Wikipedia:Thảo luận/Vietnam Wikimedia user group

Vietnam Wikimedia User Group

sửa

Để tiến tới thành lập Wikimedia Vietnam, trước tiên cần lập một user group, nếu mọi việc thuận lợi và phát triển tốt. Trước tiên cần lập User Group, cần ít nhất 3 thành viên tích cực. Xem thêm tại [1], các bạn đăng ký và có comment gì ghi vào luôn nhé.--Prof. Cheers! (thảo luận) 05:39, ngày 14 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tên nhóm

sửa

Wikimedia User Group Vietnam.

Mục tiêu

sửa
  • Tổ chức các hoạt động nhóm để quảng bá, xây dựng, và hỗ trợ phong trào Wikimedia và các dự án của Wikimedia tại Việt Nam.
  • Cầu nối chính thức hỗ trợ các hoạt động của WMF tại Việt Nam: nhận tài trợ cho các dự án và sự kiện, và tài trợ cho tham gia các sự kiện và đi lại.

Yêu cầu

sửa

The requirements to set up an officially recognized Wikimedia user group are meant to be light-weight and easy to follow.

  1. Three active Wikimedia editors: At least 3 members with 300 or more contributions to a Wikimedia project on a registered account that has existed for more than 6 months in good community standing (meaning they are not currently suspended or otherwise prevented from participating). While user groups should welcome the input of people who are not active contributors to the Wikimedia projects, and are required to allow new members to join, they should not stray too far from the community. An active involvement of contributors to the Wikimedia projects is necessary to enable a user group to bring its real-life initiatives to life in the Wikimedia projects.
  2. Agree to Wikimedia user group agreement and code of conduct

Your group must agree to the Wikimedia user group agreement and code of conduct - which outlines basic expectations of Wikimedia user groups, such as on-wiki documentation of activities, operating within Wikimedia guiding principles, and compliance with the Trademark policy. When you submit your application, you will be asked to agree to both the Wikimedia user group agreement and code of conduct.

Ý kiến

sửa

2 câu hỏi cần trả lời để đạt được mục tiêu tạo nhóm

  1. How would your user group contribute to the mission of the Wikimedia Movement.
  2. How does the background of the founding members contribute to the success of your user group.

Xem thêm

sửa

Chapter creation [2]

Ý kiến

sửa
  1.   Ý kiến Cái nhóm này tạo ra để làm gì vậy ㅡ ManlyBoys 15:38, ngày 14 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Bận quá chưa viết xong.--Prof. Cheers! (thảo luận) 23:40, ngày 14 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Hoan nghênh. Các bạn nào đã công khai danh tính nên can đảm đứng ra lập nhóm Wiki tại Việt Nam. Hoạt động ban đầu chỉ là quảng bá cho Wiki thôi. Trước mắt có nhóm đã. Cứ liên hệ với bác Tâm và anh Việt Hà, Trungda. Những người đó đã là 1 nhóm không chính thức rồi. Nên có nhiều thành viên ở khắp 3 miền. Nhóm nên thu hút những người có chức tước, nhiều quan hệ như bác Tâm thì sẽ hoạt động thuận lợi hơn.Xixaxixup (thảo luận) 06:02, ngày 15 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  2.   Ý kiến Ý tưởng hay, nhưng băn khoăn lúc trước, không biết ai sẽ ra mặt đứng tên.  A l p h a m a  Talk 10:41, ngày 19 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  3.   Ý kiến Trong xã hội Việt Nam hiện nay, bất kỳ hội nhóm nào từ 3 người trở lên đều được nhà nước quan tâm. Với tầm ảnh hưởng lớn của wikipedia, nhất là về chính trị, lịch sử và văn hóa, việc lập nhóm công khai sẽ gây phiền hà và nguy hiểm không cần thiết. Tuanminh01 (thảo luận) 10:54, ngày 19 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Có một nhóm người dùng Wikimedia vẫn hoạt động tại Trung Quốc Đại lục (m:Wikimedia User Group China). Mặc dù vậy tôi không nghĩ mối liên kết cộng đồng hiện tại của Wikipedia tiếng Việt là đủ mạnh để duy trì một User Group. --minhhuy (thảo luận) 14:31, ngày 19 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Mình thấy là wiki tiếng Việt quá thiếu những thành viên về nhiều phương diện khoa học khác nhau, cần quảng bá để lôi cuốn họ vào. Ta có thể lập một nhóm, ra một chương trình rõ ràng, rồi nhờ wikipedia tài trợ, để quảng bá, thuyết trình, chả hạn như tại các trường đại học, kêu gọi tham dự wiki. Các thành viên trên mạng thì có nhiệm vụ đỡ đầu các thành viên mới đó trong thời gian đầu. Nhiều người, mình nghĩ, dùng wiki để mở mang kiến thức, nhiều khi cũng muốn góp phần để đáp lễ nhưng không biết cách. DanGong (thảo luận) 03:48, ngày 20 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Wiki này đến thì khó mà đi thì dễ. Cần thì cũng phải là những người có năng lực viết bài, thà không có còn hơn đóng góp nội dung chất lượng kém chả ra gì. Với nhiều người cuộc sống bên ngoài lo còn chưa xong, mấy ai rảnh mà đi đóng góp không công.14.175.26.240 (thảo luận) 04:17, ngày 20 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Mình thì không nghĩ người Việt thiếu tinh thần đóng góp cho cộng đồng đâu. Ngoài ra, nhiều người hưởng lợi từ wiki qua truy cập thông tin, và muốn góp phần để mọi người càng có những nguồn truy cập phong phú. DanGong (thảo luận) 04:34, ngày 20 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Cứ cho là họ không thiếu tinh thần (tôi thì không chắc vậy, xét tổng quan), nhưng có thể họ thiếu năng lực và thời gian. Để là một thành viên ưu tú (tạm gọi vậy đi) đóng góp những nội dung chất lượng, hoạt động ổn định và lâu dài cần nhiều yếu tố mà ít người có thể đạt được.14.175.26.240 (thảo luận) 04:49, ngày 20 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  4.   Ý kiến Thật ra tôi rất muốn tham gia và thậm chí háo hức từ những ngày đầu ý tưởng này manh nha, kiểu như xách ba lô đi khắp các nơi để nâng cao nhận thức người dân đóng góp cho Wikipedia, đặc biệt là giới trẻ, nếu Wiki đơn thuần chỉ khoa học thì tôi sẵn sàng tham gia và ra mặt chứ cũng không có vấn đề lớn lắm. Tuy nhiên thực tế cần nhìn thẳng, tôi cực kỳ ngại việc "đó" có thể ảnh hưởng và như thế "ai đó" quản lý được nhóm này thì coi như Wikipedia sẽ thiếu trung lập, vì có thể là bao gồm các cá nhân chủ chốt.  A l p h a m a  Talk 10:22, ngày 20 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Các đoàn hội như User Group hay cao hơn là Chapter không có quyền ra quyết định nào ảnh hưởng đến cộng đồng, họ là thực thể độc lập được WMF "ủy quyền danh nghĩa" để dễ dàng hơn khi xúc tiến các hoạt động quảng bá phong trào Wikimedia. Cộng đồng và các đoàn hội mặc dù có thể hỗ trợ lẫn nhau nhưng không thể can thiệp vào nhau. Nếu đoàn hội đi ngược lại với nguyên lý thành lập của WMF (trong đó bao gồm sự trung lập trong quan điểm), Ủy ban Đoàn hội sẽ nhóm họp và tước bỏ sự công nhận với họ (dù trong lịch sử dường như chưa từng có việc như vậy xảy ra). --minhhuy (thảo luận) 15:06, ngày 20 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Bạn  A l p h a m a , quan trọng là chương trình rõ ràng và trong sáng, thì không ai lợi dụng hoặc trách móc là phung phí tiền quỹ được. Chuyện này theo mình nghĩ cũng chỉ giống như là dạy cho người mù chữ vậy thôi. DanGong (thảo luận) 16:33, ngày 20 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  5.   Ý kiến Đề nghị các bạn nghiên cứu kỹ Nghị định 45/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, và nhất là Thông tư 03/2013/TT-BNV Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, Thông tư 03/2014/TT-BNV sửa đổi Thông tư số 03/2013/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, để xem việc thành lập nhóm người dùng Wikimedia có tuân thủ được các yêu cầu của nhà nước Việt Nam hay không. Thành lập hội nhóm ở Việt Nam thì phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, chứ chẳng nhẽ lại là hội nhóm "chui", hoạt động ngoài vòng pháp luật? Tranminh360 (thảo luận) 03:25, ngày 21 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Và cũng nên đọc Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền năm 2015 để biết các tổ chức xã hội dân sự và tổ chức phi chính phủ ở nhiều quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) bị nhà nước đàn áp và sách nhiễu như thế nào. Một trong những lý do được nhiều nước đưa ra là "các tổ chức phi chính phủ do nước ngoài tài trợ đe dọa chủ quyền quốc gia". Thế nên ở Việt Nam việc lập hội/nhóm để nhận tiền tài trợ của Wikimedia Foundation có vẻ là bất khả thi rồi. Ở Việt Nam muốn lập hội/nhóm thì phải xin phép và đăng ký với cơ quan nhà nước và hàng năm phải báo cáo hoạt động của hội/nhóm cho cơ quan nhà nước (xem các nghị định và thông tư tôi đề cập ở phía trên). Còn nếu lập hội/nhóm "chui" (tức là không xin phép, không đăng ký với nhà nước) giống như Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam thì bị chính quyền và công an sách nhiễu là cái chắc. Tranminh360 (thảo luận) 06:27, ngày 21 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Sorry các bạn, mấy ngày nay bận quá không vào được để thảo luận. Nhờ user:Tranminh360, user:Thái Nhi tham khảo đối chiếu với các quy định cái nhóm này có cần phải xin phép như các quy định ở trên không?--Prof. Cheers! (thảo luận) 07:10, ngày 21 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Ý kiến Trần Minh rất đúng. Chúng ta sống ở đâu thì phải tuân thủ luật pháp ở đó. Nếu đã lập nhóm thì nên thông báo cho nhà nước biết để tránh phiền hà về sau nhất là chúng ta lại nhận tài trợ từ quỹ Wikimedia. Đây là yếu tố nhạy cảm nhất. Các bạn thử liên hệ bác Đam hỏi ý kiến xem có thể lập nhóm như vậy không, nhờ bác ấy giúp đỡ cho. Khi liên hệ với chính quyền để đăng ký hoạt động cần phải làm rõ với họ rằng nhóm chỉ quảng bá cho Wiki chứ không chịu trách nhiệm cho bất cứ nội dung nào trên Wiki, cũng không thể thực hiện bất cứ sửa đổi nào trái với luật chơi của Wiki. Xixaxixup (thảo luận) 14:25, ngày 21 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Khả năng nhóm sẽ bị theo dõi và yêu cầu sửa đổi thông tin từ chính quyền là khá lớn. Với việc hạn chế thông tin trên Internet hiện nay ở VN thì có lẽ các thành viên hiện đang sống ở VN sẽ bị đưa vào danh sách theo dõi khá lớn. Tuy nhiên tôi cũng ủng hộ việc thành lập một nhóm chính thức của Wikipedia tại VN. ㅡEd Crystal Talk 15:00, ngày 21 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    1. Theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP, Điều 2 thì: "Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan." và "Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật." Vậy Nhóm người dùng Wikimedia Việt Nam có phải là hội theo định nghĩa này không? Theo tôi là có vì ngay cả "câu lạc bộ" cũng được coi là hội nên "nhóm người dùng Wikimedia Việt Nam" cũng được coi là hội.
    2. Nghị định 45/2010/NĐ-CP, Điều 14 quy định: "Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác." và "Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã." Có nghĩa là nếu Nhóm người dùng Wikimedia Việt Nam có phạm vi hoạt động trong cả nước Việt Nam thì phải được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho phép thành lập.
    3. Trong Thông tư 03/2013/TT-BNV có các mẫu đơn xin phép và đăng ký thành lập hội, bao gồm: Đơn công dân Việt Nam đăng ký tham gia hội, đơn tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia hội, đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội, đơn đề nghị thành lập hội, công văn báo cáo kết quả đại hội, công văn báo cáo đặt văn phòng đại diện, công văn báo cáo thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở của hội, công văn báo cáo thay đổi chức danh lãnh đạo hội, điều lệ hội, đơn đề nghị tách hội, đơn đề nghị chia hội, đơn đề nghị sáp nhập hội, đơn đề nghị hợp nhất hội, đơn đề nghị giải thể hội, đơn đề nghị đặt văn phòng đại diện, báo cáo hoạt động hội. Tranminh360 (thảo luận) 03:44, ngày 22 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Nhóm người dùng Wikimedia Việt Nam không đăng ký thành lập hội, không có người đỡ đầu thì khó lòng hoạt động vì nó nhận tiền từ Wikimedia và vì sức ảnh hưởng của Wiki quá lớn. Các bạn nên tìm người đỡ đầu.Xixaxixup (thảo luận) 09:28, ngày 22 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Ở Việt Nam hiện tại chỉ có Ban Tuyên giáo Trung ương có đủ uy tín để làm người đỡ đầu :-)). Các tổ chức hoạt động xã hội tự phát đang được chăm sóc đặc biệt. Việc nhận tiền từ nước ngoài sẽ được coi là diễn biến hòa bình. Tuanminh01 (thảo luận) 13:59, ngày 22 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Vậy nên liên hệ anh Võ Văn Thưởng. Anh này sinh năm 1970 chắc tư duy khác mấy ông già. Các bạn không nên quá định kiến với Đảng và nhà nước. Các bạn sợ thì họ cũng sợ. Các bạn dè dặt thì họ cũng dè dặt. Các bạn sợ bị sách nhiễu còn họ sợ mất ghế, sợ loạn. Ai cũng sợ, cũng dè dặt nên đất nước này chậm tiến.Xixaxixup (thảo luận) 15:21, ngày 22 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
    Chúng ta cũng nên xem Wikimedia User Group China làm như thế nào. Tôi không hiểu tại sao Wikipedia bị chặn truy cập ở Trung Quốc mà họ lại thành lập nhóm được? Ở Trung Quốc người ta chủ yếu dùng các trang bách khoa như Baidu Baike và Hudong vì các trang đó viết bài theo quan điểm của chính phủ. Theo trang Wikimedia User Group China thì năm 2009 các thành viên Wikipedia tiếng Trung đã đề nghị chính quyền Trung Quốc cho thành lập chi hội Wikimedia (Wikimedia chapter) ở Đại lục thông qua một lá thư do Jimmy Wales gửi cho chính quyền Trung Quốc nhưng bị chính quyền từ chối (toàn văn lá thư xem ở zh:维基百科:中国维基媒体协会/筹备#邮件内容). Do đó họ đã quyết định thành lập nhóm người dùng ở Đại lục vào năm 2013, trong đó có cả thành viên của chi hội Wikimedia Đài Loan. Tôi cũng không biết các thành viên của nhóm này có bị chính quyền Trung Quốc cản trở hoặc gây khó dễ gì không? Trong Điều lệ của nhóm này cũng nói rằng "operated under the relevant laws and regulations of the People's Republic of China" (Article 2) tức là phải tuân thủ luật pháp Trung Quốc, còn về phần tài chính thì lấy từ 3 nguồn: hội phí của thành viên (mỗi năm 1 NDT, chắc là thu tượng trưng?); tiền tài trợ của các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ; tiền lãi từ tài khoản ngân hàng (Article 15). Trong báo cáo của nhóm này về các hoạt động năm 2015 ghi rằng nhóm quyết định dừng việc kết nạp thành viên mới và dừng các hoạt động offline công khai sau khi Wikipedia tiếng Trung bị chặn vào tháng 5 năm 2015. Tranminh360 (thảo luận) 05:32, ngày 23 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nếu cần thì nhờ Jimmy Wales hỗ trợ. Xixaxixup (thảo luận) 06:07, ngày 23 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Những việc cần thiết thì nên làm trước. Chỉ cần 3 người lập chương trình quảng bá cho wiki tiếng Việt tại các đại học để phát triển và duy trì trình độ các bài về khoa học, hiện rất thiếu trên Wiki tiếng Việt. Chỉ cần dịch là đủ, một cơ hội cho các sinh viên trao dồi ngoại ngữ. Khi có chương trình hoạt động thì xin wikipedia tài trợ để thực hiện. Các chuyện khác có làm hay không tính sau. Quan trọng là các hoạt động và kết quả cụ thể của nó. DanGong (thảo luận) 06:18, ngày 23 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Danh không chính thì ngôn không thuận. Nếu nhóm chưa được Wikimedia và nhà nước công nhận thì rất khó hoạt động. Xixaxixup (thảo luận) 07:19, ngày 23 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nhiều lần WMF cũng đặt vấn đề đến Việt Nam, nhưng chưa có người đứng ra để làm đầu mối nên họ không xếp được. Đến thời điểm này tôi có thể làm cầu nối được. Do đó, về các thủ tục pháp lý phải nhờ các bạn am hiểu tư vấn giúp. Rất cảm ơn bạn Tranminh360 đã tra cứu, thật sự tôi/chúng ta cần những thủ tục gì của phía Việt Nam, hay của WMF để biết mà chuẩn bị. Dù gì đi chăng nữa thì bất cứ hoạt động nào trên lãnh thổ Việt Nam nên danh chính ngôn thuận, nhập gia tùy tục thôi.--Prof. Cheers! (thảo luận) 02:03, ngày 25 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Vậy thì chờ Cheers! tham dự Wikimania 2016 từ 21 đến 28-6-2016 xong rồi bàn tiếp. Bạn sẽ thảo luận kỹ hơn với các nhân viên WMF về vấn đề lập hội/nhóm Wikimedia ở Việt Nam. Còn về vấn đề thủ tục pháp lý, bạn nên liên hệ với một văn phòng luật sư nào đó ở Việt Nam để nhờ tư vấn thì sẽ tốt hơn. Tôi không phải là luật sư. Tranminh360 (thảo luận) 03:49, ngày 25 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nếu sợ nhà nước làm áp lực với nhóm để kiểm soát nội dung Wikipedia làm Wiki mất tính trung lập nổi tiếng của nó thì các Bảo quản viên nên tránh tham gia nhóm. Xixaxixup (thảo luận) 12:13, ngày 26 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Về vấn đề nhận tài trợ từ tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tham khảo thêm Nghị định 93/2009/NĐ-CP Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, trong khoản 4 Điều 1 của Quy chế này có đề cập đến các hội, hiệp hội, tổ chức phi lợi nhuận khác, Thông tư 07/2010/TT-BKH Hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài. Tranminh360 (thảo luận) 04:32, ngày 30 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Trước khi nhận tài trợ từ Wikimedia nên mời đại diện của tổ chức này sang VN họp cùng user group và các quan chức của chính phủ để các bên hiểu nhau hơn. Như vậy sẽ bảo đảm hơn. Nếu các bạn được Bộ Văn hóa Thông tin và Ban tuyên giáo bật đèn xanh thậm chí hỗ trợ thì hoạt động rất dễ dàng. Cái gì cũng có thể được chỉ cần giỏi ngoại giao. Chúng ta hoạt động hợp pháp vì vậy đừng sợ nhà nước, đừng xem họ là mối đe dọa mà hãy xem là nguồn lực cần tranh thủ. Ở VN người ta chỉ bắt bớ những người lập tổ chức chính trị, tụ tập biểu tình phản đối này nọ hoặc tuyên truyền xuyên tạc thôi. Các bạn thì không phải lo.Xixaxixup (thảo luận) 12:55, ngày 30 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Xem thêm Vấn đề quản lý tài trợ nước ngoài đối với hội. Hiện nay Luật về Hội mới chỉ là dự thảo chứ chưa được Quốc hội Việt Nam thông qua, trong dự luật này có quy định "Việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định chi tiết thi hành Khoản này." Có nghĩa là nếu Luật về Hội được Quốc hội khóa 14 thông qua, sẽ có một Nghị định riêng quy định về quản lý tài trợ trong nước và nước ngoài đối với hội. Tranminh360 (thảo luận) 03:25, ngày 31 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Các user group khác không cần đăng ký, nế la chapter thì bắt buộc. Các mục tiêu của user group chủ yếu phát triển phong trào wikipedia tại VN là ok. Trong quá trình hoạt động nếu ai đó yêu cầu thì làm thủ tục thôi. Tôi e rằng không biết có mấy thành viên có thể ra mặt tham gia được.--Prof. Cheers! (thảo luận) 14:34, ngày 22 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ rằng các nhóm Wikimedia Việt Nam có thể áp dụng cho các Wikimedia Foundation đầu tiên, sau đó áp dụng cho chính phủ, và áp dụng cho các chính phủ đồng thời nhấn mạnh rằng nhóm người dùng được sử dụng trong các khía cạnh văn hóa và giáo dục.--Victor Shyu (thảo luận) 10:04, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]