Phần lớn thành công của Wikipedia là do nơi đây luôn sẵn sàng đón nhận sự đóng góp từ tất cả mọi người. Tuy nhiên, sự cởi mở này đôi khi thu hút những người tìm cách khai thác trang web làm bệ phóng cho những xung đột, cãi nhau không đáng có; nói cách khác, drama. Như với troll, drama là một hình thức tương tác tiêu cực gây tổn hại và gây bất ổn cho các cộng đồng trực tuyến. Cũng như troll, mục tiêu của những người tìm cách tạo ra và mở rộng drama là kích động sự phản ứng. Không giống như troll, mục tiêu của drama là gây xáo trộn và chia rẽ cộng đồng nhằm làm suy yếu các chính sách của cộng đồng, giành được sự ủng hộ cho một cách diễn giải một lý do hoặc chính sách, hoặc phục vụ một số mục tiêu khác như xua đuổi những người đóng góp.

Cùng với Wikipedia:Đừng phá rối Wikipedia nhằm chứng minh một quan điểmWikipedia:Sửa đổi gây hại, hướng dẫn được đề xuất này nhằm ghi lại các phương pháp của cộng đồng nhằm giảm thiểu sự gián đoạn và lãng phí thời gian của các tình nguyện viên Wikipedia.

Làm thế nào để không phản ứng với drama

sửa
  • Chờ nó biến mất: Xin lỗi, nhưng nó sẽ không biến mất.
  • Nghĩ rằng đó không phải là vấn đề lớn: Sai rồi! Đây là một vấn đề lớn. Thật sai lầm nếu đánh giá thấp sự ác ý của những người gây rối.
  • Tạo thêm drama: Với drama, bạn không thể dùng lửa dập lửa. Luôn tìm cách để giảm thiểu thay vì lây lan sự đổ vỡ.

Làm sao tôi biết đó là drama?

sửa
  • Bạn biết rằng mình đang trải qua một "drama" khi không biết "mặt trận" tranh chấp đang mở rộng nhanh chóng ở đâu.
  • Khi bạn đưa ra cùng một quan điểm ở nhiều nơi và bạn phải tranh luận "theo chiều ngang", qua các trang, để đưa ra một quan điểm nhất quán.
  • Bạn không còn biết cuộc thảo luận nào trên trang nào là mới nhất và có liên quan đến tranh chấp vì mọi người cứ bắt đầu những cuộc thảo luận mới.
  • Số lượng người tham gia tăng nhanh và nhiều tài khoản đến có vẻ là chỉ dùng cho một mục đích.
  • Khi mọi người liên tục đề cập đến hành vi quấy rối ngoài địa điểm chính như là nguồn gốc của drama.

Xem thêm

sửa