William Hamilton, Công tước thứ 11 xứ Hamilton

William Hamilton, Công tước thứ 11 xứ Hamilton và Công tước thứ 8 xứ Brandon (19 tháng 2 năm 1811 – 8 tháng 7 năm 1863) được gọi là Bá tước xứ Angus trước năm 1819 và Hầu tước xứ Douglas và Clydesdale trong khoảng thời gian từ 1819 đến 1852, là một quý tộc người Scotland.


Công tước xứ Hamilton
Công tước xứ Hamilton
Công tước xứ Brandon
Tại vị18 tháng 8 năm 1852 – 8 tháng 7 năm 1863
(10 năm, 324 ngày)
Tiền nhiệmAlexander Hamilton
Kế nhiệmWilliam Hamilton
Thông tin chung
Tên đầy đủ
William Alexander Anthony Archibald Douglas-Hamilton
Các tước hiệu khác
  • Hầu tước xứ Douglas
  • Hầu tước xứ Clydesdale
  • Bá tước xứ Angus
  • Bá tước xứ Lanark
  • Bá tước xứ Arran và Cambridge
  • Nam tước Dutton
  • Lãnh chúa Abernethy và Jedburgh Forest
  • Lãnh chúa Machanshire và Polmont
  • Lãnh chúa Aven và Innerdale
Sinh(1811-02-19)19 tháng 2 năm 1811
Grosvenor Place, Luân Đôn, Anh
Mất15 tháng 7 năm 1863(1863-07-15) (52 tuổi)
Hôtel Bristol, Paris, Pháp
OfficesKnight Marischal, Lord Lieutenant xứ Lanarkshire
Phối ngẫuMarie Amelie xứ Baden (m. 1843)
Hậu duệ
ChaAlexander Hamilton, Công tước thứ 10 xứ Hamilton
MẹSusan Euphemia Beckford

Năm 1843, William Hamilton kết hôn với Marie Amelie xứ Baden. Hai vợ chồng trở thành Công tước và Công tước phu nhân xứ Hamilton sau cái chết của cha William vào năm 1852. Con gái duy nhất của hai người là Mary Victoria Hamilton từng là vợ của Albert I xứ Monaco và là mẹ của Louis II xứ Monaco.

Thân thế

sửa

William Alexander Anthony Archibald Hamilton sinh ngày 19 tháng 2 năm 1811 tại Grosvenor Place, Luân Đôn, là con trai duy nhất của Alexander Hamilton, Công tước thứ 10 xứ HamiltonSusan Euphemia Beckford, một nữ thừa kế giàu có và là con gái của William Thomas Beckford và Margaret Gordon.[1][2][3][4] William có một người em gái là Susan Hamilton. Thông qua cha mẹ, William là hậu duệ của quân vương Scotland như James II của ScotlandMary I của Scotland.[5][6]

Giáo dục và sự nghiệp

sửa

William Hamilton được giáo dục ở Eton College và Đại học Christ Church, Oxford. Năm 1846, William trở thành Hiệp sĩ Marischal của Scotland và trở thành Lord Lieutenant xứ Lanarkshire vào năm 1852.[7]

 
William Hamilton, Công tước thứ 11 xứ Hamilton.

Hôn nhân và con cái

sửa

Ngày 23 tháng 2 năm 1843, William Hamilton kết hôn với Marie Amelie xứ Baden, con gái út của Karl Ludwig Friedrich xứ BadenStéphanie de Beauharnais, tại Cung điện Mannheim. Hai vợ chồng có bốn người con:[4][8]

Sau khi kết hôn, William Hamilton chủ yếu sống ở ParisBaden-Baden và rất ít quan tâm đến chính trị Anh.[1]

Công tước xứ Hamilton

sửa

Vớ tư cách là con trai duy nhất, William Hamilton là người thừa kế của Alexander Hamilton, Công tước thứ 10 xứ Hamilton. Khi ông nội của William, tức Archibald Hamilton trở thành Công tước xứ Hamilton năm 1799, cha của William là Alexander được gọi với tước hiệu nhã xưng là Hầu tước xứ Douglas và Clydesdale và khi William được gọi với tước hiệu nhã xưng là Bá tước xứ Agnus. Khi Alexander kế vị, William được gọi là Hầu tước xứ Douglas và Clydesdale và khi cha qua đời vào ngày 18 tháng 8 năm 1852, William kế vị và trở thành Công tước xứ Hamilton.[2] Cũng trong năm đó, William mua lại một tòa nhà phố ở số 22 đường Arlington thuộc Quảng trường Thánh James, một quận thuộc Thành phố Winchester ở trung tâm Luân Đôn từ Henry Somerset, Công tước thứ 7 xứ Beaufort với giá là 60.000 bảng Anh và chi rất nhiều tiền vào tòa nhà này. Khi William Hamilton qua đời, tòa nhà được Marie Amelie xứ Baden sử dụng trong một thời gian ngắn nhưng đã bán lại cho Ivor Guest, Nam tước Wimborne thứ 1 vào năm 1867.[13]

Qua đời

sửa

Ngày 12 tháng 11 năm 1863, khi thưởng thức một bữa tối sang trọng với Napoléon III tại nhà hàng Maison Dorée, boulevard des Italiens, Paris, ngài Công tước bị ngã gục tại nhà hàng. William Hamilton nhanh chóng được đưa về khách sạn của mình ở Quảng trường Vendôme.[1][14][15] Ngài 15 tháng 7, Công tước xứ Hamilton qua đời khi được 52 tuổi, Marie Amelie xứ Baden đã đến Paris để ở bên chồng trong những giờ phút cuối cùng.[1][15][a]

 
Ảnh chụp Công tước xứ Hamilton.

Tính cách

sửa

Giống như cha, William Hamilton cób bản tính kiêu hãnh mãnh liệt. Henry Brougham, Nam tước Brougham và Vaux thứ 1, cựu Đại Chưởng ấn, đã mô tả ngài Công tước là "Very Duke of Very Duke".[15][1][7] Ngoài ra, Công tước cũng là người có lối sống xa hoa. William Hamilton không bao giờ đi du lịch ở Pháp với đoàn tùy tùng ít hơn 200 con ngựa, cỗ xe và người hầu. Ngài Công tước cũng thường lái xe xuống đại lộ Champs-Elysées trên một cỗ xe gồm có 12 con ngựa và sáu người cưỡi.[16]

Hiểu lầm về mối quan hệ với Hoàng hậu Eugenia của Pháp

sửa

Công tước xứ Hamilton có mối quan hệ thân thiết với Eugenia xứ Montijo, Hoàng hậu Pháp. Theo Lady Helena Gleichen, William Hamilton và Hoàng hậu Eugenia đã vô tình gây nênhiểu lầm về hai người trong triều đình Pháp khi trong một lần, do tự làm thương bản thân nên Công tước xứ Hamilton không thể đi săn cùng các cận thần người Pháp và Hoàng hậu Eugenia đã nói rằng: "Phải, Ta đã thấy vết bầm trên chân của ngài Công tước. Nó rất là tệ."[b] Triều đình Pháp đã rất sốc trước câu nói của Hoàng hậu và Eugenia phải nhờ William Hamilton mặc váy Kilt trong bữa tối ngày hôm sau để mọi người đều thấy vết bầm.[17]

Tước hiệu và nhã xưng

sửa
  • Ngày 19 tháng 2 năm 1811 – 16 tháng 2 năm 1819: Earl of Agnus (Bá tước xứ Agnus)
  • Ngày 16 tháng 2 năm 1819 – 18 tháng 8 năm 1852: Marquess of Douglas and Clydesdale (Hầu tước xứ Douglas và Clydesdale)
  • Ngày 18 tháng 8 năm 1852 – 15 tháng 7 năm 1863: His Grace The Duke of Hamilton (Đức ngài Công tước xứ Hamilton)

Tổ tiên

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Cokayne[7] thì ghi rằng William Hamilton qua đời vào ngày 8 tháng 7 năm 1863.
  2. ^ Văn bản tiếng Anh: "Yes, I saw the bruise on his leg; it looked very bad."

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e Sanders 2004.
  2. ^ a b Cokayne 1892, tr. 149–150.
  3. ^ Murray 2013, tr. 64.
  4. ^ a b Lodge 1861, tr. 285.
  5. ^ Britton 1823, tr. 56.
  6. ^ Britannica 2024.
  7. ^ a b c Cokayne 1892, tr. 150.
  8. ^ Burke, Bernard; Burke, Ashworth P. (1913). A Genealogical and Heraldic History of the Peerage and Baronetage, the Privy Council, Knightage, and Companionage (bằng tiếng Anh). Harrison & Sons. tr. 925.
  9. ^ Cokayne 1892, tr. 150–151.
  10. ^ Morris, Susan (20 tháng 4 năm 2020). Debrett's Peerage and Baronetage 2019 (bằng tiếng Anh). eBook Partnership. tr. 2875. ISBN 978-1-9997670-5-1.
  11. ^ Davis 2022, tr. 180–181.
  12. ^ Legge, Edward (1917). King Edward: The Kaiser and the War (bằng tiếng Anh). G. Richards. tr. 100.
  13. ^ Chancellor, E. Beresford (Edwin Beresford) (1908). The private palaces of London past and present. University of California Libraries. London : K. Paul, Trench, Trübner & Co. Ltd. tr. 366–367.
  14. ^ Davis 2022, tr. 178.
  15. ^ a b c Beattie 2021.
  16. ^ Masters 2011, tr. 266.
  17. ^ Gleichen 1940, tr. 72.
  18. ^ Cokayne 1892, tr. 6, 146–150.

Nguồn tài liệu

sửa
Danh hiệu
Tiền nhiệm
Bá tước xứ Erroll
Hiệp sĩ Marischal
1846–1863
Trống
Tiền nhiệm
Công tước xứ Hamilton và Brandon
Lord Lieutenant xứ Lanarkshire
1852–1863
Kế nhiệm
Lãnh chúa Belhaven và Stenton
Quý tộc Scotland
Tiền nhiệm
Alexander Hamilton
Công tước xứ Hamilton
1852–1863
Kế nhiệm
William Hamilton
Quý tộc Đại Anh
Tiền nhiệm
Alexander Hamilton
Công tước xứ Brandon
1852–1863
Kế nhiệm
William Hamilton