Wikipedia:Thảo luận/Hình thành cơ chế Hội đồng Trọng tài
Kết quả: Các thành viên không tiếp tục thảo luận để đưa ra đồng thuận
Mục lục
- 1 Hình thành cơ chế Hội đồng Trọng tài
- 2 Thảo luận chung
- 3 Bàn về nhiệm kỳ của hội đồng
- 4 Trưng cầu chọn phương án chính
- 5 Trưng cầu ý kiến về việc lập Hội đồng trọng tài
- 6 Phiếu trắng
- 7 Làm như bên en(?)
- 8 Kết luận
Hình thành cơ chế Hội đồng Trọng tài
Đề xuất của Tham Gia Cho Vui
Đầu tiên, tôi vẫn phản đối việc thực hiện đơn giản 2/3 BQV là đủ, bao nhiêu cũng được. Vì nó chắc chắn sẽ dẫn tới việc thiếu công bằng do BQV sẽ bị áp lực.
Tôi xin nói tôi cũng có một chút kinh nghiệm làm việc với các clerk của AB bên Wikipedia tiếng Anh nên cũng có một chút kiến thức. Vì vậy, nếu Thái Nhi quyết định thực hiện theo hướng Trọng tài các bài này, tôi xin đề xuất ra các bước cần thực hiện. Tôi nghĩ chắc chỉ có trường hợp này chứ không có dịp thứ 2 trong cả 10 năm nữa đâu nên làm kỹ là điều hiển nhiên.
Tiếp đến, đây không phải là xài rối thịt hay là không, mà là vấn đề tranh chấp nội dung kéo dài từ rất lâu (việc này đã từ 2007 tới tận nay rồi) giữa một nhóm thành viên với một nhóm khác trong các bài liên quan tới chính trị Việt Nam, lịch sử Việt Nam từ 1990 trở đi. Chúng ta phải giải quyết căn nguyên cái tranh chấp này thì mọi việc nó mới thông thoáng, và giảm đi tình trạng đau đầu chia phe phái kết bè cánh hiện tại trên Wikipedia tiếng Việt. Nếu chỉ cấm Bocolom thì không giải quyết được gì cả, dù có cấm liên tục thì đã sao? chưa kể có khả năng cấm lầm kiểu "giống Bocolom là cấm"
Các bước như sau:
1. CẦN XÁC ĐỊNH RÕ SỐ BQV SẼ LÀM TRỌNG TÀI: đây là bước xác quyết đầu tiên. Chúng ta cần bao nhiêu BQV tham gia, và nhất thiết nó phải là số lẻ 5/7/9 để tránh huề cả làng. Tôi đề nghị các BQV làm một cái poll và yêu cầu những BQV đang hoạt động trong 30 ngày gần đây vào tham gia. Nội dung poll có thể là "có chấp nhận giải quyết tranh chấp này một lần và luôn không?". Đây là sự việc nghiêm trọng, tôi rất yêu cầu trách nhiệm của những người đã đứng ra nhận phiếu làm BQV. Hoặc có thể là cho các thành viên bầu luôn.
2. ĐIỀU TRA NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC TRANH CHẤP:
2.1 CHO PHÉP CÁC BÊN LIÊN QUAN NÊU Ý KIẾN: Cho phép các bên liên quan nêu lên ý kiến, cấm chỉ cãi nhau dưới bất cứ hình thức nào. Mỗi người chỉ được một mục để nói bất cứ gì. Không chen ngang vào mục của nhau
2.2 CHO PHÉP BÊN THỨ 3 NÊU NHẬN ĐỊNH CỦA MÌNH: Đề nghị các bên thứ 3, bất kể là ai, miễn có theo dõi và quan sát nêu lên nhận định và quan sát của mình.
2.3 MỞ MỤC CHO CÁC BÊN LIÊN QUAN BIỆN HỘ: Mở một mục chỉ cho các bên liên quan biện hộ cho hành vi của mình, hoặc lời kết của người khác. Nghiêm cấm các thành viên không liên quan tham gia, hoặc chen ngang
2.4 BQV TRỌNG TÀI CUNG CẤP NHẬN ĐỊNH CỦA MÌNH: Đòi hỏi cả BQV trọng tài phải quan sát, đọc các thảo luận và nêu ra kết luận cá nhân cụ thể trong từng khía cạnh của vấn đề. Không làm theo kiểu "theo A", 'theo B". Nếu bất quá theo A hay theo B thì phải có ý kiến bổ sung của mình.
3. VIẾT MỘT LỜI TUYÊN (OPINION) BẰNG HÌNH THỨC BỎ PHIẾU TỪNG MỤC: Bảo quản viên hoặc là clerk sẽ viết ra kết luận của chính mình. Sau đó clerk tập hợp thành một poll và yêu cầu các BQV khác phản biện hoặc ủng hộ, nếu đồng ý theo số đông hoặc không có ý kiến phản đối nào đáng kể, đưa vào lời cuối giải quyết trong các trường hợp. Lời tuyên cần phải có tính giải thích và áp chế (có thể trao quyền cấm bất chợt các tài khoản vi phạm không cần giải thích gì thêm). Về tính áp chế cần phải có một thời gian biểu áp dụng nhất định (1 năm chẳng hạn, tuyệt đối không trở thành vô hạn vì vậy thì nó thành một kiểu quy định rồi) và phạm vi (các bài nào sẽ được áp dụng)
4. LẬP MỤC RIÊNG THEO DÕI VIỆC THI HÀNH: Theo dõi việc thi hành thông qua một mục riêng, yêu cầu các BQV phải report nếu thực hiện điều gì dựa theo lời tuyên của hội đồng và treo biển cảnh báo các bài nằm trong phạm vi.
Ý kiến của tôi là, có làm được như trên, thì các bên mới tâm phục khẩu phục. Có thể không hài lòng hết mọi người, nhưng chí ít tránh được việc mang tính loại trừ duy ý chí cá nhân. Có hại cho không khí chung của cộng đồng.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 07:03, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ Trọng tài không cần là BQV, thậm chí không nên là BQV vì trọng tài có thể xem xét lại các quyết định của BQV. Nếu trọng tài là BQV thì nảy sinh tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi. Trọng tài là Tư pháp còn BQV là Hành pháp. Tư pháp phải tách rời Hành pháp để sửa lỗi do hệ thống Hành pháp gây ra. BFriend (thảo luận) 07:15, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Vậy theo bạn chức danh BQV để làm gì, khi không được quyền quyết định đồng thời xử lý vụ việc? Tuấn Út - Thảo luận 07:21, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Trọng tài sẽ không có quyền cấm thành viên, khóa bài viết, không làm các công việc bảo quản Wiki như BQV mà chỉ phân xử khi có yêu cầu. BFriend (thảo luận) 07:28, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Vậy theo bạn ai sẽ có tư cách đảm nhiệm vai trò này đồng thời vai trò của BQV là để làm gì? Tuấn Út - Thảo luận 07:34, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Tôi nghĩ đề xuất này nên chuyển vô trang thảo luận thì thích hợp hơn. ĐHĐ ®, thảo luận ©_ 07:32, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
BQV như cảnh sát thường xuyên hoạt động giữ an ninh xã hội. Trọng tài là quan tòa xử án. Có nước nào cảnh sát kiêm xử án không ? BFriend (thảo luận) 07:52, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Bạn này nói hay nhỉ. BQV đã qua một lần bầu cử chính thức, nếu nói như bạn cần phải bầu cử trọng tài ư?. Đồng thời ý của bạn chẳng khác gì đẩy BQV ra ngoài lề và không cho họ có quyền quyết định. Vậy từ đầu khi biểu quyết chọn BQV các chú các bác cứ đòi hỏi BQV phải làm này, làm nọ thì bây giờ theo tôi đối với việc này nó quá mâu thuẫn. Tuấn Út - Thảo luận 08:23, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Các trọng tài bên Wikipedia tiếng Anh hầu hết đều là BQV, duy chỉ có 1-2 người gì đó hành chính viên do Jimbo Wales chỉ định. Vì sao tôi để đạt BQV, vì chí ít họ đã trải qua một đợt bầu cử khá nghiêm túc nên tạm gọi là có uy tín rồi. Nếu như chiều theo BFriend thì việc thi hành quyết định sẽ do các BQV không liên quan thi hành nhưng việc BQV làm trọng tài không có vấn đề gì cả.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 08:12, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Nên bầu thêm những thành viên có uy tín không phải BQV làm Trọng tài chứ không bắt buộc trọng tài phải là BQV. BFriend (thảo luận) 08:19, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Wikipedia không phải là nhà nước nên nhân sự không có cái gì tương đương lập pháp với hành pháp cả. Sao BFriend cứ lôi những gì liên quan tới chính trị vô wiki?--Vô tư lự (thảo luận) 16:17, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Ý kiến của BFriend
Trọng tài là vị trí quan trọng hơn cả BQV nên nhất định phải để thành viên bầu. BFriend (thảo luận) 08:25, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Theo bạn ai sẽ là người có uy tín giữ vai trò làm trọng tài? Tuấn Út - Thảo luận 08:28, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Nhờ công ơn của các bạn đánh nhau, giờ đây chỉ còn BQV là hoạt động tích cực nhất (à mà do thành viên tích cực được đề cử lên BQV hết cả rồi); và còn một số tài khoản chuyên bỏ phiếu; những kiểu sát thủ thầm lặng như Mekong Bluesman giờ còn đâu? Bạn đòi thành viên uy tín cứ y như đòi ăn salad ở Sa mạc Sahara vậy!--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 08:30, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Trên Wiki này ai cũng từng bị kiện cáo, chỉ trích, các BQV cũng không phải ngoại lệ. Có khối bằng chứng cho thấy các BQV cũng thiên vị. Làm gì có thành viên có uy tín trên Wiki. BFriend (thảo luận) 08:35, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Ơ hay. Vậy từ lúc đầu chúng ta bàn về vấn đề này để làm gì? chả phải mất công khi không có ai uy tín để làm trọng tài. Tuấn Út - Thảo luận 08:39, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Bạn nên nhớ đây hội đồng đây là làm việc theo nhóm; đề xuất của tôi yêu cầu bất cứ quyết định gì cũng phải có giải thích từng phần và được thông quan 2/3 từng phần. Nếu BQV thiên vị vô lý thì ý kiến rất có khả năng không được chấp nhận hoặc họ phải trả giá bằng uy tín của mình (và những người bỏ phiếu thuận theo nữa). Tôi ghi nhận ý kiến của Bfriend nhưng tới đây tôi nghĩ về việc BQV làm trọng tài hay là không thì chấm dứt bằng câu: họ làm được. Và tôi sẽ không bàn gì thêm về vấn đề này. Đề nghị không bàn thêm về ý kiến của BFriend nữa.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 08:42, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Tôi đồng ý với TGCV BQV có thể làm Trọng tài nhưng đề nghị thành viên bình thường cũng có thể làm trọng tài. BFriend (thảo luận) 08:44, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Bạn chưa trả lời câu hỏi phía trên của tôi kìa bạn?. Theo bạn thành viên thường nào bạn thấy thích hợp giữ vai trò này?. Tuấn Út - Thảo luận 08:50, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Thông qua bầu cử thôi. BFriend (thảo luận) 08:54, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Nhưng phải có để cử chứ, hay ai muốn làm thì tự ứng cử?Tuấn Út - Thảo luận 08:57, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Trước mắt việc đề cử hay tự ứng cử Trọng tài nên theo quy định như BQV. BFriend (thảo luận) 08:58, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Nếu như BQV thì phải có uy tín và được thành viên tín nhiệm. Nếu nói như bạn việc này chấm dức tại đây nhé vì lời nói của bạn quá ư là mâu thuẫn. Tuấn Út - Thảo luận 09:00, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Bầu cử chính là để xác nhận uy tín và sự tín nhiệm của thành viên. Không có bầu cử lấy gì làm bằng chứng người đó có uy tín và được tín nhiệm ? BFriend (thảo luận) 09:02, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Vì chưa có cơ chế chính thức cho HĐTT nên việc bầu cử là vô giá trị. Nếu muốn thì đầu tiên phải có quy định về HĐTT đã (mất tầm 1 tháng); sau đó bầu cử (mất thêm tầm 1 tháng cho từng thành viên nữa, tầm 5 người chắc tốn 3 tháng) => vậy có 4 tháng đánh nhau tiếp?
- Thực ra, xét trên những công cụ trong tay của BQV và quy định hiện có về IGNOREALLRULES thì họ hoàn toàn có thể thấy đâu cấm đó được rồi. Nhưng tôi muốn làm qua cái giống HĐTT này cho nó minh bạch, và tránh kiểu rất tyranny là 2/3 BQV đồng ý chứ không cần xem xét gì thêm; chứ không phải là họ cần phải có cái này mới làm được. Nếu có bỏ phiếu thì chắc chỉ tốn bỏ phiếu cho cộng đồng thông qua việc này là được; chưa kể thêm màn thu hút các tài khoản chuyên bỏ phiếu nữa sao? Vậy nên tôi mới nói, BQV đã được xét đủ uy tín rồi. Còn về việc một vài BQV thiên vị cho bạn thì tôi giải thích một lần nữa, làm việc tập thể thì họ không tự tung tự tác mà cấm kiểu 1 thành viên cấm 1 ngày và 1 thành viên cấm 1 tháng được.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 09:06, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Mọi người chấm dứt việc với BFriend đi, không bàn cãi thêm nữa.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 09:08, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Mình nghĩ việc mang tính đương nhiên như thế này - việc cấm tiếp một tài khoản đang bị cấm - chỉ cần vài Bqv quyết định là đủ. Tạo tài khoản khác để hoạt động trong thời hạn bị cấm là vi phạm luật Wikipedia chứ ko phải là lách luật hay né luật gì cả. Chỉ cần 1 Bqv quyết định là đủ.
Đây chính là và đang là vấn đề xài rối thịt hay là không. Vấn đề tranh chấp nội dung giữa các nhóm với nhau thì từ lúc tham gia Wikipedia mình ko thấy nhiều. Gần đây thì là ko có. Chỉ thấy 1 người có những sửa đổi ko hợp lý và những người khác sửa lại. Đây là chuyện bình thường trong mọi cộng đồng. Vấn đề là người này sau khi bị sửa lại thì liên tục vi phạm thái độ văn minh, tấn công cá nhân, sử dụng rối để hoạt động trái luật, kết quả đã bị cấm nhiều lần. Đây ko phải là vấn đề tranh chấp nội dung mà là vấn đề "vi phạm luật pháp".
"Chưa kể có khả năng cấm lầm kiểu giống Bocolom là cấm". Chưa thấy tiền lệ này trong quá khứ và hiện tại, nên chẳng có cơ sở nào để lo lắng việc này sẽ xảy ra trong tương lai. Từ trước đến nay việc cấm và kiểm định tài khoản luôn diễn ra quá thận trọng và kỹ càng theo cách "thà tha lầm hơn cấm lầm" để lọt lưới rất nhiều rối là đàng khác. Fish và người này dùng rối như là công khai. Quocviet1 (thảo luận) 20:46, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý là nếu có quan tòa trọng tài đi nữa thì chắc chắn phải do thành viên bầu. Những người có thể làm trọng tài không nhất thiết phải là BQV. Nếu quan tòa toàn BQV không thì quan tòa để làm gì nữa? BQV thì lúc nào chả bênh vực nhau? BQV hay thành viên thường đều có thể tranh cử hoặc được đề cử. Nếu đủ phiếu thì sẽ đắc cử. Trongphu (thảo luận) 22:43, ngày 2 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Đề xuất của Atz
- Mình tạm lập một dàn ý về hội đồng xử lý tranh cãi. Mời các thành viên tham gia hình thành quy định ở trang thảo luận.Atz (thảo luận) 11:07, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Đây là dàn ý sơ lược:
Qúa trình thành lập hội đồng này sẽ trải qua 3 giai đoạn chính
- Giai đoạn 1: Thảo luận quy chế hoạt động (1 tháng)
- Giai đoạn 2: Biểu quyết quy chế hoạt động (1 tháng)
- Giai đoạn 3: Biểu quyết bầu nhân sự hội đồng (1 tháng)
Giai đoạn 1
Tên gọi
- Chọn một trong các tên như:
- Hội đồng trọng tài
- Hội đồng giải quyết mâu thuẫn
- Hoặc một tên khác tự đề cử...
Thành viên
Số lượng
- Bắt buộc phải là số lẻ
- 3 thành viên
- 5 thành viên
- Hoặc nhiều hơn với số khác...
Yêu cầu cụ thể
- Phải là thành viên uy tín được cộng đồng ủng hộ.
- Có cần phải tất cả các thành viên trong hội đồng là BQV không
- Tất cả BQV đang hoạt động tham gia trong hội đồng
- Thành viên tích cực khác với những yêu cầu cụ thể như: số lần sửa đổi, thời gian tham gia, số bài viết đã tạo...
- Là người năng động, hiểu biết xã hội. Có trình độ cao
Quy định biểu quyết ứng cử vào hội đồng
Thành viên ứng cử
- Sẽ trúng cử nếu đạt đươc số phiếu xyz theo yêu cầu
- Lấy theo thứ tự từ trên xuống theo số phiếu tín nhiệm
- Kèm theo quy định bãi miễn hoặc từ chức của thành viên hội đồng
Thành viên tham gia bầu cử
- Phải có thời gian tham gia xyz tháng
- Phải có số sửa đổi abc lần.
Hoạt động của hội đồng
Quyền hạn hội đồng
- Căn cứ trên các dữ liệu của các bên liên quan để đưa ra trả lời chính xác nhất bằng phương cách bỏ phiếu biểu quyết. Các quyết định của hội đồng sẽ được BQV thực hiện
- cấm, khóa, di chuyển...
- Các bên liên quan có quyền kháng cáo trong vòng xyz ngày...
- Kèm theo quy định số lần được kháng cáo cụ thể ...
Trách nhiệm
- Trong vòng xyz ngày hội đồng phải có phương án trả lời cụ thể
- Trường hợp phức tạp cần có abc thời gian thêm...
Giai đoạn 2
- Đưa dự thảo ra biểu quyết.
(Có thể có thêm một giai đoạn phụ để biểu quyết lại với các phần đã sửa đổi thêm.)
Giai đoạn 3
Biểu quyết về nhân sự hội đồng.
- Nên đưa danh sách của tất cả các ứng viên để cộng đồng lựa chọn, bỏ phiếu
- Lấy phiếu tín nhiệm từ người nhiều phiếu nhất đến khi đủ các thành viên yêu cầu.
Thảo luận chung
- Trên đây là bản nháp dàn ý mong các thành viên khác góp ý sửa đổi thêm.!Atz (thảo luận) 10:45, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Nên tham khảo mô hình hoạt động của các ngôn ngữ khác đã có hội đồng trọng tài và đang hoạt động tốt công việc này. ĐHĐ ®, thảo luận ©_ 03:21, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Thời điểm không phù hợp. Lý do: thiếu thốn nhân lực và không đủ nhân tài. Cụ thể: hãy nêu tên 3 ứng cử viên bạn cho là có khả năng đứng vào "Hội đồng xử lý tranh cãi"? Tránh trường hợp thảo luận mất thời gian của cộng đồng mà bàn xong không đưa ra được nhân vật nào. ~ Violet (talk) ~ 14:19, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- en thành lập từ 2003. Tôi nghĩ thời điểm đó thì en chắc chưa có số lượng và chất lượng như vi hiện nay mà vẫn thành lập được. Việc thành lập Hội đồng ngày càng cần thiết với các mẫu thuận ngày càng gia tăng. Namnguyenvn (thảo luận) 14:39, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Thực ra, tôi chỉ mong muốn có một hội đồng tạm thời thực hiện việc trọng tài các bài trong phạm vi tôi có nêu ở trên, sau đó giải tán. Vì chắc chắn Wikipedia tiếng Việt sẽ không có trường hợp nào ngoài Đỏ vs Vàng này nữa đâu mà trọng tài. Vì vậy, tôi
- en thành lập từ 2003. Tôi nghĩ thời điểm đó thì en chắc chưa có số lượng và chất lượng như vi hiện nay mà vẫn thành lập được. Việc thành lập Hội đồng ngày càng cần thiết với các mẫu thuận ngày càng gia tăng. Namnguyenvn (thảo luận) 14:39, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Tôi không ủng hộ đề xuất thành lập hẳn một hội đồng trọng tài vô hạn định, vì quyền lực HĐTT lớn và chắc chắn ko có cơ chế kiểm soát ở Wikipedia tiếng Việt do: thành viên Wikipedia tiếng Việt rất yếu về khoảng phản biện và bất đồng ý kiến; Wikipedia tiếng Việt thiếu một chủ tịch "không chính thức" như Jimbo Wales; và nói chung cả cộng đồng thiếu tính quyết liệt đâu ra đó. Wikipedia tiếng Anh có nguồn nhân lực dồi dào từ Anh và Mỹ, họ quá quen với mấy việc trên nên họ làm được; chúng ta sẽ không thể làm thuận lợi được.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 15:04, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Một trong những người xướng ra việc này đã cảm thấy không khả thi thì tốt nhất là không nên bàn nữa, không cần thiết và không thích hợp.--Vô tư lự (thảo luận) 16:14, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Xin đừng đè chữ vào lời nói của tôi. Tôi không ủng hộ việc trao thời gian là vô hạn cho những người làm trọng tài, vì nó sẽ có sức nặng quá lớn lên Wikipedia; tôi ủng hộ một hội đồng đầy đủ chức năng nhưng chỉ giải quyết cái sự việc này hoặc có một thời gian hoạt động nhất định. Hội đồng Trọng tài có khả năng đưa ra kết quả ủng hộ ý muốn của bạn đấy, có gì mà ngại nó?--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 16:30, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Một trong những người xướng ra việc này đã cảm thấy không khả thi thì tốt nhất là không nên bàn nữa, không cần thiết và không thích hợp.--Vô tư lự (thảo luận) 16:14, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Tôi nghĩ nên bỏ tên Hội đồng trọng tài đi mà dùng tên Ban thường trực BQV hay Ban thường vụ BQV chẳng hạn. Thật ra nhờ bút chiến, 2 phe đỏ - vàng đánh nhau không thương xót mà các bài lịch sử cận đại VN đa số đều có chất lượng tốt hơn các bài tương đương trong các ngôn ngữ khác. BFriend (thảo luận) 16:22, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Chất lượng tốt? Thông tin nhiều hoàn toàn không thể gọi là chất lượng tốt, bài hiện nay đa số thiên lệch về một hướng, đầy các nghiên cứu gốc. Hai phe đánh nhau nhưng không hề có tính xây dựng, đa số chỉ để triệt hạ hoặc ngăn nhau viết, vậy thôi. Nhìn qua bên tiếng Anh đi, nhiều bài CTVN lên FA (bên đó cực khó để được FA đấy)--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 16:30, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Mỗi người có đánh giá khác nhau về một bài viết. Đây là không phải là chủ đề chính của thảo luận nên tôi cũng không muốn đi sâu làm gì. BFriend (thảo luận) 17:54, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Trong việc này thì theo mình chỉ cần 1 Bqv quyết định là đủ. Vì việc xử lý 1 tài khoản thay thế của 1 tài khoản đã bị cấm là 1 việc đương nhiên, không cần phải tự làm confuse to tát lên. Còn việc thành lập 1 hội đồng trọng tài để xử lý tranh chấp về lâu dài thì mình thấy là hợp lý và có lẽ cần thiết. Trong giới hạn thành viên thường trực và thực tế hiện tại ở Wikipedia Tiếng Việt thì thành viên phân xử chắc chắn phải nằm trong các Bảo quản viên / Hành chính viên hiện hành. Họ đã được bầu cử lên rồi ko có lý gì đi làm lại. Việc so sánh khập khiễng Bqv Wikipedia với "cảnh sát" hay đòi hỏi cộng đồng Wikipedia phải quản lý giống như 1 hệ thống chính trị quốc gia lại càng vô lý hơn. Quocviet1 (thảo luận) 20:57, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Về số lượng nhân sự, nếu là trong vụ Bolocom/BFriend thì chỉ cần 1 người là đủ, vì các bằng chứng, số lượng vi phạm thái độ văn minh, công kích người khác, sửa đổi gây hại xua đuổi thành viên, lịch trình cấm vân vân đã quá nhiều và khá rõ. Nếu là rối thịt của các tài khoản đang bị cấm thì theo đó luật mà xử thôi. Còn nếu nói đến vấn đề xử tranh chấp lâu dài thì mình nghĩ cần 5 người là đủ căn cứ theo số lượng thường trực viên trong nhóm Bqv hiện tại. 3 người thì quá ít, 7 người thì có vẻ nhiều hoặc ko thực tế lúc này với sự hạn chế số lượng Bqv làm việc thường trực. Quocviet1 (thảo luận) 21:02, ngày 30 tháng 9 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Các bạn cứ làm đi, đừng ngại gì cả. Nếu sợ không thành công hay sợ không có người thì sẽ không có gì cả mà chỉ còn lại trai cãi kéo dài. Tôi chỉ có ý kiến về cách làm việc thôi nhé, không phải lốp-py để "giành ghế" trong hội đồng này đâu nhé.--Cheers! (thảo luận) 00:59, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Tôi cũng cùng suy nghĩ giống cheers! Theo đà phát triển vốn dĩ chúng ta sẽ chắc chắn gặp càng nhiều những tranh cãi. Tuần nào cũng có rất nhiều tranh cãi ở trang BQV. Nhưng tôi theo dõi hiện giờ vẫn chỉ có Thái Nhi là BQV gần như duy nhất tham gia "ứng chiến" chịu trận. Ngoài công tác bảo quản các bạn đó còn viết bài hay còn nhiều việc khác phải làm nhưng ngày nào cũng phải chịu trận đối phó với các tranh cãi. Theo tôi việc có thêm người hỗ trợ như hội đồng gì gì đó thì là rất cần thiết. Theo tôi, thành viên hội đồng nên mở rộng ra ngoài BQV còn có những thành viên tích cực và trung hòa khác. Chúng ta không thiếu nhân tài quá đâu. Còn những Alphama, AlleinStein, Eternal Dragon, Vietuy và còn nhiều nhiều nữa... tôi nghĩ các bạn này sẽ sẵn sàng hợp tác thôi. ĐHĐ ®, thảo luận ©_ 03:18, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Eternal Dragon đang là Bảo quản viên mà
- Ban trọng tài có vai trò quan trọng bậc nhất nên thành viên của nó chắc chắn phải từ Bảo quản viên trở lên đồng thời không có bút chiến gì. Những thành viên từng bênh vực rối hoặc bênh vực cho các hành vi sử dụng rối hay các phạm quy khác không thể ở trong ban trọng tài nếu không sẽ là thảm họa. 67.67.217.182 (thảo luận) 03:33, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
vụ này chả liên quan gì đến phe đỏ phe vàng cả mà cũng chả có cái gì gọi là sự chống nhau giữa phe đỏ phe vàng hay chính kiến gì cả. Tớ chỉ thấy có 2 con rối tạo ra cả trăm tk để giả đồng thuận và tấn công người khác rồi sau khi bị cấm thì dùng tk khác vào phá tiếp. Phạm luật thường xuyên và ứng xử kém văn minh quấy rối người khác. Các nick 'vàng' mà có tư cách hay sợ mất uy tín thì kg ủng hộ đám rối này dù kayani / bolocom nhiều lần kêu réo. Tại sao trong đây có nhiều bác vàng nhưng chỉ có mỗi 1 kẻ này luôn luôn có chuyện với mọi người và bị lên án?
- 1 con rối đã bị cấm là fisher và chưa thấy trở lại có thể nghĩ lại biết mình sai cũng nên. Chỉ còn lại 1 con rối. Ít nhất bác kia biết sai và đã chấp nhận chịu cấm hết thời hạn. Chuyện tranh chấp nội dung đề tài tôn giáo chính trị là chuyện xảy ra như cơm bữa trong và ngoài wiki cũng như ở các trang tiếng khác. Chẳng thế mà có câu khi ăn cơm kg nên bàn chuyện chính trị và tôn giáo.Tmp (thảo luận) 06:59, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Em hỏi thật các bác. Các bác trả lời thật lòng. Đây là vấn đề mâu thuẫn về nội dung hay là vấn đề mà nói trắng ra là mọi người đang ghét 1 kẻ và các hành vi, văn hóa ứng xử, cách thức dùng rối, các liên tục phạm luật và các lời lẽ của hắn? Em chưa bao giờ thấy ở đây có mâu thuẫn gì quá lớn về nội dung hay về chính kiến đến mức phải thành lập hội đồng trọng tài. Đây là vấn đề tranh chấp chính kiến và nội dung hay là vấn đề về hành vi, ứng xử, văn hóa, văn minh? Em nghĩ có người đang cố ý ĐÁNH LẠC HƯỚNG vấn đề. Tại sao trước nay có cả chục bác 'vàng' mà chỉ có rối fisher và rối kayani/romelone/saranto/felo/brum/bolo/bfriend là bị ghét và bị phản đối nhiều nhất, gây náo loạn nhiều nhất và có chuyện nhiều nhất. 2 người này cộng lại có cả trăm rối chứ kg ít.Tmp (thảo luận) 07:38, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng nghĩ là chưa đến lúc phải lập cái hội đồng đó, việc tranh chấp, xử phạt cứ theo luật, chúng ta đã tin tưởng các KDV, BQV thì hãy để họ làm việc. Việc TGCV bênh vực những người được coi là "thân cô thế cô", nhằm đưa wiki có nội dung đa chiều là tốt. Tuy nhiên, nhưng những người này làm việc không đúng theo tinh thần wiki thì không thể tồn tại. Handyhuy (thảo luận) 08:16, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Qua quan sát và trải nghiệm trực tiếp tôi đồng ý rằng nhiều người không ưa thành viên X này là vì các hành động của anh ta, chứ không phải vì mâu thuẫn chính kiến và tranh chấp nội dung. Nói chung là các hành động rất cá nhân, thường quy chụp người khác, không được quân tử, đàng hoàng, tử tế. Không đúng quy định và không phù hợp với tinh thần Wikipedia. Tuy nhiên, việc thành lập Hội đồng phân xử là việc có ích về lâu về dài, và về lâu dài cũng sẽ cần. Cộng đồng phát triển đông thêm thì sớm muộn gì sau này cũng sẽ cần. Tôi không phản đối việc này. Theo tôi, thành viên trọng tài trong tình hình thực tiễn lúc này, cần có ít nhất những yêu cầu sau:
- Ít nhất là bảo quản viên.
- Đang hoạt động tương đối thường xuyên. Có thời gian theo dõi quan sát một cách khá sâu sát các diễn biến ở đây. Vì dù cho là người uy tín nhất Wikipedia tiếng Việt như Minh mà không có thời gian theo dõi thường xuyên thì cũng không làm gì được. Tương tự, một BQV có kinh nghiệm giải quyết và hiểu biết sâu rộng về các đề tài gai góc như lịch sử, chính trị là bạn Tcmt không vào thường xuyên thì cũng không giải quyết gì được.
- Chưa từng tham gia "bàn phím chiến" hoặc có tai tiếng gì lớn ở các đề tài gai góc dễ dẫn tới bàn phím chiến, dễ nảy sinh mâu thuẫn như chính trị, lịch sử, tôn giáo. Đặc biệt nếu thành viên đó chưa từng cho thấy một quan điểm chính kiến về các đề tài nói trên quá nghiêng về một phía thì càng tốt. Nếu sở thích của họ là ở các lĩnh vực khác (căn cứ trên lịch sử sửa đổi) thì càng hay. Vì nếu có những người có quan điểm chính trị mạnh và nghiêng về một phía quá đà trong hội đồng trọng tài có khả năng đưa tới tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi".
Theo các đặc điểm trên, tôi mạn phép "đề cử" một vài thành viên bảo quản. Có thể xem đây là sự đề xuất, "tiến cử", sự ủng hộ, sự tin tưởng, hay một ví dụ minh họa đều được: DHN, Thái Nhi, TuanUt, Trungda, Cheers, Violet, Eternal Dragon. Tôi không rõ họ có muốn tham gia hay không nhưng tôi ủng hộ và tin tưởng những thành viên này làm trọng tài căn cứ trên các tiêu chí ở trên. Các thành viên trên có người xử nhẹ, có người xử nặng, người xử nhanh, người xử chậm với rối và các trường hợp phá hoại, nhưng nói chung các hành động đó xuất phát từ mong muốn ổn định Wikipedia và sự kiên quyết mạnh tay với những tài khoản rối phá hoại dai dẳng năm sáu năm qua. Họ có kinh nghiệm phân xử, giải quyết các vấn đề nóng. Họ có kinh nghiệm chống phá hoại, chống rối, chống các hành động phạm luật trên Wikipedia. Họ là những người có thái độ trung lập về chính trị và không thấy một chính kiến cực đoan nghiêng quá về một phía. Do đó tôi cho rằng những thành viên này sẽ đảm nhiệm tốt công việc trọng tài và giải quyết êm đẹp các tranh chấp như họ đã từng làm. TBD (thảo luận) 19:19, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Đã là trọng tài thì phải đa dạng chứ toàn BQV không thì không ổn rồi. BQV thường thì hay ủng hộ nhau lắm nên quan tòa này nọ gì có cũng như không. Mình tin là BQV hay thành viên thường nào cũng có thể ra ứng cử hoặc được đề cử làm trọng tài. Bất cứ ai được đa số cộng đồng tin tưởng thì được làm trọng tài thôi cần gì phải làm BQV mới được ra ứng cử? Cứ làm BQV là xứng đáng làm trọng tài hơn thành viên bình thường? Đừng thần thánh quá BQV quá. Nói chung thì BQV cũng chỉ là thành viên bình thường với những công cụ đặc biệt.Trongphu (thảo luận) 22:50, ngày 2 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Không hy vọng đa dạng được đâu, bởi vì trong cộng đồng wiki Việt thì uy tín, khả năng dàn xếp tranh cãi và kinh nghiệm xử lý điểm nóng đều tập trung chủ yếu vào các BQV, nên nếu có thì thành viên mà không phải BQV cũng chỉ là thiểu số. Muốn hội đồng đa dạng và có sức mạnh thì phải chờ thời gian, khi đội ngũ công nhân wiki trở nên lành nghề và đông đảo hơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:43, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Dĩ nhiên các BQV sẽ là ứng cử viên sáng giá hơn cho HDTT nhưng không phải vì vậy mà thành viên bình thường không được tham gia. Ai cũng được quyền ra ứng cử hoặc đề cử (dĩ nhiên cũng như BQV cũng phải có số sửa đổi ít nhất và thời gian tối thiểu), còn chuyện có được làm HDTT hay không thì phải do cộng đồng quyết định. HDTT có thể sẽ đa số là BQV nhưng ít nhất cũng phải có 1, 2 thành viên bình thường. Nói chung ý của mình là ai cũng có thể ra tranh cử làm HDTT chứ không phải chỉ riêng BQV mới có thể ra tranh cử làm HDTT.Trongphu (thảo luận) 22:11, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Về mặt tâm lý, các BQV đã có gánh nặng trách nhiệm bảo quản một cách danh chính ngôn thuận, nảy sinh một áp lực tự nhiên phải công tâm trong nhìn nhận và xử lý sự việc. Điều này các thành viên bình thường không có, do đó dễ hành xử theo cảm tính hơn. Tôi nghĩ không nên sợ các BQV bênh vực nhau. Lâu nay hiếm thấy có những trường hợp bênh vực bằng hữu lộ liễu trong hàng ngũ BQV, trong khi điều này thấy rất nhiều và khá lộ liễu ở một số thành viên bình thường. Khi đưa ra xử lý thì dĩ nhiên phải có tranh chấp, bút chiến. Tôi chưa thấy BQV nào tham gia bút chiến. Các BQV không thể bênh vực nhau khi không có đối tượng BQV để bênh vực. Bên Wikipedia Tiếng Anh có số lượng thành viên tham gia đông áp đảo, đông nhất các dự án của Wikimedia, nên tỷ lệ những người cực kỳ uy tín và đóng góp tốt (mà không phải BQV) rất cao, thế nhưng số lượng những người này trong hội đồng trọng tài vẫn rất ít, tuyệt đại đa số thành viên trọng tài đều là các BQV và họ vẫn vận hành tốt. Wikipedia Tiếng Việt ít người hơn nhiều, các thành viên uy tín và được tin tưởng nhất hiện nay đều là các BQV, căn cứ trên tình hình thực tế này ở Wikipedia Tiếng Việt thì việc các thành viên bảo quản kiêm nhiệm vai trò trọng tài là hợp lý nhất. TBD (thảo luận) 10:07, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC) Trong số những người muốn lập ủy ban trọng tài em thấy có những con rối vừa bị cấm và những người có thành tích bênh rối nhiều năm qua, lại còn đòi trọng tài thì không được là bqv. Ngoài những người thật lòng chân chính ra thì em nghi ngờ con rối và những người có thành tích bênh rối đang cổ vũ việc thành lập trọng tài mục đích là để tước bớt quyền của các bqv. Kg biết đây có phải là mục đích thật sự của quý vị hay kg nhất là kẻ từng bị các bqv cấm nhiều lần. Tmp (thảo luận) 05:49, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC) Vụ này ban đầu bác TGCV đưa ra là để xử vụ bolocom/bfriend bây giờ các rối này đã bị cấm. Em thấy kg có nhiều lý do thành lập hội đồng này bây giờ. Tmp (thảo luận) 05:49, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy lúc này chưa cần thiết.Khi nào cần thiết sẽ tính nhau. Lúc đấy làm cũng chưa muộn. Nguoicaycoruong (thảo luận) 00:18, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Bàn về nhiệm kỳ của hội đồng
Xin lỗi vì lập cái mục riêng như thế này. Tôi nghĩ hội đồng cần có một nhiệm kỳ nhất định vì các lý do sau:
- Quyền của một hội đồng như vậy là rất lớn, có thể gọi là có thể thay đổi xu hướng làm việc ở một lĩnh vực nên cần phải có nhiệm kỳ đàng hoàn.
- Wikipedia tiếng Việt chỉ có một sự vụ bút chiến này là lâu và nghiêm trọng nhất (ngoài ra có vài vụ liên quan tới Đồng tính luyến ái nhưng tôi không thấy nghiêm trọng và lâu bằng) nên không cần một hội đồng vô hạn.
- Thành viên Wikipedia tiếng Việt ít có thái độ phản biện. Thường mọi người bỏ phiếu theo số đông và ít thấy ai chống lại một BQV cả (kể cả chống lệnh cấm cũng thường dẫn tới chìm xuồng) nên tôi e không có ai kiểm soát quyền của hội đồng được. (Wikipedia tiếng Việt không được hỗ trợ mạnh từ Meta hay Jimbo Wales giống tiếng Anh)
Tôi đề xuất hội đồng nên có nhiệm kỳ 1 năm, sau đó giải tán. Nếu cần ta sẽ bầu lại nữa. Một năm tôi nghĩ sẽ vừa đủ để chúng ta giải quyết hầu hết các vấn đề hiện tại. Nó cũng phù hợp với Wikipedia tiếng Anh là nhiệm kỳ của trọng tài là 1 năm (chính xác một năm sẽ bầu lại 1/2 hội đồng, mô hình theo thượng viện Mỹ để giúp các trọng tài ra quyết định khó).--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 03:54, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Chắc chắn phải cần có nhiệm kỳ rồi. Quyền lực quá cao không thể làm vĩnh viễn được. Đa số các tổng thống hay thủ tưởng gì trên thế giới đều có nhiệm kỳ hết. Trong trường hợp Wikipedia thì nhiệm kỳ 1 năm là ổn. Mỗi một năm nếu thấy cần thì phải bầu lại.Trongphu (thảo luận) 22:52, ngày 2 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Trưng cầu chọn phương án chính
Ở trên có những 2 đề xuất khác nhau, vì vậy, chúng ta nên chọn đề xuất cơ bản để tập trung vào thảo luận thay vì đi lan man như hiện nay. Tôi đề nghị mọi người trưng cầu ý kiến trước trong vòng 1 tuần, nếu tỷ suất chọn bên nào nhiều hơn thì ta tập trung vào thảo luận bên đó.
Phương án trưng cầu có 3 loại ý kiến: Chọn phương án A (đề xuất của TGCV, phương án B (đề xuất của Atz) và bác bỏ cả 2 phương án. Mỗi ý kiến đều phải phân tích lý do lựa chọn của mình chứ không đơn thuần thể hiện ý chí lựa chọn trên cảm tính. Thái Nhi (thảo luận) 03:57, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Đề xuất của Tham Gia Cho Vui
- Đồng ý Tôi phát pháo trước. Tôi tán thành đề xuất cơ bản của TGCV, bởi các lý do sau:
- Đề xuất hướng đến một cơ chế làm việc linh hoạt (chứ không phải một cơ chế tổ chức cứng nhắc). Điều này phụ hợp với đặc điểm nhân lực còn mỏng yếu của vi.wiki khi hình thành 2 cơ chế độc lập, với những tiêu chuẩn bầu cử riêng và hoạt động riêng.
- Đề xuất thể hiện cơ chế tập thể làm việc mang tính thời vụ, chỉ nhằm giải quyết những vụ việc có tính nghiêm trọng, không nằm trong quy định cụ thể, nhằm giảm bớt sai sót của các BQV khi làm việc độc lập.
- Đề xuất tuân thủ quy tắc "Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm dân chủ" khi đặt cao vấn đề đồng thuận giữa các BQV hơn là bỏ phiếu, một biện pháp đất đắc dĩ sau cùng. Việc hình thành cơ chế đồng thuận giữa các BQV vừa giảm sai sót của các BQV, vừa tạo một thông lệ giải quyết mâu thuẫn bằng đồng thuận cho các thành viên.
- Cuối cùng, tôi nhận thấy đề xuất ở mức phác thảo, nhưng có phân tích chi tiết và cái nhìn toàn diện hơn đề xuất B. Vì vậy tôi chọn đề xuất của TGCV. Thái Nhi (thảo luận) 03:57, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Thắc mắc về đề xuất của TGCV
- Ý kiến Cho hỏi là trong đề mục "biện hộ" thì làm thế nào để biết được người nói đang biện hộ về cái gì, biện hộ cho cái gì, và trả lời cho câu hỏi nào ? Người viết phải trích dẫn ra một đoạn hội thoại nào đó để cho người đọc thấy họ đang trả lời cho cáo buộc nào ? Và phân chia các tiểu mục thế nào để không làm gián đoạn mạch tranh biện giữa hai nhóm với nhau (biện luận thì chắc phải có hỏi -> trả lời -> chưa rõ hỏi tiếp tập 2 -> trả lời tập 2...) ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:14, ngày 2 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Đề xuất của Atz
- Đồng ýTôi ủng hộ phương án của Atz. Đã làm thì làm cho bài bản. BFriend (thảo luận) 04:02, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Ý kiến khác
- Wiki Tiếng Việt còn ít người. Làm gì nên đơn giản và thực tế. Tôi thấy trọng tài hiện nay là những bảo quản viên tham gia quản lý thường xuyên vậy mới tâm phục khẩu phục. Không thấy thành viên nào khác có tư cách trọng tài hơn. Làm trọng tài có quyền quyết định sau cùng thì còn quan trọng hơn cả bảo quản viên. Ngoài các bảo quản viên đang tham gia quản lý thường ngày ra tôi không thấy có nhân tuyển nào khác xứng đáng. Tôi thấy chỉ có cách đó thôi là ổn thỏa. Vừa đơn giản vừa thực tế. NhoCaMau (thảo luận) 07:29, ngày 2 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Em thấy có vài ý kiến bên trên rằng chưa cần lập. Kg biết có nên đưa xuống phần dưới trưng cầu hay kg. Nếu hội đồng trọng tài xử trí làm giảm thiểu được tệ tấn công qui chụp như "bạn vặn nguồn bảo vệ niềm tin" ăn nói kiểu đấy để chọc cho người khác mất bình tĩnh sẽ bị xử thẳng tay thì em ủng hộ 2 tay. Tmp (thảo luận) 17:19, ngày 2 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Phần trưng cầu nhằm mục đích chọn phương án nào thôi, chứ việc thành lập HĐTT thì có lẽ không ai phản đối đâu. Cũng đã đến lúc cần một cơ chế quyết định tối hậu rồi. Thái Nhi (thảo luận) 17:33, ngày 2 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Vấn đề là tình hình hiện nay muốn cấm một con rối/rối thịt thì quá khó và quá chậm/lâu. Phải tìm bằng chứng và thảo luận dài dòng. Trong khi đó tạo ra một con rối khác thì quá dễ và nhanh. Do đó muốn giảm nhẹ tình trạng dùng rối gây hại Wikipedia thì nên cấm mạnh và cấm nhanh gần tương đương với sự dễ dàng và nhanh lẹ trong việc tạo rối khác. Như thế thì kẻ gây hại mới không lờn và biết sợ. Nếu thành lập đội ngũ xử lý có thể đáp ứng được nhu cầu này thì tốt. 99.179.100.148 (thảo luận) 06:01, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Chả có cách gì để có thể cấm rối thịt nhanh được cả. Cái gì cũng cần có bằng chứng. Mà bằng chứng thì cần phải có thời gian. Dĩ nhiên nếu cấm quá vội vã trước khi có bằng chứng thì sẽ dẫn tới tình trạng cấm oan người vô tội. Đừng nên đi theo chính sách kiểu như "thà cấm nhầm con hơn bỏ sót", nó cũng không khác gì mấy với chính sách vô đạo đức ác ôn "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót". Nếu bạn muốn nhanh chóng thì HDTT sẽ không đáp ứng được đâu. Nó chắc chắn sẽ kéo dài thêm thời gian tranh cãi chứ không có nhanh hơn đâu. Hãy nhìn ví dụ một trường hợp nè. Đưa bằng chứng rối thịt ra, thảo luận cho đã rồi cấm thành viên rối thịt A, B. Sau đó A, B kiện cáo lên HDTT tiếp. Rồi tranh cãi cả tháng nữa mới xong. Tốn bao nhiêu công sức, không biết có được lợi lộc gì không.Trongphu (thảo luận) 06:14, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Trưng cầu ý kiến về việc lập Hội đồng trọng tài
- Tôi thấy cộng đồng vẫn còn "lăn tăn" chưa quyết định rõ có nên lập hội đồng không nên mạn phép trưng cầu ý kiến ngắn gọn sau (xin lưu ý cuộc trưng cầu này chỉ mang tính thăm dò dư luận và không có giá trị pháp lý gì cả, bởi vậy các thàưh viên nên chỉ dùng 1 tài khoản duy nhất để thể hiện ý kiến của mình. Không cần tranh luận, chỉ cần có hoặc không thôi). Tôi dự định cuộc trưng cầu này sẽ diễn ra trong 1 tuần .Atz (thảo luận) 11:29, ngày 2 tháng 10 năm 2013 (UTC).[trả lời]
Có, nên thành lập
- Như Thái Nhi nói ở phần trên, các thành viên nào đã chọn Có, xin vui lòng chọn dùm thêm phương án nào các bạn chọn luôn nhé, cảm ơn. Atz (thảo luận) 04
- 00, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)
Bạn chọn Chọn phương án A, đề xuất của TGCV hay phương án B, đề xuất của Atz, hoặc bạn có phương án khác (phương án C...) thì cho biết cụ thể thêm.
- Y Nên lập, phương án B Atz (thảo luận) 11:19, ngày 2 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Y Nên lậpBFriend (thảo luận) 11:21, ngày 2 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]- Phiếu của con rối.--Vô tư lự (thảo luận) 16:10, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Y Nhất thiết. Theblues (thảo luận) 11:35, ngày 2 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Y Nhất thiết. Myhanh (thảo luận) 15:54, ngày 2 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Y Nên lập. Nên bầu cử kiểu bầu cử quốc hội khắp nơi. Mỗi người chọn một người đại diện cho mình trong ban trọng tài. Những người nào được nhiều phiếu nhất thì vào ban đó. Cần vài người dự khuyết, cho trường hợp trọng tài không thể tham dự trong thời gian đó. Trước hết đặt tiêu chuẩn ai được quyền ứng cử. Không nên chỉ dành cho những người BQV. Lý do mình đề nghị ý kiến này vì ít nhất những người trong nhóm thiểu số nhờ vậy cũng có được tiếng nói đại diện, không cảm thấy lạc lõng. Tránh trường hợp là chỉ có tiếng nói của phe đa số. DanGong (thảo luận) 09:32, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- En wiki thì gặp phải vấn đề tâm điểm Anh-Mỹ còn Vi wiki thì có lẽ là tâm điểm Bắc Kỳ, không biết đây có phải là ý muốn nói của DanGong chăng?, nếu không phải thì xin phép tôi mạo muội.--Phương Huy (thảo luận) 12:17, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Thưa bạn Phương Huy, đây chỉ là suy nghĩ chung chung và có giá trị với cả các xã hội. Nó tạo cho phe thiểu số, phe yếu thế được lên tiếng và được lắng nghe không bị đưa ra ngoài rìa của xã hội. Đó cũng là hình thức bầu cử Quốc hội tại Âu châu lục địa, khác với Anh, hay Hoa Kỳ ở Mỹ châu, nơi mà "the winner takes it all".
Thưa bạn TBD xin hãy bỏ ý thức hệ ra ngoài cuộc tranh cãi này. Cái gì tốt cho cộng đồng Wiki, rồi nhờ đó người đọc cũng hưởng lợi, thì ta làm.Mình cho là nếu làm việc theo tinh thần trên, ta sẽ được một cộng đồng mạnh và đa dạng. DanGong (thảo luận) 17:34, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Xin được hỏi bạn DanGong các ý kiến và đề xuất của tôi ở đây có chỗ nào liên quan đến ý thức hệ? Chỗ nào không vì sự phát triển của Wikipedia? Chỗ nào thiếu trung lập? Chính tôi cũng đề xuất thành viên trọng tài phải là các BQV có thái độ trung lập về chính trị. Nếu bạn không đồng ý với các ý kiến của tôi, hay không tán đồng nhân tuyển nào tôi đề xuất thì vui lòng phản biện, tranh luận có thiện ý và vào đúng vấn đề đang bàn. Bạn không nên quy chụp thiếu thiện ý giống như một thành viên vừa bị cấm cách đây không lâu. Còn về vấn đề ý thức hệ thì tôi nghĩ bạn nên "khuyên" chính mình. Hãy chỉ ra người khác nói gì chưa đồng ý, nói gì chưa đúng, nói gì không hợp lý, thay vì quy chụp ai nói khác mình là đều vì "ý thức hệ". Đó không phải là cách hành xử tử tế văn minh. TBD (thảo luận) 07:27, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Thưa bạn TBD, bạn cho là Wiki không phải là nơi thử nghiệm dân chủ, đọc nghe như "Dân chủ" là cái điều gì cấm kỵ. Thiệt ra bạn đang thực hành nó bằng cách nêu lên ý kiến, cũng như cho các người khác lên tiếng nói. Dân chủ theo tôi chỉ là xem người khác bình đẳng với mình và tôn trọng ý kiến của họ.
Theo tôi không văn minh là không đi sát với vấn đề thay vào đó chỉ trích từ này từ kia một cách mập mờ, lại lôi những người khác vào làm to chuyện. Mời bạn trở lại vấn đề chính. Nếu còn ấm ức xin sang trang thảo luận cá nhân.DanGong (thảo luận) 08:33, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Thưa bạn TBD, bạn cho là Wiki không phải là nơi thử nghiệm dân chủ, đọc nghe như "Dân chủ" là cái điều gì cấm kỵ. Thiệt ra bạn đang thực hành nó bằng cách nêu lên ý kiến, cũng như cho các người khác lên tiếng nói. Dân chủ theo tôi chỉ là xem người khác bình đẳng với mình và tôn trọng ý kiến của họ.
- Tôi đã gạch bỏ những phần quy chụp vô căn cứ và lạc đề của bạn. Dùng những lời lẽ như thế và quy chụp người nói khác ý mình là "ý thức hệ", "ấm ức" không phải là thái độ thiện ý và văn minh. Tôi vừa mới nói vào đúng chính đề ở đây thì ngay sau đó bạn "khuyên" tôi "trở lại chính đề" thì thật là khó hiểu. Bạn "khuyên" trở lại chính đề trong khi comment vừa rồi chỉ thấy bạn nói ngoài lề và quy chụp tôi thế này thế kia. Lời khuyên nên đi đôi với việc làm thì mới được tôn trọng. Đây cũng là vấn đề chính mà tôi nhắc nhở bạn: Nếu bạn tiếp tục nói lạc đề, ngoài lề, quy chụp cá nhân người khác mà không phản biện vào đúng vấn đề đang bàn một cách có thiện ý thì chính là bạn đang phá hoại cuộc thảo luận này. Và cuộc thảo luận thành lập hội đồng trọng tài Wikipedia Tiếng Việt sẽ không đi đến đâu cả. Về vấn đề "Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm về dân chủ" thì đó không phải là ý kiến của riêng tôi, mà đó là quan điểm của các thành viên sáng lập và điều hành Wikipedia sau 3 năm thảo luận và hình thành nên một quy định chung. TBD (thảo luận) 19:04, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Con người tự tin thì không cần phải dựa vào câu nói của người khác, để cho là mình nói đúng, hay không lưon lẹo để bóp méo câu nói người khác.Mình đề cử mô hình bầu cử để cho hội đồng trọng tài thực sự đại diện cho mọi người. Chuyện này cũng cấm hay sao? DanGong (thảo luận) 19:18, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Bạn là thành viên sinh hoạt lâu năm, không nên "nhầm lẫn" giữa câu nói và một quy định chính thức của dự án Wikipedia. Tôi nhắc bạn về thái độ văn minh, hành vi quy chụp và các lời lẽ không phù hợp chứ không ai cấm bạn "đề cử mô hình bầu cử"! Những câu tôi gạch bỏ của bạn không có nội dung "đề cử mô hình bầu cử". TBD (thảo luận) 19:36, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Nếu chỉ đơn giản thế thì làm gì có chuyện. Đương không bạn lại mang câu "Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm về dân chủ" ra răn đe.
Nếu không có tật tại sao giật mình.DanGong (thảo luận) 19:59, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Nếu chỉ đơn giản thế thì làm gì có chuyện. Đương không bạn lại mang câu "Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm về dân chủ" ra răn đe.
- Nhắc bạn một lần nữa xem lại cách ăn nói và ngôn từ của mình. "Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm về dân chủ" không chỉ là một "câu", mà là một quy định chính thức của Wikipedia. Trong trang này tôi và đã có BQV khác trích dẫn quy định này. Bạn không nên quy chụp người khác là "có tật giật mình" chỉ vì dẫn lại một quy định chính thức của Wikipedia. TBD (thảo luận) 20:10, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Thật ra không tồn tại "phe đa số", "phe thiểu số" trên Wikipedia này. Thành viên và tài khoản Wikipedia không có những đặc điểm khác biệt rõ ràng như ngoài xã hội (màu da, văn hóa, vùng miền, mức độ đóng thuế, trách nhiệm công dân) đủ để hình thành một phe. Trừ phi gọi những thiểu số vi phạm quy định Wikipedia là "phe thiểu số", còn tất cả người còn lại là "phe đa số". Vai trò dân biểu Quốc Hội khác với vai trò trọng tài. Càng không thể áp đặt mô hình chính trị vào cách điều hành một sân chơi cộng đồng Internet; mỗi nơi có các đặc điểm thực tiễn riêng biệt khác nhau, không thể đem cái này áp đặt rập khuôn lên cái kia. Trang hướng dẫn về tinh thần Wikipedia cũng nói rõ Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm mô hình dân chủ. TBD (thảo luận) 10:05, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- "Phe đa số" thực chất là "phe thiểu số" + xài nhiều tài khoản và IP.--Phương Huy (thảo luận) 12:13, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Chẳng có bằng chứng thống kê nào rằng thì là đa số người ở đây là người Bắc. Nếu bảo người Trung, người Nam, người Việt hải ngoại cũng cần có tiếng nói thì cũng kg có cách nào kiểm chứng. Chẳng lẽ ai muốn vào HĐTT phải trình giấy tờ lý lịch với Wiki. Tmp (thảo luận) 05:39, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Ngay cả những người trong một vùng, cùng một tôn giáo cũng có thể có những tư tưởng, nhận xét khác nhau. Muốn biết có hay không, thì ta nên để lá phiếu quyết định. DanGong (thảo luận) 06:56, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Một ần nữa lưu ý câu Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm về dân chủ là một quy định chính thức của Wikipedia, nằm trong cột trụ thứ nhất của 5 cột trụ. Câu này hàm ý là mọi mâu thuẫn cần được giải quyết bởi các quy tắc ứng xử để đi đến đồng thuận giữa các thành viên với nhau và biểu quyết chỉ là phương án bất đắc dĩ sau cùng khi các phương án đồng thuận đều đã thất bại. Cùng với câu Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm về tình trạng vô chính phủ, Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm về dân chủ thể hiện tôn chỉ mong muốn cộng đồng được xây dựng trên tinh thần thỏa hiệp giữa các thành viên bằng cách hãy tìm cách trình bày sao cho đối phương có thể đồng ý thay vì tìm cách khẳng định quan điểm của mình là đúng. Thái Nhi (thảo luận) 00:48, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Y Nên lập, vì việc này rất tốt làm cơ sở nền tảng để xây dựng wiki tiếng Việt ta ngày càng vững mạnh hơn Hội đồng Trọng tài (thảo luận) 07:24, ngày 14 tháng 11 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Theo cá nhân tôi : Hà Anh Tuấn, nên thành lập hội đồng trọng tài càng sớm càng tốt, Trân trọng
- Y Nên lập, theo phương án của tôi, gọi là phương án M theo tên tôi là Mỹ. Phương án này cần một số người đang ở Việt Nam, và một số người ở nước ngoài, với số đầu người ngang nhau. Điều đó có nghĩa là hội đồng gồm 50% người ở Việt Nam, và 50% ngưòi ở nước ngoài. Điều này quan trọng, cần thiết, và bắt buộc. Có những người có ý kiến có thể bị nhà đương cục trong nước Việt Nam gây khó dễ, ngăn chặn, hay làm nguy hiểm đến tính mạng người đó, khiến họ không làm được nhiệm vụ Wiki. Vì vậy, số người này thường có khuynh hướng nghiêng về phe Đỏ, hay không phản đối phe Đỏ. Số những người ở nước ngoài thì đương nhiên có nhiều khuynh hướng phong phú hơn, không loại trừ khả năng họ cũng nghiêng về phe Đỏ, hay không phản đối phe Đỏ. Nói tóm lại, phương án này không làm cho phe Đỏ bị thiệt.
Để phương án được thực hiện, những người tham gia ứng cử phải có tên chính thức, có địa chỉ, số điện thoại thật, có thể xác minh được. Những ai không thể xác minh được thân phận thì không đủ tư cách ứng cử. Một trong cách xác minh, là phải gửi lên YouTube một video clip có thấy người, thấy mặt, thấy nhà, thấy đường phố hay thôn xóm thật. Người ở Việt Nam, trong Video Clip phải có người đại diện uỷ ban xã, có người mặc quần áo công an, có lời nói chứng nhận đương sự. Người ở Mỹ thì rất dễ kiểm tra, vì khi đánh tên họ và địa chỉ lên Google thì có kiểm chứng ngay. Vì thế, trên Video Clip chỉ cần thấy có người đi ra vào nhà, nhìn thấy số nhà, tên đường phố là được.
Phương án này giúp cho những người ứng cử cảm thấy gánh nặng trách nhiệm hơn, khiến họ cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi quyết định, mà không nông nổi nhẹ dạ theo cảm tính của thái độ chính trị của họ. Họ cũng được nâng cao lòng tự trọng hơn, và dễ nhìn nhận thiếu sót của mình, dễ thấy được cái đúng của người có ý kiến khác mình. Điều đó làm những người cùng làm nhiệm vụ dễ xích lại gần nhau hơn, dễ đi đến với nhau hơn, vì cả đôi bên đối nghịch đều đi đến chân lý cả. Trần Anh Mỹ (thảo luận) 01:52, ngày 23 tháng 11 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Không, chưa phải lúc
- Chưa đồng ý Ý tưởng khá hay nhưng chỉ tiếc rằng nhân lực của Wikipedia tiếng Việt giờ quá ít ỏi. Với cái đà này phải thảo luận ròng rã (sẽ tốn rất nhiều thời gian từ rất nhiều thành viên) mấy tháng nữa thì mới có hội đồng này nọ được. Một khi đã có hội đồng trọng tài gì đó rồi, chưa chắc gì sẽ giải quyết được trò trống gì. Nhiều khi tốn công tốn sức mấy tháng trời cuối cùng nước đổ lá trà. Bài giờ giao trách nhiệm ứng xử cho BQV được rồi còn tạo thêm quan tài này nọ = kiện cáo dai dẳn hơn nhiều, tốn thời gian hơn nhiều. Chả thà bỏ thời gian ra viết bài coi vậy còn có ích hơn dính vô kiện cáo tùm lum. Mạnh tay với rối là đúng rồi. Đã phạm luật còn la làng gì nữa?Trongphu (thảo luận) 22:39, ngày 2 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Mình bỏ phiếu chống rồi còn thêm ý kiến ở trên nữa có lẽ hơi mâu thuẫn nhưng thật ra là phiếu chống này nói lên quan điểm của mình là HDTT gì đó hiện giờ chưa cần thiết. Chỉ tổ tốn thêm thời gian vô bổ chứ không biết có giải quyết được tình trạng hỗn loạn như hiện này không hay là kéo dài thời gian rùm ben lên. Còn những thảo luận của mình ở trên là dành cho "nếu trong trường hợp cộng đồng quyết định lập HDTT rồi", những thảo luận của trên của mình là ý kiến của mình về cơ cấu của HDTT. Trongphu (thảo luận) 06:31, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Mình nghĩ mâu thuẫn chưa đến mức phải dành cả một nhóm người mất công sức và thời gian để nghiên cứu, cãi nhau, ra quyết định, mất thời gian mà không làm được việc chính là mở thêm bài, sửa bài. Các ngôn ngữ khác như tiếng ANh, tiếng Pháp có rất đông thành viên trên toàn thế giới, nên có thể làm được. Vấn đề hiện nay chỉ là hai nhóm, lề trái và lề phải cãi nhau chỉ trong một nhóm bài nhạy cảm nào đó theo nhận xét chủ quan của tôi, không đến mức phải có hội đồng trọng tài. Có lẽ nên chờ một thời gian nữa chăng?HNN12 (thảo luận) 10:55, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Em chả thấy "phe" trái phải nào cãi nhau cả. Chỉ thấy 2 con rối tạo nhiều tk khác nhau để phá hoại và tạo đồng thuận dỏm trong khi đang bị cấm. Ở đâu cũng thế có nhiều bất đồng và cãi nhau lắm kg thể gì cũng đổ cho phe phái đánh nhau. Vấn đề là các thành viên tôn trọng tôn chỉ của wiki và giải quyết mâu thuẩn cho đúng cách. Tri pháp phạm pháp thì phải xử kg thể gọi đó là 2 phe cãi nhau. Tmp (thảo luận) 05:46, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý. Chưa cần thiết. Handyhuy (thảo luận) 01:33, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Chỉ làm cồng kềnh thêm bộ máy, không chắc đã giải quyết được gì, có thể còn làm phức tạp hơn tình hình.--Vui Mừng (thảo luận) 18:08, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Mặc dù đây là ý tưởng hay nhưng lúc này chưa phải lúc, vì số BQV và thành viên tiềm năng còn rất ít, thứ hai, trong 1 số trường hợp HĐTT chỉ làm rối loạn tình hình và có khi là cũng chả giải quyết được gì cả.LM10-/talk\- 10:57, ngày 6 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý ý tưởng hay nhưng áp dụng ở wiki Việt theo tôi hơi khó bởi độ trung lập của nó vẫn còn nhiều hạn chế, nước ngoài họ làm được bởi tính trung lập họ tốt hơn. Việt Nam ta không phải do thiếu nhân lực mà do những nguyên nhân chính trị khác nên tôi chắc là khó có thể thành công mà chỉ làm tình hình phức tạp hơn, do đó tôi phản đối. NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ (thảo luận) 00:27, ngày 8 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Như NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ đã viết ở trên, hiện nay nếu mở tranh luận chính thức trên Wiki tiếng Việt sẽ xảy ra tình trạng thiếu những người có đủ khả năng kiềm chế để tham gia tranh luận. Mỗi một cuộc tranh luận về vấn đề lịch sử - chính trị như vậy xảy ra là một lần người đứng ngoài cuộc như tôi cũng phải ngán ngẩm về kỹ năng tranh luận của người Việt. Faragona (thảo luận) 17:14, ngày 23 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Xem sơ qua đề nghị của các bạn tôi còn có điểm băn khoăn: Khi không đủ các thành viên trong Hội đồng cho ý kiến về một vấn đề thì sao? Nếu vì lý do cá nhân, đa số thành viên Hội đồng nghỉ dài (như một số BQV) thì vấn đề "đệ trình" lên họ giải quyết ra sao? Vì sao lại "nghiêm cấm thành viên không liên quan tham gia ý kiến"? Wikipedia có tính mở, ai có thời gian xem xét một vấn đề đều có thể tham gia đóng góp. Lộ trình tuy được vạch ra nhưng với từng vấn đề mà Atz nêu ra trong lộ trình cũng sẽ mất nhiều thời gian tranh luận.--Trungda (thảo luận) 09:58, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Tôi cũng đang có cùng qua điểm với Trungda. Hiện tại lực lượng của vi.wiki còn khá mỏng nên chúng ta không thể nào chạy theo en.wiki để thành lập hội đồng này. Đồng thời, giả sử nếu HĐTT được thành lập thì khi phân xử thường thì bên thua kiện cũng sẽ rêu rao hội đồng không công bằng này nọ giống như hiện trang BFriend vừa qua. Vậy thiết nghĩ nếu HĐTT được thành lập thì liệu sự hoạt động đó có thật sự hiệu quả như mong đợi qua ý kiến của tôi và Trungda hay không?. Tuấn Út - Thảo luận 12:58, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Hội đồng trọng tài nếu thành lập, theo tôi chủ yếu cũng chỉ dùng để đề phòng và tạo tiền đề cho sau này, còn hiện tại không có chỗ dùng thực tế. Bên Wikipedia Tiếng Anh số lượng người tham gia, số lượng thành viên hoạt động thường xuyên, bao gồm cả các tuyên truyền viên của các phe phái chính trị khác nhau, không khí hoạt động đông áp đảo và khác xa bên đây. Do đó họ dễ nảy sinh các tranh chấp nội dung lớn, và số lượng trường hợp tranh chấp lớn (chính đáng) về nội dung là cao. Hội đồng trọng tài thành lập bên đó là để giải quyết nhu cầu thực tiễn này. Còn bên Wikipedia Tiếng Việt chúng ta thì khác, tôi điểm qua tình hình 1 năm nay thấy không vụ nào đủ lớn, đủ xứng đáng đưa ra Hội đồng trọng tài. Muốn đưa ra Hội đồng trọng tài thì trước hết các thành viên phải pass quy tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên, nhưng rất ít lần nào Wikipedia Tiếng Việt cần thiết cho quy trình này, và chưa lần nào các bên thực hiện nghiêm chỉnh và pass quy trình này. Còn những vụ việc như giải quyết, phân xử, hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn nhỏ, nhắc nhở và cấm tài khoản con rối/rối thịt và các trường hợp về thái độ văn minh, công kích cá nhân thì các BQV đều tự làm được, theo luật mà làm..... Nói cách khác, giả sử Hội đồng trọng tài được lập ra 1 năm trước thì đến nay hội đồng này vẫn chỉ là ngồi không. Do đó, tôi đề nghị một là duy trì hiện trạng, chưa cần thiết. Hai là nếu thành lập thì thành viên của nó vẫn chỉ là các BQV mà thôi. Với thực tiễn Wikipedia Tiếng Việt lúc này nếu nghĩ rằng có thành viên nào khác lên làm trọng tài lên trên các BQV là điều không thực tế. TBD (thảo luận) 18:45, ngày 3 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Ngay cả những người trong một vùng, cùng một tôn giáo cũng có thể có những tư tưởng, nhận xét khác nhau. Muốn biết có hay không, thì ta nên để lá phiếu quyết định. DanGong (thảo luận) 06:56, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Lá phiếu đã quyết định nên ai là BQV. Giờ lại bảo lá phiếu quyết định nên ai là trọng tài (cao hơn BQV) thì nhân tuyển nên trong nhóm các BQV thì mới hợp lý. Theo trình tự từ thấp đến cao. Lưu ý việc quyết định ai là BQV (thấp hơn trọng tài) mà vẫn phải theo cách có một thành viên hội đủ điều kiện ứng cử hoặc đề cử rồi mọi người bỏ phiếu chống hay ủng hộ. Chứ không phải ai muốn ra ứng cử cũng được. Mỗi nơi có đặc điểm thực tiễn riêng của nơi đó. Bạn không nên đòi hỏi áp đặt mô hình bầu cử chính trị quốc gia vào đây. Wikipedia không phải là một quốc gia. Thành viên Wikipedia không phải là công dân của quốc gia Wikipedia. Các trọng tài không phải là các nhà lãnh đạo của chính phủ Wikipedia. Không ai đóng thuế ở đây hết! Wikipedia càng không phải nơi thử nghiệm về dân chủ. TBD (thảo luận) 07:41, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Nói thật với tình hình xài rối công khai của bòlo, fisher quá nổi tiếng khắp wikipedia này vừa qua thì tôi chẳng dám tin các phiếu là thật nữa. Tốt nhất cứ để các bác bảo quản viên xử lý bình thường. 66.143.165.185 (thảo luận) 17:44, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Vụ này có người đưa ra để 'cứu rối' và có khi làm giảm quyền của bảo quản viên. Giờ rối đã bị cấm rồi. Thấy cũng không cần thiết nữa. Bao giờ cần thiêt hãy thành lập. 195.140.190.146 (thảo luận) 03:42, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Người đưa ra cái này vừa hối tiếc vì đã từ bỏ quyền BQV trong quá khứ của mình nên muốn nặn ra một cái gì đấy để giảm quyền của BQV đi. Chính người này cũng là một con rối cụ nên dễ hiểu tim đen của anh ta.--222.254.26.244 (thảo luận) 04:49, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Nên lập hội đồng trọng tài chứ nhỉ, BQV cũng có quyền lực cơ à, họ chỉ là người giúp cộng đồng dọn dẹp thôi, ở Wiki không có quyền lực, phỏng ạ. 203.146.82.253 (thảo luận) 04:15, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Trong dự án Wikipedia không ai có quyền lực hơn ai. Nhưng thực tế là: Các BQV là những thành viên uy tín hơn và có một số quyền hạn hơn các thành viên không phải BQV. Họ đã được bầu cử lên. Đó là một thực tế không thể phủ nhận. TBD (thảo luận) 21:46, ngày 5 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Tôi nhận thấy đã là bách khoa toàn thư mở thì cứ để kệ cho nó mở là được, thế mới nhiều người tham gia mà rồi đến 1 lúc nào đó sẽ chắt lọc sau. Còn như hội đồng trọng tài thì cũng khó bởi vì những bài viết đã gây ra bút chiến đều rất nhạy cảm, trong hệ thống trọng tài cũng mỗi người 1 quan điểm thì rõ ràng tình hình đã rắc rối lại càng thêm rối đúng không các bạn. Theo tôi nếu có trọng tài thì nên là những nhân vật trung lập ngoài wiki mà hay nhất cứ để cho người đọc tự nhận xét và đánh giá bởi khó có thể bắt người ta phải theo quan điểm của bất cứ ai. Vậy nên tôi ý kiến không nên thành lập làm gì để lại gây nhưng tranh cãi vô bổ không đâu, còn như thành lập theo kiểu đa số thắng thiểu số thì cũng được nhưng những người thiểu số tuy thua cuộc nhưng trong lòng vẫn hậm hực cũng chẳng hay chút nào. Nói 1 đằng, làm 1 lẻo (thảo luận) 12:45, ngày 6 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Dường như dự án này đã đóng cửa ? ĐHĐ ®, thảo luận ©_ 16:01, ngày 14 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Chắc là chìm xuồng rồi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:31, ngày 22 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Em thì lại thấy chưa cần thiết lắm ! Final-Fantasy-HH (thảo luận) 15:36, ngày 22 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- việc thành lập hội đồng trọng tài thì rất quan trọng và cần thiết, chẳng qua áp dụng ở Việt Nam thì rất khó thành công mà thôi,
vì nhiều trường hợp hễ có bút chiến thì một số thành viên tranh cãi mạnh sẽ bị cấm ngay tức khắc thế thì những người khác họ cũng e dè và không dám nói thêm gì nữa vì biết đâu nói ra lại bị cấm chăng.Mà thế thì lại thành ra mâu thuẫn càng to hơn, thế nên tôi mới phản đối vì lẽ đó vậyNGƯỜI MUÔN NĂM CŨ (thảo luận) 23:24, ngày 24 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời] - Mời bạn dẫn ra bằng chứng cụ thể về việc tranh cãi mạnh sẽ bị cấm, không nên nói mà không có bằng chứng như thế. Tuấn Út Thảo luận 23:57, ngày 24 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- vâng, wiki chúng ta bằng chứng là quan trọng nhất, vậy dẫn chứng thứ nhất là ở bạn luôn vừa mới gạc dòng 1 đoạn ý kiến của tôi vậy. Người Việt có 1 điểm như vậy nên không thành công được là ở chỗ đó, hễ thấy bất đồng quan điểm là bị loại bỏ ngay. Tôi đơn cử 1 ví dụ cụ thể ngay trong việc Góp ý Bổ sung quy định cho quy trình Giải quyết mâu thuẫn, thành viên Thành viên:Brum bị cấm không nói được thì Thành viên Thành viên:BFriend nói hộ bị cho là con rối của thành viên kia cũng bị cấm luôn, gần đây lại có thành viên Thành viên:Caroten vì sửa những bài của mấy bạn trên mà cũng bị cấm nốt. Cứ nghi ngờ là cấm, mà cho dù mấy bạn đó là bạn của nhau hay 1 người thì bạn đó cũng có quyền nói lên quan điểm của mình chứ, động chạm là cấm thì sao mà ai dám làm nữa, do đó tôi không viết nhiều bài mà chỉ đi sâu vào những thể loại, bản mẫu hay thảo luận để đỡ phạm phải bút chiến để rồi lại bị cấm mà thôi. Người này bị cấm người khác nói hộ cũng lại bị cấm, vậy rõ là vấn đề tự do ngôn luận vẫn còn bị hạn chế ở Việt Nam, nhiều bài bị khóa mã nguồn vì sợ bị phá hoại là minh chứung cụ thể. Bây giờ ta phải xem lại tại sao bài đó bị phá hoại, có những nguyên nhân phá hoại do bất đồng quan điểm chính trị nhưng cũng có nhiều nguyên nhân thật cũng có được đưa vào đâu lại cho nó là bôi nhọ chaẻng hạn. Bởi sự thật mất lòng mà, đẹp thì phô ra xấu xa đậy lại. Con người có mặt tốt phải có mặt xấu chớ làm sao ctránh được, nhưng động đến xấu là bị cấm dù chưa biết thế nào. Rõ ràng người Việt mình hễ động chạm gì đến chính trị tranh cãi mạnh là bị cấm ngay không cho nói còn gì nữa, nếu thành lập hội đồng trọng tài mà cũng lại tranh luận như thế rồi lại cấm nhau tùm lum thì hay ho cái gì chỉ làm trò cười cho các wiki khác mà thôi, ở đây tôi nhấn mạnh vấn đề không nên thành lập hội đồng trọng tài cho wiki Việt mà thôi, tôi không nói sâu vào vấn đề nữa vì nói nhiều lại gây ra tranh cãi chẳng giải quyết vấn đề gì, loạng quạng tôi sắp bị cấm đến nơi vì bị nghi ngờ là con rối chứ chẳng chơi NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ (thảo luận) 02:11, ngày 25 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Vấn đề về rối này thì cộng đồng đã thảo luận nhiều, tôi xin phép không thảo luận gì thêm. Tuấn Út Thảo luận 02:38, ngày 25 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- vâng, tôi cũng không bàn thêm nữa mà ở đây chỉ là không đồng ý việc thành lập hội fđồng trọng tài mà thôi, cảm ơn bạn NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ (thảo luận) 04:52, ngày 25 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Vấn đề về rối này thì cộng đồng đã thảo luận nhiều, tôi xin phép không thảo luận gì thêm. Tuấn Út Thảo luận 02:38, ngày 25 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Phiếu trắng
- tôi, thành viên mới nhất của wiki vừa đăng ký, chưa biết gì vì tổ chức, do vậy tôi chọn phiếu trắng cho dự án này, nghĩa là thành lập hay không cũng đều nhất trí cả Tái Xuất Giang Hồ (thảo luận) 07:27, ngày 1 tháng 11 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Làm như bên en(?)
Cho tôi hỏi một câu, không biết là có vô duyên hay không: sao không cứ quy định như bên tiếng Anh? Ý tôi nói, cách thành lập, quy định hoạt động của họ ra sao thì mình cứ làm y như vậy thôi. Cám ơn. Mặt trời đỏ (thảo luận) 12:12, ngày 21 tháng 11 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- =))— thảo luận quên ký tên này là của 118.68.31.252 (thảo luận • đóng góp).
I just wanted to say that becoming a sysop is *not a big deal*.
I think perhaps I'll go through semi-willy-nilly and make a bunch of people who have been around for awhile sysops. I want to dispel the aura of "authority" around the position. It's merely a technical matter that the powers given to sysops are not given out to everyone.
I don't like that there's the apparent feeling here that being granted sysop status is a really special thing.
Trans:
Tôi chỉ muốn nói rằng trở thành sysop không là cái gì lớn
Tôi nghĩ có lẽ tôi sẽ đi qua một quá trình half-ass nào đó và đưa một lô người đã ở quanh đây từ lâu lên làm sysop. Tôi muốn phá bỏ cái không khí "quyền lực" ở quanh vị trí đó. Đây chỉ vấn đề kỹ thuật mà sức mạnh đưa cho sysop không được đưa cho tất cả mọi người
Tôi không thích việc tự nhiên có cảm giác được làm sysop là cái gì đó rất đặc biệt
— Jimmy Wales, wikimedia.org archive entry
Ở bên en mọi thành viên đều bình đẳng. Chỉ có ở vn thích power rule luật rừng kiện cáo ban nhau butthurt các kiểu nên mới không xài được thôi.hajnam123 12:46, 28 November 2013
Chê người Việt Nam cũng không giúp được gì. Chuyện đã vậy rồi - có người không tôn trọng sự thật, thích bóp méo sự thật theo ý mình - thì phải làm gì để chặn bàn tay phá rối của họ. Các bạn chê người Việt mà không nêu lên việc làm thiết thực để giúp cộng đồng Wiki, thì các bạn nên ngừng lại đi.Trần Anh Mỹ (thảo luận) 15:47, ngày 14 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Đây là 1 cuộc biểu quyết đã kết thúc mà kết quả cuối cùng chẳng đi đến đâu, rõ ràng là minh chứng rõ rệt nhất cho việc thành lập Hội Đồng Trọng Tài ở Việt Nam sẽ không thành công. Thực ra tôi vốn đã tự rút lui khỏi wiki nhưng hôm nay quay trở lại thấy tình trạng như vậy nên xin phép đưa ra những luận điểm về wiki Việt như sau, tại sao việc thảo luận thất bại nó đều có lý do căn bản cả:
- thứ nhất người Việt có tính đa nghi, nhiều thành viên cùng sửa 1 bài là chuyện thường tình thế mà động một tý là cho là con rối, là bôi nhọ là nói xấu rồi cấm, chả ra ra làm sao, điều đó khiến họ chán nản chẳng muốn tham gia nữa, tôi cũng do ngán ngẩm nên từ lâu đã bỏ ngoài tai quay về tụng kinh gõ mõ ăn chay niệm phật rồi. Đã gọi là tự do ngôn luận thì chuyện mọi người đưa ra ý kiến của mình là hợp tình hợp lý, đây cứ động tới là tự ái rồi xóa thế thì wiki Việt không bao giờ tiến bộ được.
- thứ 2 người Việt có tính bảo thủ ai cũng tự cho mình là đúng không chịu nhận ra sai trái, lạm dụng quyền hành cấm đoán tùm lum theo phương châm "giết nhầm còn hơn bỏ xót". Vậy nên các trọng tài cũng không ngoại lệ, thành lập rồi chẳng qua lại là 1 bãi chiến trường với những tranh luận cam go quyết liệt rồi kết cục cũng như thảo luận về cơ chế hình thành hội đồng trọng tài này vậy, chẳng ra làm sao...!
- thứ 3 tất cả những cuộc biểu quyết về "xóa bài" hay "giữ bài" và "phục hồi bài", rồi "đề cử" cũng chẳng ra gì. Mấy trăm ngàn thành viên mà khi đề cử hay biểu quyết chỉ có vài người tham gia là vì đâu, nếu ở xóa bài chơi kiểu đa số thắng thiểu số để áp đảo thì đề cử tại sao lại không thực hiện như thế mà chỉ 1 vài ý kiến phản đối là không được chấp nhận, tại sao không thông báo rộng ra để mọi người đều tham gia. Bất kỳ một bài viết nào người ta cũng phải bỏ công sức ra sưu tầm tư liệu chứ đâu có phải bừa bãi, thế nên số lượng tham gia ngày càng giảm mà chất lượng cũng kém so với những wiki phiên bản nước ngoài là đúng.
- thứ 4 đã gọi là bách khoa toàn thư mở thì phải thoáng và đầy đủ nhiều kiểu nhiều nguồn nhiều loại thông tin, như Lê Văn Luyện chẳng qua chỉ là vụ án giết người như bao vụ án khác thế mà cũng đưa lên vậy thì tất cả những sát thủ khác tại sao lại ngoại lệ, chẳng lẽ bọn họ chưa đủ độ nổi bật...?
- thứ 5 bên ngoài thì nói là mở nhưng bên trong lại phải thế nọ thế kia, nhiều bài tôi thấy có mã nguồn chỉ có người thế này hay thành viên thế kia mới được phép sửa vậy mà gọi là mở sao, về lý thuyết thì ai cũng có thể sửa mà. Lý do họ đưa ra là sợ phá hoại, vậy tại sao bài viết đó lại bị phá hoại, không tự dưng mà lại thế nó đều có nguyên nhân mới dẫn đến kết quả chứ. Ở Việt Nam có 1 điểm như sau: ví như mua "sổ số kiến thiết" hay mua "bảo hiểm" chẳng hạn, khi mua thì dễ thế các cửa hàng bày bán nhan nhản ngoài đường phố ai mua ở đâu cũng được. Nếu trượt hoặc không xảy ra vấn đề gì thì chẳng sao thế nhưng trúng xem muốn lấy được cũng còn ườn, phải giấy tờ nọ giấy tờ kia nào chứng minh không đúng sai tên nhầm dấu hoạnh hoẹ rắc rối chán mới được mà còn bị trừ nhiều khoản chứ đâu được cả. Đúng lý ra muốn mua 1 cái sổ số hay bảo hiểm xe máy chẳng hạn anh cũng phải mang chứng minh hộ khẩu hoặc giấy tờ tuỳ thân gì đó chúng tôi mới bán chớ biết anh là ai mà bán bừa bãi được, vậy wiki cũng thế thôi có 1 số bài "chỉ có những thành viên có tài khoản mới được quyền sửa đổi" vậy thì từ Mở trở thành vô vị rồi còn đâu...!
- Đến đây tôi chấm dứt ý kiến và không chờ các bạn cấm mà tự mình sẽ cấm mình vĩnh viễn kh0ông bao giờ tham gia sửa đổi gì tại wiki nữa, vì môi trường này quá phức tạp khắt khe và nhất là không phù hợp với cá tính của tôi. !!! NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ (thảo luận) 00:12, ngày 19 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]
- Ngựa chạy đường dài mới biết ngựa hay, có xíu vậy cũng nản thì tùy bạn vậy. TemplateExpert Talk - Help 07:09, ngày 19 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]