Chúng ta đều biết cái đốm nho nhỏ này tồn tại. Nó không nổi bật chỉ vì nó tồn tại. Nó nổi bật vì có rất nhiều nguồn đáng tin cậy nói về nó. Hãy làm theo chỉ dẫn về độ nổi bậtđảm bảo việc thông tin kiểm chứng được.

"Nó không phải thứ tạp nham. Có đầy chứng cứ nó tồn tại đó thôi. Người ta biết đến nó. Tận ba trang web có hình nó lận. Vậy nên nó hoàn toàn nổi bật, chả có gì để bàn cãi hết."

Không.

Một trong các nhầm lẫn to lớn về Wikipedia đó là cho rằng Wikipedia nói về tất cả mọi thứ. Điều này đơn giản là không đúng. Wikipedia rất nghiêm khắc với quy định về độ nổi bật. Bất cứ cái gì và bất cứ ai không thỏa mãn sẽ không có bài viết về mình.

Wikipedia có nhiều biên tập viên như bạn vậy, nếu có thứ gì quen thuộc, và một bài viết hoặc nội dung khác về nó hiện không có, có thể chưa ai nghĩ đến việc tạo nó trước đây. Và thêm nữa, có thể có lý do nào đó mà hiện giờ nó vẫn chưa có mặt ở đây. Vì vậy trước khi bạn tạo bài, hãy suy nghĩ.

Nói chung, một bài viết trên Wikipedia cần đáp ứng yêu cầu về độ nổi bật, có nguồn đáng tin cậy độc lập với chủ thể. Đó là yêu cầu chính, ngoài ra bài viết còn phải đáp ứng nhiều yêu cầu khác nữa.

Bài viết đừng nên tạo

Nếu bạn nghĩ mình có vài ý tưởng tuyệt vời mà chưa có trên Wikipedia, chắc rằng bạn sẽ gấp rút tạo một bài mới và lưu lại thật nhanh. Tuy nhiên, vẫn có một vài loại bài viết mà một người có thể nghĩ rằng đáng tạo, nhưng thực ra không phải như vậy.

Đừng tạo bài viết về chính mình!

Tương tự, đừng tạo bài viết về một thành viên trong gia đình bạn, một người bạn thân, hay thậm chí một người họ hàng đã lâu không gặp. Đừng tạo bài viết về một công ty, tổ chức mà bất cứ người nào phía trên làm việc trong đó. Tất nhiên, viết bài về cá nhân, công ty và tổ chức là được phép. Và sự quan tâm của bạn sẽ giúp ích. Nhưng khả năng của bạn để viết một bài cho phù hợp với quy định của Wikipedia về chính mình, cá nhân, công ty hay tổ chức mà bạn hoặc người thân làm trong đó sẽ có thể là sự xâm hại nếu như bạn biết nhiều thông tin mà chưa được công chúng biết đến.

Xem Wikipedia:Xung đột lợi ích để biết thêm về phần này.

Đừng tạo bài viết hay chủ đề riêng lẻ mà có thể được mô tả trong một bài viết khác

Nhiều thứ bạn ưa thích tồn tại, và có các nguồn kiểm chứng bảo hộ cho nó. Nhưng chỉ có một lượng thông tin nhỏ viết được về nó, và thông tin đó trực tiếp liên quan đến một bài viết khác cùng chủ đề. Sẽ là thích hợp nếu ta đưa thông tin đó vào bài viết, vào chỗ thích hợp nhất. Khi đó, tiêu đề của bài viết - mà lẽ ra ta tạo với một ít thông tin - có thể được đổi hướng về một đoạn của bài dùng cấu trúc "#REDIRECT [[Bài#Đoạn]]." Xem thêm Trợ giúp:Đổi hướng.

Nếu bài viết đã tồn tại, có lẽ nó nên được gộp lại.

Các lý do đúng để tạo một bài riêng lẻ:

  1. Thông tin thêm vào có thể khiến bài đích tăng nhiều dung lượng
  2. Thông tin thêm vào không liên quan đến bài nào có sẵn
  3. Thông tin thêm vào liên quan đến nhiều bài có sẵn và không thể chọn được bài nào quan trọng nhất để thêm vào
  4. Trong cùng một thể loại có nhiều chủ đề đơn lẻ, lượng thông tin trong mỗi chủ đề khác nhau, nhưng không thể gộp bài ít thông tin vào bài nhiều thông tin một cách đúng đắn.

Các lý do đúng để không tạo một bài riêng lẻ:

  1. Nguồn của thông tin thêm vào không độc lập
  2. Thông tin thêm vào chỉ có một đích nguồn
  3. Chỉ có thể viết vài câu, và thường là sẽ chẳng bao giờ có thêm gì (xem Wikipedia:Bài vĩnh viễn sơ khai)

Đừng tạo bài viết về những từ hay cụm từ thông dụng

Có rất nhiều từ ngữ cũng như cụm từ là một phần của giao tiếp hàng ngày. Nhưng Wikipedia không phải là từ điển. Việc một từ hay cụm tồn tại thường xuyên được sử dụng không tự động cho phép nó có một mục từ trên Wikipedia. Trừ khi nó có một ý nghĩa khác, mô tả một sự vật, sự việc xa hơn nghĩa thông dụng của nó, thì nó có thể có bài trên Wikipedia.

Nhiều từ hay cụm thông dụng có cả nghĩa bóng. Trong trường hợp đó có thể tạo trang dưới dạng trang đổi hướng đến một trang khác, hoặc là một trang định hướng liệt kê các chủ đề có sử dụng tên đó.

Đừng tạo bài viết về một câu chuyện xuất hiện kín 109 tờ báo

Nhiều câu chuyện được đăng tải lên báo đài chỉ trong một ngày, hay có thể là trong nhiều ngày, rồi sau đó chìm vào quên lãng. Có thể câu chuyện xuất hiện trên từng tờ báo, trong từng tỉnh, thành của đất nước và có thể trên cả thế giới. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.

Nhiều tờ báo là thông tin kiểm chứng được. Nhưng Wikipedia không phải là báo. Và độ nổi bật không có tính chất tạm thời. Tin tức được chia sẻ giữa các nguồn tin, và được in ra hàng nghìn tờ báo. Thế nên, một bài viết có thể trông ấn tượng và thỏa mãn tiêu chí về độ nổi bật khi có 109 tham khảo, mỗi cái từ một tờ báo. Nhưng việc bạn thả bom một bài viết với các nguồn như vậy không có nghĩa rằng nó sẽ không bao giờ bị xóa.

Điều này đặc biệt đúng với các bài viết về tiểu sử. Nếu các nguồn kiểm chứng được chỉ nhắc đến nhân vật trong một sự kiện nhất định, bài viết sẽ không được đảm bảo tồn tại. Nhân vật nên được đề cập trong bài viết về sự kiện đó.

Bắt buộc cung cấp nguồn

Wikipedia có nhiều quy định và có ít yêu cầu, một trong các yêu cầu quan trọng liên quan đến quy định về độ nổi bật và cần có các chứng cứ khách quan rằng chủ thể là nổi bật. Các bài viết phải có nguồn đáng tin cậy. Yêu cầu này áp dụng cho mọi bài viết, bao gồm các bài mới được tạo. Độ nổi bật không phải là một điều hiển nhiên. Các bài viết đã bị xóa trong quá khứ sẽ tiếp tục bị xóa nếu tạo lại. Việc cung cấp nguồn là bắt buộc cho mọi bài viết và chủ đề.

Các chủ đề được cộng đồng đồng thuận rằng nó nổi bật (ví dụ album, nhóm nhạc, tác giả, các bộ phim hay sách của một tác giả danh tiếng, v.v....) có nghĩa là các nguồn tham khảo về nó sẽ dễ dàng được tìm thấy, không phải là một kẽ hở của quy định về độ nổi bật.

Để tránh việc bài viết mà bạn hết lòng chăm chút bị bắt bẻ và có thể bị xóa, hãy đảm bảo rằng bạn đã có sử dụng nguồn tham khảo. Điều này đặc biệt đúng với những bài mới. Nếu bạn chưa có thời gian để chú thích nguồn gốc, đừng đăng bài, với hy vọng sẽ có thể chú thích sau hoặc một người khác sẽ thêm chú thích giùm bạn. Hãy dùng một trang con trong không gian tên của bạn. Khi bạn đã hoàn tất công việc, chuyển nó đến không gian tên chính.

Xem thêm