Yên vương
Yên vương (chữ Hán: 燕王, Yànwáng, "vua nước Yên") là tước hiệu của những người đứng đầu nước Yên thời Xuân Thu và Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, hay vùng đất xung quanh khu vực Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay).
Thông thường, tước hiệu này chỉ các quân chủ của nước Yên trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc. Kể từ thời nhà Hán trở đi, nó trở thành tước hiệu cho các hoàng tử hoặc thân vương tới trấn giữ đất Yên - một vị trí phòng thủ quan trọng của Đế quốc Trung Hoa trước sự xâm lược của các dân tộc du mục phương Bắc như Mông Cổ và Mãn Châu.
Vua nước Yên
sửa- Yên hầu Khắc (tại vị 1046 TCN-?): con trưởng của Triệu Khang công Cơ Thích (nhà Chu), vua đầu tiên của nước Yên.
- Yên vương Hỉ (tại vị 255 TCN-222 TCN): vua cuối cùng của nước Yên.
Nhà Tần
sửaNhà Hán
sửaTam Quốc
sửa- Tào Vũ (tại vị 232-265): con trai của Tào Tháo.
- Công Tôn Uyên (tại vị 233-238)
Nhà Tấn và Ngũ Hồ thập lục quốc
sửa- Tư Mã Cơ: em trai Tấn Vũ Đế.
- Mộ Dung Hoảng (297-348): vua khai quốc Tiền Yên.
- Mộ Dung Tuấn (319-360): hoàng đế đầu tiên của Tiền Yên.
- Mộ Dung Nghĩ (chết năm 386), Mộ Dung Dao (chết năm 386), Mộ Dung Trung (chết năm 386), Mộ Dung Vĩnh (chết năm 394): vua của nước Tây Yên.
Nhà Tùy và nhà Đường
sửa- Dương Đạm: con trai Dương Chiêu, cháu trai Tùy Dạng Đế.
- La Nghệ: một quan lại nhà Tùy chiếm cứ đất Yên, sau quy phục nhà Đường.
- Lý Linh Quỳ: con trai thứ 19 của Đường Cao Tổ.
- Lý Hựu: con trai thứ năm của Đường Thái Tông.
Nhà Tống
sửa- Triệu Đức Chiêu: con trai thứ hai của Tống Thái Tổ.
- Triệu Nguyên Nghiễm: con trai thứ 8 của Tống Thái Tông.
Nhà Nguyên
sửa- Chân Kim: con trai thứ hai của Nguyên Thế Tổ.
Nhà Minh
sửa- Chu Đệ, con trai thứ tư của Minh Thái Tổ, sau này trở thành Minh Thành Tổ.
Nhà Thanh
sửa- Tần Nhật Cương: một tướng lĩnh trong khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc.