Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Cư sĩ Triệu Phước/01
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Không đủ phiếu DangTungDuong (thảo luận) 02:09, ngày 26 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Kết quả: Không đủ phiếu DangTungDuong (thảo luận) 02:09, ngày 26 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Cư sĩ Triệu Phước (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem)
- (Tìm nguồn: "Cư sĩ Triệu Phước" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)
Bài viết về một nhân vật tôn giáo, nhưng dùng rất nhiều nguồn tự xuất bản, hoặc chỉ mang tính liệt kê, không chứng minh được độ nổi bật. Thái Nhi (thảo luận) 10:20, ngày 17 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Tôi mở lại bq này do bác Thái Nhi thực hiện sai quy trình. Mốc tính thời hạn bq sẽ bắt đầu từ hôm nay. DangTungDuong (thảo luận) 04:45, ngày 22 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Xóa
- Xóa Phần lớn bài viết không có nguồn, mục Hoằng pháp chẳng khác gì PR cá nhân. Đây có thể là tiền lệ cho những nhân vật tông giáo không đủ đnb khác. Bài viết cần tập trung vào nội dung, nghĩa lý của hai cuốn sách và dẫn nguồn cho hoạt động truyền giáo của chủ thể nhằm chứng minh đnb.--Diepphi (thảo luận) 01:11, ngày 13 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Xóa Tên bài không ổn, nếu để thì để là Triệu Phước không, tên bài như là để khoe khoang ngành nghề/chức vụ/... "Cư sĩ" rõ ràng không phải là thứ giống như tên Thánh trong tên của những Giám mục/Linh mục/...--Hiếu Vũ 10:18, ngày 21 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- 5 chú thích thì có 1 chú thích từ Wiki tiếng Anh, 1 từ http://vutruhuyenbi.com/ (nghi ngờ tự xuất bản) và 3 nguồn từ http://worldcat.org/ chưa rõ có thể xem là nguồn tham khảo được hay chưa.--Hiếu Vũ 10:18, ngày 21 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Chuyện đổi tên bài chỉ là một thao tác di chuyển, vì đang bq nên không thể thực hiện vì nó làm phức tạp không gian. DangTungDuong (thảo luận) 02:28, ngày 22 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Bỏ qua tên bài thì nguồn của bài vẫn rất có vấn đề.--Hiếu Vũ 18:18, ngày 24 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Chuyện đổi tên bài chỉ là một thao tác di chuyển, vì đang bq nên không thể thực hiện vì nó làm phức tạp không gian. DangTungDuong (thảo luận) 02:28, ngày 22 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- 5 chú thích thì có 1 chú thích từ Wiki tiếng Anh, 1 từ http://vutruhuyenbi.com/ (nghi ngờ tự xuất bản) và 3 nguồn từ http://worldcat.org/ chưa rõ có thể xem là nguồn tham khảo được hay chưa.--Hiếu Vũ 10:18, ngày 21 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Giữ
- Giữ Tôi thấy nhân vật nổi bật với những nguồn của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, tuy nhiên chất lượng biên tập thấp, các thành viên viết bài có thể trao đổi thêm để chỉnh sửa lại. DangTungDuong (thảo luận) 06:15, ngày 28 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Giữ Cư sĩ này nổi bật khi đối chiếu Wikipedia:Độ nổi bật (tiểu sử). Cũng có nhiều nguồn nhắc đến, đặc biệt với những nguồn của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Bài cần chỉnh sửa lại. MessiM10 08:45, ngày 20 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến
- Ý kiến Bài sai quy trình BQ khi tôi mới đặt biển 3 ngày trước. Tạm thời ẩn bq, mở bq sau vài ngày. DangTungDuong (thảo luận) 16:07, ngày 17 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Bài này nói về một cự sĩ tu theo trường phái mật tông, đây là một trường phái nổi bật ở Tây Tạng tuy nhiên cư sĩ này không có nhiều sự nổi bật, các nguồn chỉ mang tính chất có nêu ra ông là một người theo trường phái Mật tông chứ chưa có nói rõ là ông có gì khác biệt so với rất nhiều nhà sư mật tông khác trong nước và nước ngoài??? Thầy Thích Viên Đức sư phụ của ông thì khá nổi bật vì ông ấy là một trong những nhà sư mật tông có tiếng tăm tại miền Nam Việt Nam Bác sĩ Nguyễn Minh Đức (thảo luận) 14:02, ngày 23 tháng 2 năm 2016 (UTC).[trả lời]
- Trên đây không có nhiều người am hiểu về phái này, mong bạn giải thích rõ hơn để mọi thành viên có thêm thông tin. DangTungDuong (thảo luận) 03:20, ngày 24 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Cần các nguồn thông tin khách quan hơn chứng thực độ nổi bật của cư sĩ này. Trường phái ông ấy tu tập là nổi bật, tuy vậy ông ấy thì cần thông tin kiểm chứng. Thân mến Tuanminh01 (thảo luận) 10:13, ngày 24 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- @Mod Tuanminh01: thiết nghĩ việc thảo luận nên khách quan, không nên có những câu nguỵ biện để đánh lạc hướng chủ đề. "Thầy khen trò thì khác gì mẹ hát con khen hay" - đây là câu nguỵ biện, không liên quan chủ đề bài viết Trungkien70 (thảo luận) 10:57, ngày 24 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trungkien70[trả lời]
- Cần các nguồn thông tin khách quan hơn chứng thực độ nổi bật của cư sĩ này. Trường phái ông ấy tu tập là nổi bật, tuy vậy ông ấy thì cần thông tin kiểm chứng. Thân mến Tuanminh01 (thảo luận) 10:13, ngày 24 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn bạn đã chỉ ra, tôi đã sửa và làm rõ nội dung thảo luận. Tuanminh01 (thảo luận) 10:58, ngày 24 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Trên đây không có nhiều người am hiểu về phái này, mong bạn giải thích rõ hơn để mọi thành viên có thêm thông tin. DangTungDuong (thảo luận) 03:20, ngày 24 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Bài này đưa thông tin về một cư sĩ đã làm được điều mà các tu sĩ mật tông việt nam trong và ngoài nước chưa làm được trước đây:
- - Tổng kết được các nguồn thông tin Mật giáo của thế giới (các nhánh Bắc Tông, Nam Tông) vào tác phẩm Mật Tông Tinh Hoa Yếu Lược.
- - Viết ra tác phẩm với các nguyên lý về Thần bí học (Phong Thần và Huyền Bí học) với những thực nghiệm trên tinh thần khoa học huyền bí.
- - Truyền bá môn mật pháp vốn bí truyền, thành phổ truyền cho mọi người thuộc các tôn giáo khác.
- - Tài liệu của ông được nhiều chùa, các thư viện đại học và quốc hội Mỹ lưu.
- Đa số các cư sĩ, tu sĩ mật tông Việt Nam không làm được những điều nổi bật trên. Họ chỉ tu hành theo lề lối kinh sách cổ xưa, hoặc chỉ dịch lại Kinh sách tiếng nước ngoài qua tiếng việt nam, không có phát kiến gì mới về khoa học thần bí, không thể chứng minh cho các người có tôn giáo khác. Dinhan78 (thảo luận) 11:38, ngày 24 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Rất nhiều cư sĩ trước tác các kinh sách thuộc về Mật Tông bán rất nhiều ở các nhà sách tôn giáo. Mật tông là một trường phái thuộc Tây Tạng, Nepal,... mà vị lãnh tụ được tôn quý nhất là Đức Đạt Lai Lạt Ma, các vị tổ sư cần đề cập là Liên Hoa Sanh, Thế Thân, Long Thọ đều thuộc vào hệ phái này. Tuy nhiên nước ta, Lào, Cam lại ít chịu ảnh hưởng của hệ phái này nên nó rất ít phát triển, trong khi lại phát triển hệ tư tương Phật Giáo Đại Thừa do Trung Quốc đưa vào! Thiết nghĩ việc có hai trước tác đó không thể qui kết là đây là một cư sĩ có thành tựu, nếu thành tựu phải nói về Giáo sư Lê Mạnh Thát, Hòa Thượng Thích Minh Châu, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Hòa Thượng Thích Tuệ Sĩ,....cư sĩ phải nói đến cụ Tống Hồ Cầm có các đóng góp cực kỳ nổi bật cho Phật Giáo. Bác sĩ Nguyễn Minh Đức (thảo luận) 13:46, ngày 24 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến
- - Mật tông xuất phát từ Ấn Độ, là sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo đại thừa. Mật tông được phổ bilến về hướng bắc sang Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản và về hướng nam qua mấy nước Nam Dương, Thái lan, Miến Điện, Lào, Campuchia… để trở thành 2 ngành Mật giáo chính: Mật tông Bắc Tông và Mật tông Nam Tông. Mật tông không phải là trường phái thuộc Tây Tạng. Các ngài Long Thọ, Thế Thân, Liên Hoa Sanh là những đạo sư người Ấn Độ, một vài vị truyền đạo và gây dựng Mật tông cho Tây Tạng.
- Ý kiến
- - Sẽ là ấu trĩ cho tôi nếu giả dụ như tôi chỉ nghe Bs Đức có 1,2 tác phẩm và đánh giá bs có 1,2 tác phẩm nghiên cứu thì không là thành tựu gì. Trong khi có thể tác phẩm nghiên cứu của bs chỉ ra nguyên nhân và cách trị lành các bệnh nan y (ví dụ Lupus, hay ung thư chẳng hạn- nói trong ngành cho dễ hiểu). Và chắc chắn đây là 1 thành tựu to lớn trong y học.
- Trong khi trước tác của Triệu Phước thuộc lãnh vực khoa học thần bí, là chuyên gia trừ tà (bệnh siêu hình), phát kiến các nguyên lý về thần bí siêu hình và đạo học.
- - Sẽ là nguỵ biện và khập khểnh nếu chúng ta đề cao và so sánh thành tựu của người này và người kia khi họ ở các lĩnh vực khác nhau. Các vị tu sĩ mà bs Đức liệt kê họ thuộc trường phái Hiển tông (thiền, tịnh độ…), họ thuộc nhóm bên này, bên kia (Giáo Hội Phật Giáo VN và Giáo Hội Phật Giáo VN TN) và có liên quan đến chính trị. Tu hành chân chính thì không nên có lợi dụng, liên quan đến chính trị và không có bị chính trị lợi dụng.
- Cư sĩ Triệu Phước thuộc trường phái Mật tông, và theo tôi thành tựu to lớn của ông là truyền bá Mật tông, khoa thần bí, phổ truyền được cho công chúng không chỉ thuộc Phật giáo mà là cho cả những người thuộc tôn giáo khác. Điều mà chưa có tu sĩ nào làm được.
- - Một điều nói thêm cho bs Đức nghiên cứu là sự thật Mật tông dựa vào Phật giáo phát triển, chứ Mật tông từ nguồn gốc nó không phải Phật giáo. Giáo chủ của Mật Tông không phải là Đức Thích Ca. Trungkien70 (thảo luận) 07:12, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Tài khoản của Trungkien70 mở 8 ngày (15:01, ngày 16 tháng 2 năm 2016) và hiện mới có 11 sửa đổi tại vi.wp, chưa đủ điều kiện bỏ phiếu theo quy định (1 tháng/100 sửa đổi trước khi cuộc biểu quyết bắt đầu). Việt Hà (thảo luận) 07:32, ngày 25 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Vậy cứ xét trên khía cạnh của Thái Nhi nói, với hai quyển sách do cá nhân ấn bản và không đủ sức thuyết phục vì cần rất nhiều nguồn độc lập chứng minh đây là sự đóng góp to lớn và sự nổi bật, dù sao cũng biểu quyết trong 30 ngày, các thành viên theo trường phái xác nhận nhân vật này là đủ sự nổi bật, đủ sự đóng góp thì cần bổ sung các link, các nguồn độc lập khác đủ sức thuyết phục. Còn nếu không chứng minh đủ thì yêu cầu biểu quyết xóa bài chờ đến khi đủ sự nổi bật thì hồi phục bài.Bác sĩ Nguyễn Minh Đức (thảo luận) 02:27, ngày 27 tháng 2 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!