Wikipedia:Nguồn trên giấy
Đây là trang giải thích bổ sung cho Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được. Trang này nhằm cung cấp thông tin bổ sung về các khái niệm trong (các) trang mà nó bổ sung. Trang này không phải là một quy định hay hướng dẫn, vì nó không được cộng đồng xem xét kỹ lưỡng. |
Tóm tắt trang này: Nguồn trên giấy có giá trị tương đương nguồn trên mạng |
Quy tắc về nguồn đáng tin cậy của Wikipedia chỉ ra rằng các bài viết phải sử dụng nguồn đáng tin cậy do bên thứ ba xuất bản. Là một bách khoa toàn thư trực tuyến, nhưng Wikipedia không có sự phân biệt giữa việc sử dụng nguồn trên mạng và nguồn trên giấy. Trong khi nhiều biên tập viên sử dụng các nguồn trên mạng như trang web và tạp chí trực tuyến, thì nhiều nguồn có độ hàn lâm cao chỉ có trong sách và tạp chí in. Đừng vì một cuốn sách hay tạp chí không có trên mạng mà ngần ngại sử dụng nó làm nguồn cho một bài viết trên Wikipedia. Tương tự, đừng xóa tài liệu được trích dẫn chỉ vì nó đến từ một nguồn trên giấy.
Việc Wikipedia chủ yếu dựa vào các nguồn trực tuyến không có gì ngạc nhiên, vì có thể dễ dàng tiếp cận những tài liệu này. Ngoài ra, việc sử dụng nguồn trên mạng còn có một lợi thế khác: cho phép mọi người phân tích và xác định mức độ hữu ích của nguồn đối với bài viết. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào các nguồn trực tuyến này có thể tạo ra chủ nghĩa hiện đại, khi mà hầu hết các bài viết và nội dung xuất phát từ thời đại Internet. Nó cũng có thể dẫn đến sự thiên vị không công bằng đối với sách in và tạp chí in, khi biên tập viên thêm tài liệu có nguồn từ sách hoặc tạp chí in và bị lùi sửa với bình luận "Lùi sửa - Tôi không thể truy cập và kiểm chứng nguồn này trên mạng".
Cách sử dụng
sửaSách là ví dụ điển hình của nguồn thông tin ngoại tuyến. Đây thường là những tài liệu xuất sắc để tìm hiều về lịch sử, triết học và văn học, và chúng thường có những thông tin không thể tìm thấy trên mạng. Một số dự án nhằm số hóa một số cuốn sách để đăng lên mạng gồm có Dự án Gutenberg, Internet Archive, NLA Trove và Google Book Search. Ngay cả khi sách có trên mạng, bạn vẫn cần tham khảo phiên bản in để kiểm tra lại những lỗi có thể có trong bản scan OCR.
Nhiều tạp chí học thuật chỉ cung cấp bản tóm tắt ngắn trên mạng. Các nội dung khác, như từ The Wall Street Journal, cần phải trả tiền để đọc. Các trang web khác, như Philadelphia Inquirer, chỉ đăng nội dung lên mạng trong vài tuần. Đôi khi một nguồn đã từng trực tuyến nhưng bây giờ đã không còn được tìm thấy (liên kết bị hỏng).
Cần đặc biệt chú tâm khi sử dụng nguồn trên giấy. Việc cung cấp thông tin thư mục đầy đủ giúp người đọc và biên tập viên Wikipedia tìm thấy nguồn khi họ cần, đồng thời làm tăng độ tin cậy của nguồn. Có thể làm điều này bằng cách dùng bản mẫu chú thích đầy đủ như {{chú thích sách}} hoặc {{chú thích báo}}. Việc sử dụng tham số quote=
trong các bản mẫu chú thích sẽ cung cấp một vài bối cảnh cho tài liệu tham khảo. Điều này đặc biệt quan trọng khi sử dụng nguồn trên giấy để hỗ trợ một thông tin có thể gây tranh cãi hoặc bị nghi ngờ. Việc cung cấp các mã định danh như ISBN, số OCLC, số Open Library hoặc số tương tự có thể giúp người khác tìm được các bản sao trên giấy, vì dữ liệu lập danh mục thường có thể khác nhau giữa các thư viện.
Nhiều nguồn thông tin trên giấy có thể tìm được trên mạng. Tìm kiếm toàn văn trên Internet Archive cũng như Internet Archive Scholar có thể cung cấp bản sao hoặc đoạn trích từ hàng triệu bài báo học thuật, sách và thậm chí cả chương trình truyền hình.
Đặt câu hỏi cho nguồn ngoại tuyến
sửaĐôi khi sẽ có câu hỏi được đặt ra về việc sử dụng nguồn trên giấy. Nhớ giữ thiện ý đối với biên tập viên đã trích dẫn nguồn. Họ thậm chí có thể cung cấp cho bạn bản quét hoặc đoạn trích từ nguồn đó. Bạn có thể đến thư viện để tìm cuốn sách hoặc bài báo đó. Ngay cả khi thư viện không có cuốn sách hoặc bài báo cụ thể đó, bạn có thể thử mượn thông qua dịch vụ cho mượn liên thư viện. Ngoài ra, hãy cân nhắc đăng câu hỏi lên dự án Wiki có liên quan, vì một số biên tập viên quan tâm có thể có bản sao của nguồn đó.
Xem thêm
sửa- Wikipedia:Yêu cầu nguồn
- Wikipedia:Liên kết hỏng
- Wikipedia:Chỉ có nguồn trên giấy, các lập luận cần tránh trong các cuộc biểu quyết xóa bài