Xe tăng Type 96
Xe tăng chủ lực kiểu 96 (tiếng Trung: 96式主战坦克) là loại xe tăng chủ lực do Trung Quốc độc lập chế tạo. Xe được đưa vào sử dụng trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từ năm 1997. Đến năm 2008 đã có khoảng 1500 xe này được bàn giao cho quân đội Trung Quốc.[2]
Xe tăng chiến đấu chủ lực Type 96 ZTZ-96 | |
---|---|
Loại | Xe tăng chiến đấu chủ lực |
Nơi chế tạo | Trung Quốc |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 1997–nay |
Sử dụng bởi | Xem Quốc gia được viện trợ
|
Lược sử chế tạo | |
Nhà sản xuất | Công ty Cổ phần Chế tạo Máy số một Nội Mông |
Số lượng chế tạo | 2,500+[1] |
Thông số | |
Khối lượng | Type 96 - 41 tấn Type 96A - 42.8 tấn Type 96B - 43 tấn |
Chiều dài | 6.33m |
Chiều rộng | 3.45 m |
Chiều cao | 2.30 m |
Kíp chiến đấu | 3 |
Phương tiện bọc thép | Type 96: Giáp Composite (Phân lớp) Type 96A: Giáp mô-đun và các tấm phản ứng nổ FY-4 ERA ở mặt trước thân xe. |
Vũ khí chính | Pháo nòng trơn Type 88C / ZPT-98 125 mm, có khả năng bắn ATGM và đạn uranium làm nghèo |
Vũ khí phụ | Súng máy đồng trục Type 86 7.62 mm Súng máy phòng không QJC-88 12.7 mm |
Động cơ | diesel Type-96 730 mã lực (582 kW) Type-96A 80 mã lực(596.6 kW) Type-96B 1200 mã lực(895kW) |
Công suất/trọng lượng | Type 96 (17.8 mã lực/tấn) Type 96A (18.7 mã lực/tấn) Type 96B (27.9 mã lực/tấn) |
Hệ thống treo | Thanh xoắn |
Tầm hoạt động | 400 km |
Tốc độ | 65 km/h 74km/h (Type 96B) |
Lịch sử phát triển
sửaĐây là thế hệ xe tăng trung gian giữa xe tăng chủ lực thế hệ thứ hai và thế hệ thứ ba của Trung Quốc. Đại thể thì tăng chủ lực của Trung Quốc gồm 3 thế hệ. Thế hệ thứ nhất là xe tăng từ Liên Xô như T-54 và các biến thể của loại này do Trung Quốc chế tạo như xe tăng chủ lực Type 59 và Type 69. Thế hệ thứ hai được phát triển sau khi quan hệ giữa hai nước rạn nứt, đó là Type 80 và Type 88. Thế hệ xe tăng chủ lực thứ ba được phát triển từ thời Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa quân đội với các đại biểu là Type 98 và Type 99. Tuy nhiên chi phí để sắm hai kiểu mới này rất cao. Và Type 96 ra đời với những tính năng chiến đấu gần bằng Type 98 và 99 nhưng chi phí thấp hơn.
Biến thể
sửaType 96
sửaPhiên bản nội địa của Type 85-IIM. Đôi khi được gọi nhầm là Type 88C.[3] Được đổi tên thành Type 96 khi đưa vào biên chế của PLA. So với Type 85 và Type 88, Kiểu 96 có động cơ mạnh hơn, thiết bị điện tử cải tiến và tháp pháo kiểu phương Tây. Type 96 được PLA chấp nhận biên chế vào năm 1996.
Type 96A
sửaMặt sau của thân xe bây giờ hoàn toàn bằng phẳng so với kiểu cơ sở Type 96. Type 96A được công bố lần đầu tiên vào năm 2006, nhưng các xe tăng trong biên chế lần đầu tiên được nhìn thấy trong một cuộc duyệt binh vào năm 2009.[4]
Type 96A là bản nâng cấp thế hệ thứ ba của Type 96. Thiết bị điện tử bên trong có thể đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn Type 99. Hình dạng trực quan của Type 96A tương tự như Type 99. Tuy nhiên, Type 96A có thể được phân biệt với Type 99 bằng vị trí của lái xe đặt bên trái thân xe. Giáp FY-4 ERA được thêm vào.[5][6] Xe được trang bị máy ảnh nhiệt. Có động cơ được nâng cấp lên 800 mã lực (600 kW).
Hệ thống phòng thủ chủ động quang điện TCS-2, tương tự như Shtora, đã được lắp đặt.[5] Thiết bị gây nhiễu có thể gây nhiễu tên lửa dẫn đường, máy đo khoảng cách và thiết bị định dạng của đối phương.
Type 96B
sửaBiến thể được nhìn thấy lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2016 khi được đưa đến Nga để tham gia cuộc thi đấu xe tăng hành tiến 2016. Xe được trang bị động cơ cải tiến, pháo được cải tiến với hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp, hệ thống truyền động, khung gầm, hệ thống thông gió, thông tin liên lạc và máy tính mới, hệ thống ống xả và hệ thống treo.[7][8] So với các biến thể trước đây, hai ống xả ban đầu được đặt ở bên phải của thân xe nay được đặt ở phía sau thân xe với các lỗ thông khí. Type 96B có tốc độ tối đa 74 km/h.[8][9]
VT-2
sửaBiến thể xuất khẩu của Type-96A. Ra mắt tại Triển lãm Châu Á về Dịch vụ Quốc phòng 2012.[10][11] Có thể có tốc độ tối đa 70 km/h (trên đường bằng).[12]
Quá trình phục vụ
sửaQuân đội Trung Quốc
sửaVào đầu những năm 2000, Type 96 là lực lượng thiết giáp nòng cốt của PLA cho các đơn vị tác chiến cơ động. 31 xe tăng được bố trí trong biên chế một tiểu đoàn thiết giáp và 10 xe tăng được bố trí trong biên chế một đại đội.[13]
Sau những cải cách của PLA vào năm 2017, Type 96 được biên chế trong tiểu đoàn hợp thành của các lữ đoàn hỗn hợp hạng nặng mới. Mỗi tiểu đoàn có hai đại đội xe tăng và hai đại đội bộ binh cơ giới, mỗi đại đội trang bị 14 xe.[14][15][16]
International Tank Biathlon
sửaVào năm 2014, Trung Quốc đã tham gia cuộc thi xe tăng hành tiến do Nga đăng cai tổ chức với Type 96A, nơi nó cạnh tranh với T-72B3 của Nga, giành vị trí thứ ba.[17] Trung Quốc lại tham gia vào năm 2015, đứng ở vị trí thứ hai. Năm 2016, Trung Quốc đã giành được một huy chương vàng (trong tổng số 23 huy chương vàng được trao).Trung Quốc một lần nữa lọt vào trận chung kết xe tăng hành tiến vào năm 2021.[18]
Nhà khai thác
sửa- Trung Quốc
- Lục quân quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc - 36+ tiểu đoàn trang bị Type 96A (khoảng 1.500 chiếc), 31+ tiểu đoàn trang bị Type 96 (khoảng 1.000 chiếc) tính đến tháng 12 năm 2015.[1]
Quốc gia được viện trợ
sửaXem thêm
sửaXe tăng cùng phát triển
sửaXe tăng có thể so sánh
sửaChú thích
sửa- ^ a b International Institute for Strategic Studies (2021). The Military Balance 2021. Routledge. tr. 251. ISBN 9781032012278.
- ^ "ZTZ96 (Type 96) Main Battle Tank", Chinese Defence Today
- ^ Blasko, Dennis J. (2012). The Chinese army today : tradition and transformation for the 21st century. Abingdon, Oxford: Routledge. tr. 152. ISBN 9780415783217.
- ^ Administrator. “ZTZ96A Type 96A 96G main battle tank technical data sheet information description intelligence UK”. www.armyrecognition.com. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2018.
- ^ a b Martin, Andrew (22 tháng 9 năm 2009). “Type 96 and Type 99 Main Battle Tanks”. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2018. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ “ZTZ96 (Type 96) Main Battle Tank - SinoDefence.com”. 7 tháng 3 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2015.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
- ^ “Type 96B Tank”. fighting-vehicles.
- ^ a b “The PLA Loves Its Thousands Of Type 96 Tanks”. 21stcenturyasianarmsrace.
- ^ “Type-96B main battle tank in 60s”. theglobalherald.
- ^ “The Chinese Defence Company NORINCO unveils new main battle tank VT2 at DSA 2012 1804124 | DSA 2012 defense exhibition Malaysia news | Defense and security exhibition 2012 daily news”. www.armyrecognition.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2015.
- ^ “Article DSA 2012”. defense.gouv.fr. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2015.
- ^ arronlee33 (3 tháng 11 năm 2016), Zhu Hai 1TV - China Air Show 2016 : Main Battle Tanks & Armoured Vehicles Demo [720p], lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021, truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2017
- ^ “九六式坦克分队岛屿山地进攻战斗火力运用研究--《中国人民解放军信息工程大学》2005年硕士论文”. cdmd.cnki.com.cn (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2016.
- ^ A. Marvel, Bradley (tháng 9 năm 2019). “The Combined Arms Battalion and Combined Arms Brigade: The New Backbone of the Chinese Army”. Red Diamond. 10 (3): 46. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2021.
- ^ Arostegui, Joshua (2020). “An Introduction to China's High-Mobility Combined Arms Battalion Concept” (PDF). U.S Army. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2022.
- ^ “Learning from Russia: How China used Russian models and experiences to modernize the PLA”. Mercator Institute for China Studies. 23 tháng 9 năm 2020.
- ^ Kucera, Joshua (19 tháng 8 năm 2014). “Russia Wins Tank Biathlon; Next Up, Caspian Naval Biathlon?”. EurasiaNet. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2015.
- ^ “Azerbaijani team reaches final of Tank Biathlon competition in Moscow”. AzerNews.az (bằng tiếng Anh). 2 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2021.