Jau gok hoặc Yau gok hay bánh quai vạc (tiếng Hán:油角, tiếng Hán Việt: du giác, bánh sừng (chiên) dầu) là một loại bánh thuộc Ẩm thực Hồng Kông của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Nó phổ biến nhất vào những ngày Tết Trung Quốc và được tiêu thụ ở những vùng và cộng đồng nói tiếng Quảng Đông, trong đó có cả Hồng KôngMalaysia.

Yau gok
Tên khácGok zai (角仔; Hán-Việt: Giác tể)
Bữamón ăn Tết Trung Quốc
Xuất xứTrung Quốc
Vùng hoặc bangQuảng Đông, Hồng Kông và những khu vực nói tiếng Quảng Đông
Thành phần chínhgạo nếp, nhiều loại nhân
Yau gok
Tiếng Trung油角
Nghĩa đenbánh dầu
Tên tiếng Trung thay thế
Tiếng Trung角仔
Nghĩa đenbánh nhỏ

Nguồn gốc

sửa

Yau Gok có hình dạng như những cái thỏi vàng. Những cái bánh yau gok được làm ra giống như một loại tiền cổ của Trung Quốc (lượng vàng). Những người theo Đạo giáo quan niệm rằng khi ăn những chiếc bánh này sẽ đem lại tài lộc cho bạn.[1] Trong một tài liệu được viết vào triều đại nhà Chu (1,056-256 B.C.E.), công thức làm yau gok đầu tiên được viết là: " Lấy 2 phần cơm và một phần thịt, gấp lại rồi đem đi chiên." Những nhà sử học không thể xác định được thời điểm xuất hiện của công thức, nhưng đa số họ đều đồng ý rằng đó chính là nguồn gốc của món ăn.[2]

Chuẩn bị

sửa
 

Những cái bành này trước kia được làm từ gạo nếp Sau khi tạo hình bánh, ta sẽ đem đi để chiên ngập dầu trong một cái wok.[3]

Nhân thịt

sửa

Những chiếc bánh yau gok nhân thịt thường được gọi là haam gok zai (giản thể: 咸角仔; phồn thể: 鹹角仔; bính âm: xián jiǎo zǐ; Việt bính: haam4 gok3 zai2, Hán Việt: hàm giác tử, bánh sừng mặn). Có rất nhiều loại nhân phổ biến dựa vào nền ẩm thực của một khu vực nào đó. Thịt lợn, lạp xưởng, nấm hương được sử dụng nhiều. Do trong nhân bánh gồm có thịt nên bánh hơi bị ngấy dầu.

Nhân dừa

sửa

Phiên bản nhân dừa của món này được gọi là tim gok zai (tiếng Trung: 甜角仔; bính âm: tián jiǎo zǐ; Việt bính: tim4 gok3 zai2, hàn việt: điềm giác tử, bánh sừng ngọt). Loại nhân truyền thống gồm có dừa sấy khô trộn với đường. Sau khi chiên, chiếc bánh sẽ rất giòn. Phiên bản này thích hợp cho những người ăn chay.

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Food and Religion: Symbolism and Origins of Religious Food Traditions: Photos: Cooking Channel”. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2016.
  2. ^ “The History and Recipe behind Chinese Jiaozi” (bằng tiếng Anh). ngày 14 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2016.
  3. ^ wantanmien (ngày 14 tháng 1 năm 2012). “Chinese new year Yau kwok, 油角 (Cantonese)”. youtube.com. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2012.