Wikipedia:Tự do ngôn luận

"Quyền tự do ngôn luận" được trích dẫn trên Wikipedia như một cách trả lời cho việc cấmcấm chỉ, cũng như đối với những hạn chế sửa đổi mà quy định Wikipedia hoặc Uỷ ban Trọng tài áp đặt. Dường như một số thành viên tin rằng vì tổ chức Wikimedia Foundation được thành lập tại Hoa Kỳ, và bởi vì một trong những cụm máy chủ của Wikipedia đặt ở đó, cho nên những người đóng góp có quyền tự do ngôn luận trên Wikipedia, dưới sự bảo trợ pháp lý của Tu chính án thứ nhất trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Điều này là một sự sai lầm, vì tu chính án đó chỉ bảo vệ quyền phát ngôn khỏi sự kiểm duyệt của chính phủ. Nó không đòi hỏi một tổ chức tư nhân, hoạt động nhờ sự quyên góp như Wikimedia Foundation tạo nơi diễn thuyết cho những ai ghé đến. Wikipedia được tạo ra dành để cống hiến cho việc mở rộng sự tiếp cận đến kho tàng tri thức của con người – không đưa ra một cái bục diễn thuyết để con người tự do biểu đạt. Wikipedia không phải là nơi diễn thuyết của bạn hay của bất cứ ai khác.

Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ nói rằng:

Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof; or abridging the freedom of speech, or of the press; or the right of the people peaceably to assemble, and to petition the Government for a redress of grievances.

Bản dịch của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam [1]:

Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình.

Mệnh đề quan trọng nhất trong Tu chính án trên là "Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào" (Congress shall make no law). Wikipedia là một trang web tư nhân, do tổ chức tư nhân kết hợp Wikimedia Foundation điều hành, dưới sự quản lý của Ban Quản trị của tổ chức đó. Wikipedia và tổ chức điều hành có toàn quyền tự do thiết lập các quy định riêng về việc ai có thể sửa đổi nơi đây và thực thi các quy định đó. Wikipedia không thuộc đối tượng quy định bởi chính phủ của Hoa Kỳ hoặc Florida hay California trong lĩnh vực này. Là một trang web tư nhân, Wikipedia có quyền hạn pháp lý để thực hiện hành động cấm, cấm chỉ hoặc hạn chế bất kỳ cá nhân nào trong việc chỉnh sửa các trang của họ, hoặc truy cập vào nội dung trên Wikipedia bằng một lý do nào đó hoặc thậm chí không cần lý do.

Nhưng điều này không có nghĩa là tổ chức Wikimedia Foundation có ý định thực thi rộng rãi quyền lợi hợp pháp đó, nếu có khả năng tránh được. Wikipedia chào đón tất cả đóng góp xây dựng và luôn giữ thiện ý với những người góp phần xây dựng và hỗ trợ trong việc mở rộng khả năng tiếp đến cận kho tàng tri thức của nhân loại.

Có những quy định, như quy định cấmquy định trọng tài đã được cộng đồng Wikipedia chấp nhận nhằm quản lý các vấn đề liên quan đến việc hạn chế sự truy cập của người dùng, nhưng các quy định này có thể thay đổi. Tuy nhiên bất cứ ai cũng không thể đưa lý lẽ phân tích những quy định này nhằm tạo được một quyền lợi nào đó hay kỳ vọng rằng nó sẽ có hiệu lực pháp lý, vì tổ chức Wikimedia Foundation bảo lưu các quyền lợi pháp lý về khả năng thay đổi những quy định này vào bất cứ lúc nào, bởi bất cứ lí do gì, cho dù có thông qua sự đồng thuận hay không; nhằm tiếp tục sứ mệnh của mình và ngăn chặn cá nhân tổ chức hay các dự án liên quan bị mất uy tín – hoặc vì lý do nào cảm thấy thoả đáng – hoặc thậm chí với lý do đơn giản rằng "Chúng tôi thích thế".

Nói tóm lại, sửa đổi Wikipedia là một đặc quyền mà Wikimedia Foundation cho phép bạn sử dụng, và nó có thể bị thu hồi vào bất cứ lúc nào, vì bất cứ lý do gì mà tổ chức này cảm thấy thoả đáng để thực hiện điều đó. Quyền lợi hợp pháp duy nhất của bạn là quyền phân tách (tạo ra một bách khoa toàn thư khác độc lập với Wikimedia Foundation) và quyền từ bỏ.

Nói điều này, không phải chúng tôi cố tỏ ra đáng ghét hay là chúng tôi muốn trở thành như vậy. Chúng tôi thật sự mong mỏi bạn ở lại và chung tay giúp chúng tôi xây dựng một Wikipedia tốt hơn. Có rất nhiều việc cần làm và bất cứ ai sẵn lòng đóng góp tích cực đều cần thiết. Bạn cũng là một trong số đó.

Xem thêm

sửa