Xuân Sinh

xã thuộc Thọ Xuân

Xuân Sinh là một thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Xuân Sinh
Xã Xuân Sinh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
HuyệnThọ Xuân
Thành lập1/12/2019[1]
Địa lý
Tọa độ: 19°53′12″B 105°30′14″Đ / 19,88667°B 105,50389°Đ / 19.88667; 105.50389
Xuân Sinh trên bản đồ Việt Nam
Xuân Sinh
Xuân Sinh
Vị trí xã Xuân Sinh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích17,37 km²[1]
Dân số (2018)
Tổng cộng10.632 người[1]
Mật độ612 người/km²
Khác
Mã hành chính15532[2]

Địa lý

sửa

Xã Xuân Sinh nằm ở phía đông huyện Thọ Xuân, có vị trí địa lý:

Xã Xuân Sinh có diện tích 17,37 km², dân số năm 2018 là 10.632 người[1], mật độ dân số đạt 612 người/km².

Hành chính

sửa

Xã Xuân Sinh được chia thành 13 thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 15, Bích Phương, Bột Thượng, Hoàng Kim, Ngọc Lạp, Yên Cư.[3]

Lịch sử

sửa

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, địa bàn xã Xuân Sinh hiện nay là một phần xã Xuân Đài thuộc huyện Thọ Xuân. Năm 1954, xã Xuân Đài chia thành 3 xã: Xuân Giang, Xuân Quang và Xuân Sơn.[4][5]

Đến năm 2018, xã Xuân Sơn có diện tích 13,56 km², dân số là 7.075 người, mật độ dân số đạt 522 người/km², gồm 10 thôn: Ngọc Lạp, Bích Phương, Hoàng Kim, Yên Cư, Bột Thượng, Đồng Thanh, Đồng Đình, Thành Sơn, thôn 13 và thôn 15. Xã Xuân Quang có diện tích 3,81 km², dân số là 3.557 người, mật độ dân số đạt 934 người/km².

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019)[1]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai xã Xuân Sơn và Xuân Quang thành xã Xuân Sinh.

Xã này nằm bên tuyến kênh Nhà Lê, là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam từ kinh đô Hoa Lư đến Đèo Ngang và được xem là tuyến đường Hồ Chí Minh trên sông vì những đóng góp cho các cuộc chiến tranh của người Việt.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e “Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa”.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Quyết định số 1238/QĐ-UBND năm 2020 về việc phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.
  4. ^ Phạm Tấn, Phạm Tuấn, Hoàng Tuấn Phổ (2005). Địa chí huyện Thọ Xuân. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr. 123.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ “Bài 2: Khẩn trương sắp xếp, sáp nhập 66 đơn vị cấp xã trong năm 2019”. Báo Thanh Hóa điện tử. 10 tháng 4 năm 2019.

Xem thêm

sửa