Wikipedia:Dự án/Văn hóa làng xã Việt Nam
Bản sắc văn hóa Việt Nam xuất phát từ làng, văn hóa làng xã là cái rất riêng chỉ Việt Nam mới có.
(…) văn hóa Việt Nam là văn hóa làng xã, tính cộng đồng trong văn hóa thể hiện rất rõ. Mỗi làng một cái đình, mọi việc lớn nhỏ của làng đều đưa ra đình làng. Trong văn hóa làng thì đình là nơi sinh hoạt văn hóa, là công đường xử những ai vi phạm luật làng, nơi tổ chức lễ hội…
Chúng ta hay nói “phép vua thua lệ làng”, điều đó không có nghĩa là cả làng đó hơn được pháp luật vua ban, làng to hơn vua mà nói đến việc chính quyền của triều đình nó chỉ nắm tới góc độ làng xã mà thôi, các cá nhân trong làng thì làng tự giải quyết. Làng là hạt nhân cơ bản của văn hóa Việt.
— Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Quang Đức, theo Báo Giáo dục Việt Nam.
Người Việt Nam có nền tảng văn hóa ảnh hưởng của đời sống lấy nông nghiệp làm chủ đạo, có đặc tính ăn, ở, mặc, đi lại từ văn minh lúa nước và không thể cắt bỏ được căn tính tiểu nông. “Vì vậy, dù ở tầng lớp nào trong suốt 2 thế kỷ 19 và 20 hoặc thời đại bây giờ chăng nữa, thì người Việt Nam cũng chỉ là những “nông dân” mà thôi”.
(...) Bản thân các thành phố ở ta giống như một cái làng to, cư dân ở đó chưa hẳn là công dân đô thị, mà mới là người làng ra phố, sinh hoạt, thói quen vẫn như người nông dân.— Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, tác giả cuốn sách “Tập tục đời người” ra mắt năm 2017.
Quan điểm về đặc tính của nhà nước Văn Lang rất đa dạng. Có nhiều quan điểm khác nhau trong đó có quan điểm của GS. Hà Văn Tấn cho rằng nhà nước Văn Lang vốn chỉ là một cái làng lớn;[1] hay như quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Tuấn cho rằng: Nhà nước Văn Lang thực chất là một "nhà nước siêu làng", thể hiện cả ở sự liên kết giữa làng và nước, chứ không chỉ là sự liên kết giữa các làng với nhau. Theo tác giả, tính chất "siêu làng" thể hiện ít nhất ở ba khía cạnh: Thứ nhất, về nội dung, nhà nước mang dáng dấp của một cái làng lớn có tính liên kết mạnh, tính đại diện cao và tính giai cấp yếu. Thứ hai, về phạm vi và tính chất liên kết, quan hệ làng nước mang tính hoà đồng, lưỡng hợp, chưa có sự phân định rạch ròi về chức năng, thẩm quyền giữa làng và nước.
— Về bản chất của nhà nước Văn Lang - Vương quốc đầu tiên của người Việt
Thăng Long - Hà Nội từ xưa đã được coi là một cái làng lớn mang trong mình nhiều làng nhỏ. Cũng từ đây, những phong tục, lề thói của từng địa phương được chắt lọc, bồi đắp, trau chuốt để tạo nên nét văn hóa của người Hà Nội, góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo Thủ đô, quyết định thương hiệu của đô thị.
— Theo Hoàng Lan, Báo Hànộimới
Trên truyền thông đại chúng
sửaPhim điện ảnh
sửa- Bộ phim Đất rừng phương Nam (2023) của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng
Phim hài Tết
sửa- Series phim Đại gia chân đất của đạo diễn Bình Trọng
Phim truyền hình
sửa- Bộ phim Đất và người (2002) phát sóng trên VTV
- Bộ phim Đường đời (2004) của đạo diễn Quốc Trọng và Trần Hoài Sơn, thực hiện bởi Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam, trình chiếu trên kênh VTV1.
- Bộ phim Ma làng (2007) của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, từng đạt giải thưởng Cánh diều bạc cùng năm ở hạng mục Phim truyền hình.
- Bộ phim Lều chõng (2010) do NSƯT Nguyễn Thanh Vân đạo diễn và được thực hiện bởi Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, phát sóng trên kênh HTV9. Phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Tất Tố.
- Bộ phim Thương nhớ ở ai (2017-2018)
- Bộ phim Đất phương Nam (1997)
Âm nhạc
sửa- Ca khúc Đất và Người (2002) trong bộ phim cùng tên do Trọng Đài sáng tác và Mai Hoa trình bày.
- Ca khúc Đường đời (2004) trong bộ phim cùng tên do Trọng Đài sáng tác và Mai Hoa thể hiện.
- Ca khúc Bà tôi (2005) do nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến sáng tác và phần trình bày của ca sĩ Ngọc Khuê, vốn từng đạt Giải thưởng Bài hát Việt vào tháng 7 năm 2005.
- Ca khúc Về Quê do ca sĩ Anh Thơ trình bày
- Bài dân ca Bèo Dạt Mây Trôi (2005) do song ca Anh Khang và Quang Thắng thể hiện, được phối lại theo phong cách hiện đại.
- Ca khúc Quê tôi (2013) do Anh Minh sáng tác và nữ ca sĩ Thùy Chi thể hiện, vốn đã trở thành tuổi thơ của nhiều người, nhiều thế hệ học sinh.[2]
- Ca khúc Giấc Mơ Trưa do nữ ca sĩ Thùy Chi trình bày.
Danh sách thành viên
sửa- Nguyenmy2302 (thảo luận · đóng góp)
- Văn Hóa Làng Xã VN (thảo luận · đóng góp)
- Alphama (thảo luận · đóng góp): chạy bot, quan sát viên
- Keo010122 (thảo luận · đóng góp)
- Người đàn ông đến từ Mãn Châu (thảo luận · đóng góp)
- ᴛʜầʏ ʜᴜấɴ Không phải Huấn official đâu 08:15, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)
- Luan12345hbs1 (thảo luận · đóng góp)
Bài viết cần hoàn thiện
sửa-
Mặt trước cổng làng Văn Trì, Từ Liêm (Hà Nội) năm 2023
-
Chùa làng Niêm Hạ (Thái Bình) ở những năm 1920
-
Cổng làng Luật Trung (Thái Bình) năm 1928. Cạnh cổng làng có một quán nước, các thợ rèn dạo hành nghề bên gốc cây gần đó.
-
Những cây cổ thụ bên cánh đồng làng Niêm Hạ năm 1928
-
Các hương chức làng Niêm Hạ, chụp năm 1928
-
Một xưởng làm chiếu ở làng nghề Hải Triều (Thái Bình) chuyên về sản phẩm chiếu Hới.
-
Hoàng hôn trên cánh đồng ở làng An Vệ, tổng Quỳnh Côi, phủ Thái Ninh (nay là Thái Bình) năm 1928
-
Tòa Hội đồng làng Bộ La, Thái Bình năm 1928
Danh mục sách tham khảo
sửaCác thành viên của dự án Văn hóa làng xã Việt Nam có sẵn những đầu sách sau đây để tham khảo, viết bài và chia sẻ với nhau cũng như làm giàu vốn kiến thức. Nếu bạn có nguồn sách nào muốn chia sẻ với mọi người, bạn cũng có thể bổ sung (các) tựa sách đó vào danh sách dưới đây.
- Nguyễn Đình Đầu (tháng 7 năm 1992). Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh. Hà Nội: NXB Hội sử học Việt Nam.
- Vũ Ngọc Khánh (tháng 1 năm 2011). Văn hóa làng ở Việt Nam. NXB Văn hóa Thông tin. Nhà cung cấp: Thăng Long.
- Nguyễn Đình Đầu (ngày 2 tháng 3 năm 2016) [1999]. Chế độ Công điền Công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ Lục tỉnh. Tủ sách Góc nhìn sử Việt. NXB Khoa học Xã hội. ISBN 978-604-944-564-4. 8-935251-401653. Nhà cung cấp: Công ty cổ phần Sách Alpha (Alpha Books)
- Nguyễn Đắc Hưng (tháng 7 năm 2017). Văn hóa làng và nhân cách người Việt. NXB Chính trị quốc gia Sự thật. ISBN 978-604-57-3018-8. 8935211192980.
- Nguyễn Mạnh Tiến (tháng 8 năm 2017). Sống đời của chợ. Hiểu Việt Nam. NXB Hội Nhà Văn. ISBN 978-604-53-8978-2. Nhà cung cấp: Công ty Cổ phần Sách Tao Đàn (Nhà sách Tao Đàn)
- Phan Cẩm Thượng (tháng 11 năm 2017). Tập tục đời người. NXB Hội Nhà Văn. Nhà cung cấp: Nhã Nam
- Vũ Ngọc Khánh (tháng 1 năm 2018). Văn hóa làng ở Việt Nam. NXB Văn hóa dân tộc. Nhà cung cấp: Công ty Cổ phần Tri thức Văn hóa Sách Việt Nam (Vinabook JSC)
- Sơn Nam (ngày 1 tháng 9 năm 2018) [1970 và 1985]. Đồng bằng sông Cửu Long - Nét sinh hoạt xưa & Văn minh Miệt Vườn. Biên khảo (ấn bản thứ 4). NXB Trẻ. ISBN 978-604-1-12853-8. 8-934974-157632.
- Phan Cẩm Thượng (ngày 9 tháng 4 năm 2019) [2017]. Tập tục đời người. Văn hóa tập tục của người nông dân Việt Nam thế kỷ 19-20. NXB Hội nhà văn. ISBN 978-604-9823-91-6. 8-935235-214187. Nhà cung cấp: Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam
Dự án liên quan
sửaBản mẫu của dự án
sửaDùng trong trang thành viên
sửa- Bản mẫu dùng chung
Mã | Kết quả | Người dùng | ||
---|---|---|---|---|
{{Bản mẫu:Thành viên văn hóa làng xã Việt Nam}} |
|
Xem trang nhúng |
- Bản mẫu nhận diện thành viên
Mã | Kết quả | Người dùng | ||
---|---|---|---|---|
{{Bản mẫu:Thành viên Dự án Văn hóa làng xã Việt Nam}} |
|
Xem trang nhúng |
Dùng trong trang thảo luận
sửaMã hiệu | Hiển thị bản mẫu | ||||
{{Thư mời Dự án Văn hóa làng xã Việt Nam}} |
|
Mã hiệu | Hiển thị bản mẫu | |||||||||||||
{{Dự án Văn hóa làng xã Việt Nam}} |
|
Nguồn tham chiếu
sửa- ^ Hà Văn Tấn (1987). Làng, liên làng và siêu làng (Mấy vấn đề về phương pháp). Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, in lại trong Một số vấn đề Lý luận Sử học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2007)
- ^ Lê Nguyễn Thúy Vi (tháng 7 năm 2021). “Top 14 bài hát hay, ấn tượng nhất của ca sĩ Thùy Chi”. Siêu thị Điện máy XANH. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2021.
- ^ Võ Hương (ngày 10 tháng 3 năm 2022). “Làng Đại học Quốc gia TP.HCM nằm ở đâu? Bao gồm những trường nào?”. Mogi. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2023.
- ^ Kho ảnh trên Flickr
- Vũ Đức Liêm (ngày 26 tháng 8 năm 2021). “Làng xã trong vòng xoáy bạo lực của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XIX”. Tạp chí Tia Sáng. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2021.
- Hồ Nguyên Kha (ngày 18 tháng 6 năm 2018). “Người Việt với văn hóa làng xã”. Cổng thông tin điện tử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2022.
- Người nước ngoài ngỡ ngàng với 'văn hóa ngủ trưa' ở Việt Nam
- Anh Minh (theo SCMP) (ngày 10 tháng 11 năm 2023). “Hà Nội 'giống ngôi làng sầm uất' trong mắt khách Tây”. VnExpress.
- Đà Nẵng: Đình làng tái sinh
- Mai Văn Sang (ngày 4 tháng 9 năm 2005). “Đôi nét về "văn minh miệt vườn " trong ca dao Nam Bộ”. VanChuongViet.Org. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2023.
- Nguyễn Văn Hiếu; Dương Văn Hưởng (ngày 29 tháng 4 năm 2021). “Tản mạn văn hóa miệt vườn Nam Bộ”. Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên điện tử. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2023.
- Lam Điền (ngày 27 tháng 6 năm 2020). “Những nét văn hóa Việt đậm đà ở miệt vườn Nam Sông Hậu”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2023.
- Tường Vy; Đăng Huỳnh; Lệ Thu (ngày 22 tháng 1 năm 2014). “Dấu ấn văn minh miệt vườn”. Báo Cần Thơ Online. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2023.
Liên kết ngoài
sửa- Đình làng Việt trên Facebook. Lưu trữ 2023-04-17 tại Archive.today
- Đình làng xứ Thanh trên Facebook. Lưu trữ 2023-04-17 tại Archive.today
- Đình làng Nam Bộ trên Facebook. Lưu trữ 2023-04-17 tại Archive.today
Đây là một Dự án Wiki, là sự hợp tác khu vực và một nhóm mở các nhà biên tập dành riêng cho việc nâng cao Wikipedia trong phạm vi bảo trợ của một chủ đề cụ thể, hoặc để tổ chức một số tiến trình nội bộ Wikipedia.
Xin xem Guide to WikiProjects và Directory of WikiProjects để biết thêm thông tin (bằng tiếng Anh). |