô Dợ trong đồng bào người Mông - Báo Bình Phước
- ^ Nhận diện về tà đạo Giê Sùa, Bà Cô Dợ trong dân tộc Mông - Báo Công an Nhân dân
- ^ Lạ lùng hoạt động "hội thánh Giê-Sùa" tại Việt Nam - Báo Giao thông
- ^ Đập tan âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân - Công an Sơn La
- ^ Vạch trần bản chất lừa bịp của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ - Công an Đà Nẵng[liên kết hỏng]
- ^ a b c Vạch trần bản chất lừa bịp của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” - Báo Cần Thơ
- ^ Nhận diện về “Hội thánh Giê Sùa” - Công an Thành phố Hải Phòng
- ^ Vạch trần bản chất lừa bịp của tà đạo “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” - Báo Công an nhân dân
- ^ Sự thật về tà đạo “Giê sùa" và “Bà cô Dợ” ở Điện Biên - VOV
- ^ Làm rõ bộ mặt thật của tà đạo “Giê Sùa” và “Bà Cô Dợ” - Ban Tôn giáo Chính phủ