Guillaume I xứ Normandie

(Đổi hướng từ William Kiếm dài)

Guillaume I xứ Normandie, Guillaume I Kiếm dài (tiếng Pháp: Guillaume Longue-Épée; tiếng La Tinh: Willermus Longa Spata; tiếng Bắc Âu cổ: Vilhjálmr Langaspjót; tiếng Anh: William Longsword; 893 - 17 tháng 12 năm 942) là nhà cai trị thứ 2 của Xứ Normandy, tiếp sau cha của mình, Rollo. Ông tại vị từ năm 927 cho đến khi bị ám sát vào năm 942.[1]

Guillaume I xứ Normandie
Bá tước xứ Rouen
Tại vị927–942
Tiền nhiệmRollo
Kế nhiệmRichard I
Thông tin chung
Sinhc. 893
Bayeux hoặc Rouen
Mất17 tháng 12 942 (48–49 tuổi)
PicquignySomme
Phối ngẫuLuitgarde xứ Vermandois
Sprota
Hậu duệRichard I xứ Normandie
Hoàng tộcNormandy
Thân phụRollo
Thân mẫuPoppa

Đôi khi, ông được gọi là "Công tước xứ Normandy" một cách ngớ ngẩn, vì trên thực tế tước hiệu Công tước (dux) không được sử dụng phổ biến cho đến thế kỷ XI.[2] Vào thời điểm đó, William nhận tước hiệu Bá tước (tiếng Latinh comes) xứ Rouen.[2][3][4] Nhà biên niên sử Flodoard, luôn gọi cả Rollo và William là các Thân vương (principes) của người Norse - một nhóm dân tộc ở Bắc Đức, những người nói tiếng Bắc Âu cổ và tổ tiên là người Scandinavi.[5]

Xuất thân

sửa

William Kiếm dài sinh ra ở "nước ngoài"[a][6] cha ông là Rollo, một nhà lãnh đạo người Viking (khi đó ông vẫn là người ngoại đạo) và vợ ông là Poppa xứ Bayeux.[7][8] Nhà sử học Dudo xứ Saint-Quentin trong cuốn sách của ông về các Công tước xứ Normandy đã mô tả Poppa là con gái của Bá tước Berengar, vị thân vương thống trị vùng đó.[9] Trong Annales Rouennaises (Biên niên sử xứ Rouen) thế kỷ XI, bà được mô tả là con gái của Guy, Bá tước xứ Senlis.[10] Nguồn gốc của bà là không chắc chắn.[10] William đã được rửa tội theo Cơ Đốc giáo, có lẽ cùng thời điểm với cha mình,[11] theo Orderic Vitalis mốc thời gian này là vào năm 912, người chủ trì buổi lễ là Franco, Tổng giám mục xứ Rouen.[12]

Chú thích

sửa
  1. ^ Neveux and other authorities believe this may have been in England, as Rollo left Neustria for several years, probably for England. See: Neveux, P. 62; Complainte sur l'assassinat de Guillaume Longue-Ėpée, duc de Normandie, poème inédit du Xe siècle, Gaston Paris; Jules Lair, Bibliothèque de l'école des chartes (1870), Volume 31, Issue 31, p. 397; Complainte de la mort de Guillaume Longue Ėpėe; and Prentout, Etude critique sur Dudon de Saint-Quentin, 178–9 [ns].

Tham khảo

sửa
  1. ^ Detlev Schwennicke, Europäische Stammtafeln: Stammtafeln zur Geschichte der Europäischen Staaten, Neue Folge, Band III Teilband 1 (Marburg, Germany: J. A. Stargardt, 1984), Tafel 79
  2. ^ a b David C. Douglas, 'The Earliest Norman Counts', The English Historical Review, Vol. 61, No. 240 (May, 1946), p. 130
  3. ^ David Crouch, The Normans: The History of a Dynasty, (London: Hambledon Continuum, 2007), p. 14.
  4. ^ The Normans in Europe, ed. & trans. Elisabeth van Houts (Manchester; New York: Manchester University Press, 2000), pp. 31, 41, 182
  5. ^ Eleanor Searle, Predatory Kinship and the Creation of Norman Power, 840–1066 (Berkeley: University of California Press, 1988), p. 45
  6. ^ François Neveux, A Brief History of the Normans, trans. Howard Curtis (London: Constable & Robbinson, Ltd, 2008), p. 62 & n. 111
  7. ^ David C. Douglas, 'Rollo of Normandy', The English Historical Review, Vol. 57, No. 228 (Oct., 1942), p. 422
  8. ^ Orderic Vitalis, The Ecclesiastical History of Orderic Vitalis, ed. Marjorie Chibnall, Vol. II (Oxford: Clarendon Press, 1993), P. 7
  9. ^ Douglas, 'Rollo of Normandy', p. 417
  10. ^ K.S.B. Keats-Rohan, 'Poppa of Bayeux and Her Family', The American Genealogist, vol. 72, no. 4 (July–October 1997), p. 198
  11. ^ Crouch, p. 9
  12. ^ Vitalis, p. 67 (Citing William of Jumièges, Book II, ch. 12[18])

Liên kết ngoài

sửa