Yamakaze (tàu khu trục Nhật)
Yamakaze (tiếng Nhật: 山風) là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, thuộc lớp tàu khu trục Shiratsuyu bao gồm mười chiếc. Yamakaze đã từng tham gia các hoạt động vào giai đoạn đầu của Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, trước khi bị tàu ngầm Mỹ Nautilus đánh chìm phía Đông Nam Yokosuka, vào ngày 25 tháng 6 năm 1942.
Tàu khu trục Yamakaze trên đường đi
| |
Lịch sử | |
---|---|
Nhật Bản | |
Đặt hàng | Năm tài chính 1934 |
Xưởng đóng tàu | Uraga Dock Company |
Đặt lườn | 25 tháng 5 năm 1935 |
Hạ thủy | 21 tháng 2 năm 1936 |
Nhập biên chế | 30 tháng 6 năm 1937 |
Xóa đăng bạ | 20 tháng 8 năm 1942 |
Số phận | Bị tàu ngầm Mỹ Nautilus đánh chìm phía Đông Nam Yokosuka, 25 tháng 6 năm 1942 |
Đặc điểm khái quát | |
Lớp tàu | lớp tàu khu trục Shiratsuyu |
Trọng tải choán nước | 1.685 tấn Anh (1.712 t) (tiêu chuẩn) |
Chiều dài |
|
Sườn ngang | 9,9 m (32 ft 6 in) |
Mớn nước | 3,5 m (11 ft 6 in) |
Động cơ đẩy |
|
Tốc độ |
|
Tầm xa | 4.000 hải lý (7.400 km) ở tốc độ 14 hải lý trên giờ (26 km/h) |
Tầm hoạt động | 460 tấn dầu |
Thủy thủ đoàn tối đa | 226 |
Vũ khí |
|
Thiết kế và chế tạo
sửaLớp tàu khu trục Shiratsuyu là phiên bản cải tiến dựa trên lớp tàu khu trục Hatsuharu, được thiết kế để tháp tùng lực lượng tấn công chủ lực của Hải quân Nhật Bản, và để tiến hành những cuộc tấn công cả ngày và đêm bằng ngư lôi nhằm vào Hải quân Hoa Kỳ khi chúng vượt băng qua Thái Bình Dương, theo kế hoạch của học thuyết chiến lược hải quân Nhật Bản.[1] Mặc dù là một trong những lớp tàu khu trục mạnh mẽ nhất thế giới khi hoàn tất, không có chiếc nào sống sót qua cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương.[2]
Yamakaze, là chiếc thứ hai trong số bốn tàu khu trục được chế tạo trong Chương trình Bổ sung Vũ khí Hải quân Nhật Bản thứ hai (1934) (Maru Ni Keikaku);[3] nó được đặt lườn tại xưởng đóng tàu của hãng Uraga Dock Company vào ngày 25 tháng 5 năm 1935, được hạ thủy vào ngày 21 tháng 2 năm 1936, và được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 6 năm 1937.[4]
Lịch sử hoạt động
sửaVào lúc xảy ra cuộc Tấn công Trân Châu Cảng, Yamakaze được phân về Đội 24 của Hải đội Khu trục 4 trực thuộc Hạm đội 2 Hải quân Đế quốc Nhật Bản cùng với các tàu chị em Umikaze, Kawakaze và Suzukaze; và đã khởi hành từ Palau tham gia cuộc chiếm đóng Philippines ("Chiến dịch M"), hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lên Legaspi và vịnh Lamon.
Từ tháng 1 năm 1942, Yamakaze tham gia các hoạt động tại Đông Ấn thuộc Hà Lan, bao gồm việc chiếm đóng đảo Tarakan, nơi nó trợ giúp vào việc đánh chìm tàu quét mìn Hà Lan Prins van Oranje. Sau đó nó bảo vệ cho việc đổ bộ lên Balikpapan và Makassar, và vào ngày 11 tháng 2 đã đánh chìm tàu ngầm USS Shark trong eo biển Makassar[5] bằng hải pháo. Sau khi tham gia chiếm đóng khu vực Đông Java, Yamakaze đối đầu cùng một nhóm tàu tuần dương và tàu khu trục Đồng Minh trong trận chiến biển Java, được ghi nhận đã trợ giúp vào việc đánh chìm USS Pope, HMS Exeter và HMS Encounter.
Trong tháng 4, Yamakaze đã trợ giúp vào việc chiếm đóng Panay và Negros tại Philippines. Từ ngày 10 tháng 5, nó được phân về Hạm đội 1 Hải quân Đế quốc Nhật Bản và đã quay về Xưởng hải quân Sasebo để sửa chữa vào cuối tháng 5. Trong thời gian diễn ra trận Midway vào các ngày 4–6 tháng 6, nó nằm trong thành phần lực lượng chiếm đóng quần đảo Aleut dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Shirō Takasu.
Vào ngày 25 tháng 6 năm 1942, trong khi di chuyển một cách độc lập từ Ōminato về hướng biển nội địa Nhật Bản, Yamakaze trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm Mỹ USS Nautilus và bị chìm ở cách khoảng 60 hải lý (110 km) phía Đông Nam Yokosuka ở tọa độ 34°34′B 140°26′Đ / 34,567°B 140,433°Đ.
Yamakaze được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 8 năm 1942.
Tham khảo
sửaChú thích
sửa- ^ Peattie & Evans, Kaigun.
- ^ Globalsecurity.org, IJN Shiratsuyu class destroyers
- ^ Lengerer, trang 92-93
- ^ Nishidah, Hiroshi (2002). “Shiratsuyu class 1st class destroyers”. Materials of the Imperial Japanese Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2010.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2000. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2010.
Thư mục
sửa- D'Albas, Andrieu (1965). Death of a Navy: Japanese Naval Action in World War II. Devin-Adair Pub. ISBN 0-8159-5302-X.
- Brown, David (1990). Warship Losses of World War Two. Naval Institute Press. ISBN 1-55750-914-X.
- Howarth, Stephen (1983). The Fighting Ships of the Rising Sun: The Drama of the Imperial Japanese Navy, 1895–1945. Atheneum. ISBN 0689114028.
- Jentsura, Hansgeorg (1976). Warships of the Imperial Japanese Navy, 1869–1945. US Naval Institute Press. ISBN 087021893X.
- Lengerer, Hans (2007). The Japanese Destroyers of the Hatsuharu Class. Warship 2007. London: Conway. tr. 91–110. ISBN 1-84486-041-8.
- Watts, Anthony J (1967). Japanese Warships of World War II. Doubleday. ASIN B000KEV3J8.
- Whitley, M J (2000). Destroyers of World War Two: An International Encyclopedia. London: Arms and Armour Press. ISBN 1854095218.
Liên kết ngoài
sửa- Nevitt, Allyn D. (1997). “IJN Yamakaze: Tabular Record of Movement”. Long Lancers. Combinedfleet.com.
- Nishidah, Hiroshi (2002). “Shiratsuyu class destroyers”. Materials of the Imperial Japanese Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2010.