Trợ giúp:Lưu trang thảo luận

(Đổi hướng từ Wikipedia:LƯU)

Lệ thường trên Wikipedia là lưu trữ định kỳ các thảo luận cũ ở trang thảo luận khi nó trở nên quá lớn. Những trang thảo luận cồng kềnh có thể sẽ khó xem và sẽ chứa những thảo luận lỗi thời. Những trang thảo luận lớn có thể sẽ tạo ra gánh nặng cho những ai đang sử dụng đường truyền Internet với tốc độ thấp. Mặt khác, sẽ có những tình huống xảy ra khi những người mới đến thảo luận về vấn đề đã từng được thảo luận, và việc giữ lại nội dung thảo luận cũ sẽ có lợi trong trường hợp đó, tránh nói lại một vấn đề đã có.

Việc lựa chọn khi nào nên lưu trữ, hoặc chiều dài tối ưu nhất của trang thảo luận, được tiến hành dựa theo quy định Wikipedia về sự đồng thuận giữa những người viết tại mỗi trang thảo luận cụ thể.

Nếu có thể bạn nên thảo luận trang thảo luận khi các vấn đề thảo luận đã lắng xuống, vì tốt nhất là tránh lưu trữ khi thảo luận đang diễn ra để cho toàn bộ nội dung đang thảo luận liền mạch với nhau.

Những bài viết thông thường không được lưu trữ vì phiên bản trước của chúng có thể được hiển thị thông qua thẻ lịch sử.

Có hai cách chính để lưu trữ một trang thảo luận, được ghi chi tiết ở dưới. Bất kể bạn chọn cách nào, bạn nên để lại những thảo luận hiện tại, đang diễn ra tại trang thảo luận gốc. Việc ghi nhãn cho bản lưu của bạn bằng ngày thàng và tóm tắt cô đọng những thảo luận chính trong đó cũng sẽ rất hữu ích. Phương pháp thông dụng và có lợi nhất là cắt và dán.

Bạn có thể muốn sắp xếp các thảo luận lại khi bạn lưu trữ chúng.

Lưu trữ trang thảo luận thành viên là không bắt buộc, nhưng được khuyến khích để những thảo luận cũ có thể dễ tìm lại khi cần thiết.

Phương pháp lưu trang con

sửa

Sử dụng trang con là cách phổ biến nhất để lưu trữ một trang thảo luận. Có hai quy trình để thực hiện điều này: Cắt và dán hoặc di chuyển. Dù bạn thích dùng cách nào, bạn nói chung chỉ nên dùng một quy trình tại một trang, vì dùng chung hai cách này có thể gây ra xáo trộn.

Những trang lưu nên được đặt tên như sau: dùng lại tên của trang thảo luận, rồi thêm "/Lưu #", trong đó # là số thứ tự bản lưu trữ. Chú ý rằng từ "Lưu" với chữ L viết hoa, có khoảng trắng trước con số, và con số không bắt đầu bằng số 0.

Ví dụ:

Hãy nhớ sử dụng đúng không gian tên - phần phía trước dấu hai chấm (:) – khi lưu trữ trang thảo luận của chính bạn. Nó sẽ bắt đầu bằng "Thảo luận Thành viên:" chứ không phải "Thảo luận:".

Quy trình cắt và dán

sửa
  1. Nhấn vào sửa tại trang thảo luận mà bạn muốn lưu.
  2. Trong hộp sửa chữa, bôi đen tất cả văn bản mà bạn muốn lưu, nhấn nút phải chuột (Windows/Linux) hoặc nút command (Mac); một cách khác là nhấn chuột trái ở phía trên đoạn văn bản bạn muốn di chuyển, rồi lăn chuột xuống phía dưới và nhấn chuột trong khi giữ phím shift ở dưới đoạn văn bản; rồi sau đó chọn cắt. Đoạn văn bản khi đó sẽ được dán vào clipboard. Chú ý rằng các tiêu bản tiêu đề Dự án Wiki cần được để lại ở trang thảo luận chính và không nên bị cắt dán sang trang lưu trữ.
  3. Trong khi vẫn còn ở cửa sổ soạn thảo, tạo một liên kết đến tên trang lưu trữ mà bạn định sẽ tạo - bạn có thể để đường dẫn trực tiếp vào trang con bằng cách đặt dấu xuyệt chéo (/) ở đầu tên.
    • Nếu bạn đang tạo ra một thảo luận theo chủ đề, hãy sử dụng tên chủ đề, ví dụ [[/Tranh cãi về nơi sinh]].
    • Nếu bạn chỉ đang lưu trữ các thảo luận cũ, hãy sử dụng con số tiếp theo còn trống; do đó nếu trang thảo luận cuối cùng là Lưu 3, hãy đặt tên cho nó là [[/Lưu 4]].
    • Nếu chưa có trang lưu nào cả, hãy đặt tên là [[/Lưu 1]].
    • Các liên kết đến trang thảo luận có thể đặt một cách dễ dàng bằng tiêu bản lưu trữ (Làm thế nào để tạo ra nó được mô tả tại phần hộp lưu trữ phía dưới)
  4. Lưu trang. Giờ đây bạn sẽ có một trang gồm các thảo luận gần nhất với một liên kết đỏ đến trang lưu thảo luận của bạn ở phía trên.
  5. Mở trang con mới tạo bằng cách nhấn vào liên kết đỏ. Dán những thảo luận cũ từ clipboard vào hộp soạn thảo.
  6. Thêm {{thảo luận lưu}} vào đầu và cuối trang. Tiêu bản này sẽ thêm một dòng thông báo giải thích rằng trang này là trang lưu trữ, và sẽ liên kết ngược lại trang thảo luận chính.
  7. Nếu đây là một thảo luận có đánh số, bạn có thể thêm một tiêu bản điều hướng để khiến người khác di chuyển theo các thảo luận được đánh số dễ dàng hơn. Xem phần tiêu bản điều hướng ở dưới.
  8. Lưu trang. Bạn đã hoàn tất việc tạo lưu trữ.

Lợi điểm của cắt và dán

sửa
  • Các thảo luận có thể lưu trữ theo chủ đề, chứ không theo thứ tự thời gian. Điều này sẽ thích hợp cho những trang thảo luận mà những chủ đề nhất định có xu hướng ngày càng kéo dài thêm, và sẽ thuận tiện để giữ tất cả những thảo luận cũ về một vấn đề tại một nơi. Lưu trữ theo chủ đề thường ít phù hợp với trang thảo luận thành viên cá nhân.
  • Không giống như phương pháp lưu trữ liên kết thường trực, bản lưu có thể được sửa chữa cho rõ ràng hơn. Ví dụ, đoạn tiêu đề có thể đổi tên lại để hữu ích hơn, các lời bình luận chưa ký tên có thể ghi chú lại, những lời bình luận không thích hợp có thể di chuyển đến một nơi thích hợp hơn, chit chat có thể xóa đi, v.v... (Tuy nhiên, loại sửa đổi kiểu này có thể được xem là một dạng nhẹ của sắp xếp.)
  • Những liên kết được dùng trong suốt quá trình thảo luận vẫn còn được đánh số thứ tự trong Wikipedia. Điều này cũng có thể là nhược điểm, vì 'các liên kết đến đây' thường bị bít kín bằng những bản lưu và trang thảo luận thành viên.
  • Người viết bài có bài viết nằm ở danh sách theo dõi sẽ không nhìn thấy trang lưu trữ thảo luận ở danh sách theo dõi của họ, điều này sẽ xảy ra nếu bạn lưu trữ bằng cách di chuyển chúng.
  • Không giống như quy trình di chuyển nó không xóa đi lịch sử trang.

Nhược điểm của cắt và dán

sửa
  • Không giống như phương pháp lưu trữ liên kết thường trực, những người dùng mới có thể vô tình trả lời vào một thảo luận không còn hoạt động, và trang đó vẫn sơ hở đối với sự phá hoại.
  • Phương pháp này phải dựa trên những sửa chữa hợp lý của người tạo trang thảo luận. Khi niềm tin đó đặt sai chỗ, không có lịch sử sửa đổi tại trang thảo luận, nó sẽ rất phức tạp để chứng minh rằng bản lưu là một bản chân thực của thông tin đã được lưu trữ từ trang thảo luận hiện tại.Một ví dụ tại Wiki tiếng Anh.
  • Không giống như quy trình di chuyển các bản lưu không được tự động thêm vào danh sách theo dõi của người viết bài đang theo dõi trang thảo luận chính.

Lưu trữ tự động

sửa

SpBotArchiverBot có thể tự động tạo ra lưu trữ theo phương pháp cắt và dán đối với bất kỳ trang thảo luận nào (thường có chữ "Thảo luận" trong không gian tên, nhưng có thể là các trang khác, chẳng hạn như Wikipedia:Thảo luận), bằng cách di chuyển các đề mục vào trang con khi chúng không còn nhận được lời bình luận trong khoảng thời gian xác định trước. Xem {{Autoarchive resolved section}} hoặc Thành viên:NgocAnMaster/ArchiverBot để có hướng dẫn về cách thiết lập nó. Ghi chú: Hãy đảm bảo thiết lập sự đồng thuận trước khi cài đặt SpBot hay ArchiverBot tại trang thảo luận có tần suất sửa đổi cao.

Quy trình di chuyển

sửa
  1. Các lưu trữ trang con có thể được tạo ra bằng cách di chuyển trang thảo luận sang trang con.
  2. Thêm {{thảo luận lưu}} vào đầu và cuối trang thảo luận. Việc làm này sẽ thêm một lời thông báo giải thích rằng trang này là một trang thảo luận, và để liên kết quay lại trang thảo luận chính.
  3. Nếu đây là một thảo luận có đánh số, bạn có thể thêm một tiêu bản điều hướng để khiến người khác di chuyển theo các thảo luận được đánh số dễ dàng hơn. Xem phần tiêu bản điều hướng ở dưới.
  4. Thay thế liên kết chuyển hướng tại trang thảo luận hiện giờ đã trống thành liên kết bình thường để Thảo luận có thể được tìm thấy thông qua liên kết. Có lẽ tốt nhất là đặt liên kết vào một tiêu bản lưu trữ (Làm thế nào để tạo ra nó được mô tả tại phần hộp lưu trữ phía dưới).
  5. Cắt và dán bất kỳ tiêu bản tiêu đề Dự án Wiki nào từ trang lưu trữ vào lại trang thảo luận mới.
  6. Chép những thảo luận vẫn còn đang hoạt động quay lại trang thảo luận gốc. Nếu những thảo luận hiện tại là lớn, một cách làm khác là chép những tiêu đề của đề mục từ những thảo luận đang hoạt động vào trang mới và để liên kết đến cùng đề mục ở trang thảo luận, ví dụ:
Tiêu chuẩn lưu trữ
Xem Thảo luận Wikipedia:Làm thế nào để lưu trữ trang thảo luận/Lưu 1#Tiêu chuẩn lưu trữ để xem những thảo luận trước đây về chủ đề này

Lợi và nhược điểm của quy trình di chuyển

sửa

Trong việc di chuyển lịch sử trang, phương pháp này để lại những đóng góp của thành viên hiển thị tại trang lưu thay vì ở trang gốc, và sẽ khiến nó khó tìm những sửa đổi cũ tại trang thảo luận của một thành viên nào đó. Nhưng di chuyển lịch sử vào trang lưu sẽ khiến việc chứng minh rằng trang thảo luận là một bản chép đúng đắn của trang thảo luận trước khi nó được lưu trữ dễ dàng hơn, và nó cũng giúp cho việc dò lại thay đổi đối với trang thảo luận mới dễ hơn vì lịch sử hiện tại chỉ gồm những giai đoạn từ khi lưu trữ đến những sửa đổi gần nhất.

Tiêu bản điều hướng

sửa

Nếu một trang lưu trữ là một trang lưu trữ có đánh số ("Lưu #" với # là số thứ tự bản lưu), bạn có thể thêm một tiêu bản điều hướng để dễ di chuyển theo các lưu trữ có đánh số.

  • {{lưu trữ-nav}} cần số thứ tự bản lưu làm tham số - ví dụ {{archive-nav|3}} tại Lưu 3.
  • {{lưu trữ nav}} tương tự như trên, nhưng một dánh sách các liên kết động, - ví dụ {{archive nav|33}} tại Lưu 33.
  • {{ltln}} (lưu thảo luận nav) tương tự, nhưng không cần tham số.
  • {{lưunav}} phối hợp {{thảo luận lưu}} và {{ltln}}, thêm tính năng điều hướng vào thông báo chuẩn.

Hộp lưu trữ

sửa

Tại trang thảo luận được lưu trữ định kỳ, sẽ hữu ích hơn khi có một bản mẫu "hộp lưu trữ" thảo luận. Cách dùng phổ biến là đặt bản mẫu hộp lưu trữ phía dưới các bản mẫu khác và trước tiêu đề của đề mục (heading) đầu tiên để nó xuất hiện ở phía bên phải mục lục.

Nếu trang lưu trữ mới được tạo ra thông qua quy trình cắt và dán và nếu trang đang thảo luận đã có một bản mẫu hộp lưu trữ, hãy thêm liên kết đến trang lưu trữ mới vào nó.

Nếu trang lưu trữ mới được tạo ra thông qua quy trình di chuyển và nếu một bản mẫu hộp lưu trữ đã tồn tại, hãy chép bản mẫu hộp lưu trữ từ trang lưu trữ mới tạo sang trang đang thảo luận và ghi thêm một liên kết đến trang lưu trữ mới vào nó.

Nếu chưa có hộp lưu trữ, bạn có thể tạo một hộp mới bằng:

tạo ra một hộp nôi để chứa liên kết đến trang lưu. Hãy chỉ đặt liên kết của bạn như một tham số, ví dụ {{Hộp lưu trữ|[[/Lưu 1]]}}. Nhiều trang thảo luận có thể được đặt tên, liên kết và gán nhãn theo nhiều cách. Hãy xem hộp lưu trữ mẫu ở phía phải. mã wiki được dùng trong hộp mẫu là: {{hộp lưu trữ|[[/Lưu. Trang cũ|Trang cũ]]. [[/Lưu 1|Lưu 1]]. [[/Lưu 2|Lưu 2]].}} (các liên kết trong ví dụ là đỏ vì các trang mà chúng liên kết đến thực ra không tồn tại). Các hướng dẫn chi tiết có ở trang bản mẫu.
là một sự điều chỉnh về hình dáng của {{hộp lưu trữ}}, tạo ra một hộp có thể đóng mở được bằng một cú nhấp chuột. Xem ví dụ ở bên phải. Nó làm việc với cùng tham số với {{hộp lưu trữ}}. Các hướng dẫn chi tiết có tại trang bản mẫu.
có thể dùng cho những trang có số lượng trang lưu trữ rất nhiều (như Thảo luận:Trang Chính); nó sử dụng một trang con riêng biệt để liệt kê các trang lưu.

Hộp lưu trữ tự động

sửa

Cả {{hộp lưu trữ}} và {{hộp lưu trữ đóng mở}} có thể tự động liệt kê các liên kết đến các lưu trữ. Những hướng dẫn nằm ở cả hai trang bản mẫu.

Một ví dụ là {{hộp lưu trữ|tự động=có}}. Nó tự động tạo một hộp lưu trữ gồm các liên kết đến trang lưu có dán nhãn "Lưu 1", "Lưu 2", v.v... Các lưu trữ với các tên khác có thể được thêm vào để làm tham số.

Đánh chỉ số lưu trữ

sửa

HBC Archive Indexerbot có thể tạo một trang chỉ số dựa trên tập các trang lưu trữ. Chỉ số này giúp việc tìm các thảo luận cũ về một chủ đề nào đó dễ dàng hơn, đặc biệt ở những trang có nhiều trang lưu, khi các trang lưu có kích thước vừa phải. Xem hướng dẫn của bot để biết chi tiết làm thế nào để thiết lập đánh chỉ số trang lưu.

Phương pháp lưu trữ liên kết thường trực

sửa

Với phương pháp này, thay vì chép các thảo luận đến một trang riêng, bạn chỉ đơn giản cung cấp một liên kết đến phiên bản trước đó của trang. Nên biết trước: không thể tạo liên kết đến phiên bản trước của một trang có một liên kết kiểu Wikipedia. Bạn phải cung cấp địa chủ URL dạng đầy đủ. Những trang này không hiển thị trong bộ máy tìm kiếm, vì chúng được tạo động.

Quy trình

sửa
  1. Đi đến trang thảo luận mà bạn muốn lưu trữ và nhấn vào liên kết thường trực tại mục công cụ ở khung bên trái. Một cách khác, đi đến lịch sử trang của trang thảo luận và chọn phiên bản bạn muốn dùng.
  2. Chọn địa chỉ URL dạng đầy đủ từ ô địa chỉ của trình duyệt web của bạn.
  3. Sửa trang thảo luận và xóa đoạn văn bản bạn muốn lưu trữ. Trong khi bạn vẫn ở cửa sổ soạn thảo, hãy đặt một liên kết đến URL mà bạn đã chép ở trên đầu. Hãy nhớ rằng cú pháp cho liên kết URL đầy đủ khác với liên kết wiki. Đây là ví dụ: [http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tr%E1%BB%A3_gi%C3%BAp:L%C6%B0u_trang_th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn&oldid=928880 Lưu 1]: đầu - tháng 12 năm 2007
  4. Lưu trang. Bạn đã lưu một trang thảo luận.

Bạn có đặt liên kết ngắn hơn, và do đó sẽ giữ cho mã wiki của trang dễ đọc hơn, bằng cách thay thế đường dẫn đến trang bằng liên kết {{fullurl}}, để đoạn "oldid" vào cuối. Ví dụ, liên kết ở trên có thể thay bằng:

[{{fullurl:{{FULLPAGENAME}}|oldid=928880}} Lưu 1]

sẽ hiển thị ra Lưu 1. Nếu muốn, bạn có thể tránh không xuất hiện biểu tượng "liên kết ngoài" (vì thực sự nó không phải là liên kết ngoài) bằng cách đóng trong thẻ như sau:

<span class="plainlinks">[{{fullurl:{{FULLPAGENAME}}|oldid=928880}} Lưu 1]</span>

sẽ hiển thị Lưu 1.

Lợi điểm của phương pháp này

sửa
  • Nó đơn giản hơn và ít tốn tài nguyên hơn.
  • Có một số sự đảm bảo rằng các thảo luận đã không bị thay thế một cách nhầm lẫn hay do phá hoại.
  • Chiến thuật này có thể hữu ích cụ thể cho các thảo luận có tính tóm tắt; bạn cung cấp một cái nhìn tổng quan cô đọng về các quan điểm khác nhau và một liên kết đến một thảo luận hoàn chỉnh, không thể giả mạo.
  • Không giống như quy trình di chuyển nó không xóa hết các lịch sử trang.

Nhược điểm

sửa
  • Tìm kiếm các thảo luận trước đây là không thể, vì các thảo luận được lưu trữ bằng phương pháp này không hiển thị trong bộ máy tìm kiếm hoặc tìm kiếm Wikipedia.
  • Bạn không thể tổ chức các chủ đề về một chỗ, mặc dù bạn có thể liệt kê các liên kết đến các đề mục trong lịch sử trang phù hợp với một chủ đề nào đó.
  • Các lưu trữ không thể được phân hoạch lại và phối hợp lại dễ dàng như với phương pháp trang con. Nếu sau đó bạn muốn chia các lưu trữ bằng nhiều cách khác nhau, bạn sẽ cần phải dán tất cả các lưu trữ trước đây vào trang thảo luận, lưu trữ, và sau đó tái lưu trữ (chú ý rằng sau khi xong, lịch sử các phiên bản trở thành một mớ hỗn độn).
  • Một sửa chữa thảo luận do lầm lẫn (và bỏ qua cảnh báo) sẽ ghi đè lên trang thảo luận hiện tại.
  • Nó là phương pháp ít phổ biến nhất trong hai phương pháp và có thể gây ra bối rối thậm chí đối với những người viết bài có kinh nghiệm và đã quyen với chức năng "liên kết thường trực" trong hộp công cụ.
  • Nó không hiển thị trong special:whatlinkshere/tên_trang của các trang được liên kết.

Ví dụ

sửa

Tạm thời Wikipedia tiếng Việt chưa có các trang lưu thảo luận đa dạng như thế này, nên các liên kết ví dụ là ở tiếng Anh. Nếu đã có các trang tương tự, bạn hãy thoải mái cập nhật.

  • en:Talk:Psychokinesis có một hộp lưu trữ đơn giản và một thông báo lưu trữ mà có thể chép vào trang thảo luận để thông báo rằng một sự lưu trữ đã diễn ra.
  • en:Talk:Jesus có một sự pha trộn của lưu trữ đánh số và theo chủ đề. Nó cũng bao gồm một sự tóm tắt các thảo luận được lưu trữ gần đây.
  • en:Talk:Main Page có nhiều trang lưu đánh số, do đó các trang lưu được liệt kê trên một trang con riêng biệt và được nhúng vào bằng {{lưu trữ}}.

Xem thêm

sửa