Wikipedia:Công cụ bảo quản không dành cho người mới
Trang này là một bài luận chứa lời khuyên hoặc quan điểm của một hoặc nhiều thành viên Wikipedia. Bài luận không phải là quy định hay hướng dẫn của Wikipedia. Bài luận có thể đại diện cho tầm nhìn chung của đa số thành viên nhưng cũng có thể chỉ đại diện cho quan điểm của thiểu số. |
“ | Tôi không thích việc ở đây người ta luôn có cảm giác rõ ràng rằng việc được cấp quyền bảo quản viên là một điều gì quá đặc biệt. | ” |
- Jimmy Wales, tháng 2, 2003
Bạn nghĩ bạn đã sẵn sàng để làm bảo quản viên (BQV) hay thậm chí có khi đã tự ra ứng cử làm bảo quản viên, nhưng không thành công với các lí do "thiếu kinh nghiệm", "chưa phù hợp", hay "để thêm một thời gian nữa sẽ tốt hơn"?
Thường đều có lý do thích đáng cho những trường hợp đó cả; không phải vì họ không thích bạn hay cho rằng bạn sẽ không làm tốt công việc của bảo quản viên đâu. Các biên tập viên không muốn người mới làm bảo quản viên vì ai cũng biết rằng để thật sự thành thạo các quy định, hướng dẫn, tiền lệ cũng như quy định bất thành văn và lịch sử thành lập của Wikipedia tiêu tốn nhiều thời gian, để tạo dựng uy tín rằng bạn có thể giữ một cái đầu lạnh khi bị căng thẳng không phải là chuyện một sớm một chiều, còn khả năng nhận định tốt để giải quyết mâu thuẫn không phải là thứ tự dưng mà có được.
Bạn có thử nghĩ đến liệu có phải thiên kiến nhận thức đang khiến bạn không thể phán đoán chính xác được năng lực thật sự của mình? Bởi điều lệ ứng cử BQV chỉ là điều kiện cần, cộng đồng mới là người quyết định xem bạn có phù hợp với công việc BQV hay không.
“ | Nếu không điềm tĩnh làm ĐPV/BQV thì không nên làm, vì làm rồi nếu có sự cố bị cộng đồng phế truất, bỏ Wikipedia khiến Wikipedia lại thiệt 1 con người tài năng. Đây là điều đáng tiếc nhất. | ” |
— Alphama |
Khi bạn đã hoạt động ở Wikipedia 12-18 tháng rồi, đã có ít nhất vài nghìn sửa đổi, đã dành thời gian ở nhiều không gian khác nhau của Wikipedia thì chúng tôi sẽ biết liệu bạn có hiểu biết về cách thức vận hành của Wikipedia hay chưa. Chúng tôi sẽ xem liệu bạn có biết cách làm việc nhóm với người khác hay không. Chúng tôi sẽ nhìn ra khả năng biên tập trong các bài mà bạn viết, sự điềm tĩnh trong cách bạn thảo luận, sự chín chắn qua cách bạn xử lý các vấn đề nảy sinh hoặc khi có bất đồng với các thành viên khác, cũng như thái độ trung lập của bạn. Nếu bạn từng bị cấm, chúng tôi cũng sẽ xem xét thái độ sau khi lệnh cấm hết hạn có cho thấy bạn là một người ngoan cố hay không. Ngoài ra, nếu bạn chủ động tự làm quen với các công việc của bảo quản viên cũng là điểm cộng.
Hãy coi công việc bảo quản ở Wikipedia như một công việc thật sự mà bạn phải cố gắng chu toàn hết mức có thể trong khả năng của mình, đồng thời cũng dám chịu trách nhiệm cho từng đường đi nước bước của mình. Với những thành viên bình thường, Wikipedia có thể là sân chơi, nhưng một khi đã làm bảo quản viên thì Wikipedia không thể là sân chơi nữa. Đừng quên định nghĩa của bảo quản viên là "một người dùng đáng tin cậy" sẽ "sử dụng công cụ một cách công bằng" để dọn dẹp Wikipedia và góp phần bảo vệ các giá trị của Wikipedia.
Lời cuối cùng, chào mừng bạn đã đến với Wikipedia. Xin hãy nhớ rằng, trước khi "lấn sân" sang khâu quản lý nội dung, kiểm soát các thành viên khác, hay sửa đổi quy chế của Wikipedia, chúng ta ở đây vốn là để xây dựng một bách khoa toàn thư.
“ | Việc "cầm chổi" không thể hiện bạn là người có quyền lực, nó chỉ thể hiện bạn là người thích "dọn dẹp" ở Wikipedia. | ” |
— Alphama, Biểu quyết chọn điều phối viên/Buiquangtu |
“ | Hồi tôi còn hoạt động tích cực, tôi tự thấy sysop chỉ là cu li thôi, có quan trọng hơn ai tí nào đâu. | ” |
— Avia, Thảo luận/Gỡ quyền Bảo quản viên và Hành chính viên |