Wikipedia:Biểu quyết/Viết hoa hay không viết hoa chữ Nhà khi gọi tên triều đại
Lý do phát sinh tranh chấp có viết hoa chữ "Nhà" khi nhắc đến các triều đại hay không: năm 2020, thành viên The Earth Nguyen (phần lớn) và Thusinhviet đã đổi tên hàng loạt các bài chính, thể loại, bản mẫu về các triều đại từ "nhà" sang "Nhà", từ "hoàng đế" sang "Hoàng đế" với lý do Chỉnh sửa chính tả viết hoa theo Nghị định 30/2020/NĐCP. Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân, Wikipedia tiếng Việt không phải Wikipedia Việt Nam, không thể dựa trên Nghị định của Chính phủ Việt Nam mà thay đổi tên bài cũng như các hoạt động khác. Sau khi đưa ra thảo luận và không thể tạo đồng thuận, tôi xin mở biểu quyết tại đây. Cách đặt tên bài của Wikipedia dựa trên tính phổ biến và có nguồn, vì vậy tôi dẫn 2 danh sách để làm cơ sở biểu quyết:
- Các bộ sử
- Lê Tắc (1961). An Nam chí lược (PDF). Ủy ban phiên dịch Sử liệu Việt Nam - Viện Đại Học Huế dịch. Nhà xuất bản Hồng Đức. tr. 4. - nhà Hán, Tống, Tấn, Tần, Đường, Ngu của Trung Quốc; nhà Lý, Trần của Việt Nam.
- Trần Trọng Kim (1951). Việt Nam sử lược (PDF). Bộ Giáo dục: Trung tâm Học liệu. - nhà Triệu, Lý, Trần, nhà Tây Sơn của Việt Nam; nhà Lương, Đường, Trần của Trung Quốc, ....
- Ngô Sĩ Liên (2017). Đại Việt sử ký toàn thư (PDF). Ngô Đức Thọ, Hoàng Văn Lâu dịch . Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. ISBN 9786046997566.
- Lê Quý Đôn (1759). Đại Việt thông sử (PDF). Ngô Thế Long dịch, Văn Tân hiệu đính (1987). Nhà xuất bản Khoa học Xã hội..
- Phạm Văn Sơn (1956). Việt sử tân biên. Văn hóa Á Châu. tr. 45, 146 & 155. - nhà Hán.
- Các sách xuất bản khác
- Trịnh Khắc Mạnh (2008). Hán Nôm học trong nhà trường. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr. 16. - nhà Hán
- Nguyễn Khắc Thuần (1997). Danh tướng Việt Nam - Tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục. tr. 44, 45 & 51.
- Trần Bá Chí (2003). Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, 980-981. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 54, 69 & 84.
- Trần Mạnh Thường (2005). Việt Nam - Văn hóa và du lịch. Nhà xuất bản Thông Tấn.
- Vũ Thị Phụng (1993). Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
- Nguyễn Bích Ngọc (2009). Nhà Lý trong văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản Thanh niên.
- Viện Khảo cổ học (2007). “Khảo cổ học”. Số phát hành 1-3: 90. OCLC 473890639. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - Nguyễn Kim Thản (1984). Lược sử ngôn ngữ học, Tập 1. Hà Nội: Đại học và trung học chuyên nghiệp. OCLC 21787866.
- Đỗ Văn Ninh (2006). Từ điển chức quan Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên. OCLC 1138693283.
- Vũ Ngọc Khánh; Phạm Minh Thảo (2005). Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục. Nhà xuất bản Văn hóa-thông tin. OCLC 839005145.
- Lê Hữu Mục; Phạm Thị Nhung; Đặng Quốc Cơ (1998). Kiêu et la jeunesse [Truyện Kiều và tuổi trẻ]. Toronto: Nhà xuất bản Làng Văn. OCLC 1110425010.
- Người mở biểu quyết: NhacNy2412
- Thời gian mở biểu quyết: 05:36, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
Bỏ phiếu
sửaQuy định
sửaTất cả thành viên tham gia bỏ phiếu bầu chọn thì cần đảm bảo các điều lệ sau:
- Một lá phiếu hợp lệ là một lá phiếu của thành viên đã đăng nhập, có trên 300 sửa đổi, đã mở tài khoản 90 ngày và 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu. Trường hợp không cần quan tâm đến số sửa đổi trong 30 ngày trước biểu quyết là thành viên có trên 3000 sửa đổi và đã mở tài khoản 90 ngày.
- Các thành viên tham gia phải để lại chữ ký đằng sau lời bình luận của mình, chỉ cần gõ 4 dấu ngã:
~~~~
.
Hướng dẫn
sửa- Các thành viên bỏ phiếu Đồng ý vào 1 trong 3 mục Không viết hoa chữ nhà, Viết hoa chữ nhà và Tự do sử dụng một trong hai cách viết ở #Phần 1: Cách đặt tên
- Nếu thành viên bỏ phiếu vào mục Tự do sử dụng một trong hai cách viết, vui lòng tiếp tục bỏ phiểu ở mục Giải quyết mâu thuẫn. Nếu không, phiếu của bạn tại Phần 1 xem như vô hiệu.
- Nội dung ở #Phần 2: Giải quyết mâu thuẫn chỉ thành lập khi nội dung "Tự do sử dụng một trong hai cách viết" của Phần 1 được thông quan.
Phần 1: Cách đặt tên
sửaPhần 2: Giải quyết mâu thuẫn
sửaThảo luận chung
sửa- Xin tag các thành viên đã tham gia thảo luận Nguyentrongphu, Thusinhviet, Caruri, Đông Minh, Diepphi, Nguyenhai314, Tàn Kiếm, Truy Mộng và thành viên liên quan The Earth Nguyen ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 05:44, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Ý kiến Tôi muốn chọn phương án 1 và phương án 3 nhưng không biết nên làm thế nào. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 06:25, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Tôi nghĩ biểu quyết này chia làm 2 phần.
- Phần 1 là đồng thuận đặt tên với 3 phương án là không viết hoa, viết hoa và không ràng buộc (là không ràng buộc chứ không phải là được tự do).
- Phần 2 là giải quyết mâu thuẫn nếu đã bỏ phiếu phương án 3 phần 1, với 2 phương án là viết hoa và không viết hoa. Phần 2 được sử dụng để giải quyết mâu thuẫn sau này.
- – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 06:39, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Tôi không hiểu lắm tại sao phải chia làm 2 phần như vậy? Bởi nếu chọn phương án 3 thì cuối cùng cũng phải quyết định viết hoa hay không viết hoa? – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:51, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- @NhacNy2412: Tức là mọi người vẫn có thể tự do viết hoa viết thường trong khi biên tập mà không bị ràng buộc bởi một thứ gọi là quy định. Nhưng nếu mâu thuẫn và tranh chấp xảy ra sẽ đưa ta đến phần 2 là giải quyết mâu thuẫn, nơi mọi người bỏ phiếu quyết định trong tương lai khi giải quyết mâu thuẫn, sẽ dùng phương án nào, viết hoa hay không viết hoa. Đó là lý do tại sao phần 2 chỉ có 2 phương án. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 06:54, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Tôi thấy như vậy khá mất thời gian và không phù hợp với tinh thần của BQ này. BQ này vốn xuất phát từ mâu thuẫn khi đổi tên không quan đồng thuận dẫn đến nhiều tranh cãi xung quanh mà không phải khơi khơi tôi đưa ra BQ về cách đặt tên bài. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 07:00, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Tôi đang đưa ra cái giải quyết cho phương án số 3, chứ nếu cộng đồng chọn 1 hoặc 2 thì không còn gì để nói (chắc là phù hợp với tinh thần BQ này như bạn nói). Nhưng tôi còn hỏi bạn rằng khi phương án số 3 phần 1 được đa số cộng đồng chọn thì phần 2 họ chọn thế nào để sau này giải quyết triệt để mâu thuẫn? Phương án 1: Thế nào là tôn trọng người viết bài? Phương án 2: Tiếp tục đem ra thảo luận tìm đồng thuận thì sao chúng ta không đồng thuận từ bây giờ nếu phương án số 3 phần 1 được chọn, để khỏi mất thời gian như bạn nói? – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 07:03, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Tôi xin nhấn mạnh chúng ta cần một cách giải quyết triệt để nếu phương án số 3 được chọn. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 07:05, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Chính những người chọn phương án 3 là người không muốn giải quyết triệt để. Lý do tại sao thì bạn nên đi hỏi họ. Nếu phương án 3 được thông qua thì sẽ gây ra hàng đống tranh cãi và phải giải quyết theo case by case basis, rất rắc rối. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:10, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Nguyentrongphu: Cách vận hành mong muốn của tôi là: Đã không mâu thuẫn thì viết hoa hay viết thường đều được, nhưng xảy ra mâu thuẫn thì cứ theo quy định mà chọn viết thường. (Pha trộn giữa phương án 3 và phương án 1). Cách này vừa không bị bó buộc, mang lại không khí tự do biên tập, lại có thể giải quyết mâu thuẫn giữa đôi bên chỉ bằng cách đưa biểu quyết năm xưa ra mà không cần phiền cộng đồng. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 10:23, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- thành viên:Đức Anh bạn không thấy cách của bạn có lỗ hỏng lớn? Nếu vậy thì chỉ cần 1 thành viên kiếm chuyện gây mâu thuẫn ở tất cả các bài có viết hoa thôi thì cuối cùng tất cả đều phải trở thành viết thường hết. Vậy từ đầu chọn phương án 1 luôn đi cho khỏe. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:31, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- @Nguyentrongphu: Nếu họ từ viết hoa thành viết thường thì tốt quá. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 10:35, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Tự do ở đây nghĩa là khi ai đó tạo bài, dịch bài thì họ không có nghĩa vụ bắt buộc phải viết hoa hay viết thường. Còn ai đó rảnh mà đi sửa từ hoa thành thường thì lại tốt quá. Còn nếu xảy ra tranh chấp thì cứ đưa quy định này cho người ta ngắm vài giây là hết mâu thuẫn à. Còn nếu tiếp tục gây mâu thuẫn thì người đó xếp vào hàng phá hoại. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 10:37, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Có người rảnh nha. Nói như bạn thì từ đầu chọn phương án 1 luôn đi cho đỡ rắc rối. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:40, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- @Nguyentrongphu: Nếu chọn phương án 1 thì liệu tôi có thể tự do tạo bài, dịch bài mới mà vẫn viết hoa chữ "Nhà"? Nếu tôi đã nghe cảnh báo nhưng vẫn cứ tạo bài mới, dịch bài mới vẫn viết hoa chữ "Nhà" thì liệu có bị cấm? – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 10:43, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Có người rảnh nha. Nói như bạn thì từ đầu chọn phương án 1 luôn đi cho đỡ rắc rối. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:40, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- thành viên:Đức Anh bạn không thấy cách của bạn có lỗ hỏng lớn? Nếu vậy thì chỉ cần 1 thành viên kiếm chuyện gây mâu thuẫn ở tất cả các bài có viết hoa thôi thì cuối cùng tất cả đều phải trở thành viết thường hết. Vậy từ đầu chọn phương án 1 luôn đi cho khỏe. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:31, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Nguyentrongphu: Cách vận hành mong muốn của tôi là: Đã không mâu thuẫn thì viết hoa hay viết thường đều được, nhưng xảy ra mâu thuẫn thì cứ theo quy định mà chọn viết thường. (Pha trộn giữa phương án 3 và phương án 1). Cách này vừa không bị bó buộc, mang lại không khí tự do biên tập, lại có thể giải quyết mâu thuẫn giữa đôi bên chỉ bằng cách đưa biểu quyết năm xưa ra mà không cần phiền cộng đồng. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 10:23, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Tôn trọng người viết bài tức là lúc tạo bài ra có viết hoa hay không thì giữ nguyên nó, trừ khi đạt được đồng thuận với người tạo bài. Như Phú nói thì nếu phương án 3 được thông quan thì mọi thứ phải giải quyết case by case, cũng tức là cộng đồng đồng thuận không giải quyết triệt để vấn đề này và muốn có tiếp vài cuộc thảo luận ở sau. Bản thân tôi cực kỳ phản đối Phương án 3 bởi chỉ cần 1 hành động đổi tên thôi đã có thể dẫn tới "mâu thuẫn", quá mức không cần thiết. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 07:18, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- @NhacNy2412: Nếu chọn phương án 1 thì liệu tôi có thể tự do tạo bài, dịch bài mới mà vẫn viết hoa chữ "Nhà"? Nếu tôi đã nghe cảnh báo nhưng vẫn cứ tạo bài mới, dịch bài mới vẫn viết hoa chữ "Nhà" thì liệu có bị cấm? – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 10:58, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Nếu bạn tạo chữ Nhà viết hoa thì thành viên sẽ nhắc nhở bạn về việc này, chỉ khi nào bạn cố ý tiếp tục thì BQV mới xem xét về thái độ, hành vi,... chứ không phải viết chữ "Nhà" là bị cấm ngay. Bất kể ai cũng không có quyền cấm trực tiếp như vậy, nếu có bạn cứ đưa ra Bất tín nhiệm. A l p h a m a Talk 11:01, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Cái này đang xét trong diện cố tình viết hoa chữ "Nhà" khi tạo dịch bài mới dù đã được nhắc nhở không ít lần (khi mà phương án 1 của biểu quyết này đã được thông qua). – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 11:11, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Cũng như vậy, phải nên nhắc nhở trước. A l p h a m a Talk 11:32, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Cái này đang xét trong diện cố tình viết hoa chữ "Nhà" khi tạo dịch bài mới dù đã được nhắc nhở không ít lần (khi mà phương án 1 của biểu quyết này đã được thông qua). – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 11:11, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Nếu bạn tạo chữ Nhà viết hoa thì thành viên sẽ nhắc nhở bạn về việc này, chỉ khi nào bạn cố ý tiếp tục thì BQV mới xem xét về thái độ, hành vi,... chứ không phải viết chữ "Nhà" là bị cấm ngay. Bất kể ai cũng không có quyền cấm trực tiếp như vậy, nếu có bạn cứ đưa ra Bất tín nhiệm. A l p h a m a Talk 11:01, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- @NhacNy2412: Nếu chọn phương án 1 thì liệu tôi có thể tự do tạo bài, dịch bài mới mà vẫn viết hoa chữ "Nhà"? Nếu tôi đã nghe cảnh báo nhưng vẫn cứ tạo bài mới, dịch bài mới vẫn viết hoa chữ "Nhà" thì liệu có bị cấm? – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 10:58, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Chính những người chọn phương án 3 là người không muốn giải quyết triệt để. Lý do tại sao thì bạn nên đi hỏi họ. Nếu phương án 3 được thông qua thì sẽ gây ra hàng đống tranh cãi và phải giải quyết theo case by case basis, rất rắc rối. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:10, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Tôi thấy như vậy khá mất thời gian và không phù hợp với tinh thần của BQ này. BQ này vốn xuất phát từ mâu thuẫn khi đổi tên không quan đồng thuận dẫn đến nhiều tranh cãi xung quanh mà không phải khơi khơi tôi đưa ra BQ về cách đặt tên bài. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 07:00, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- @NhacNy2412: Tức là mọi người vẫn có thể tự do viết hoa viết thường trong khi biên tập mà không bị ràng buộc bởi một thứ gọi là quy định. Nhưng nếu mâu thuẫn và tranh chấp xảy ra sẽ đưa ta đến phần 2 là giải quyết mâu thuẫn, nơi mọi người bỏ phiếu quyết định trong tương lai khi giải quyết mâu thuẫn, sẽ dùng phương án nào, viết hoa hay không viết hoa. Đó là lý do tại sao phần 2 chỉ có 2 phương án. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 06:54, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Tôi không hiểu lắm tại sao phải chia làm 2 phần như vậy? Bởi nếu chọn phương án 3 thì cuối cùng cũng phải quyết định viết hoa hay không viết hoa? – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:51, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Tôi nghĩ biểu quyết này chia làm 2 phần.
- Tôi thấy nên đặt tên biểu quyết là "Viết hoa hay không viết hoa chữ Nhà khi gọi tên triều đại" cho bao quát. P.T.Đ (thảo luận) 06:26, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Đã đổi tên hợp lý hơn – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:52, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Ý kiến Theo tôi thấy, 3 cái nguồn mà các thành viên sử dụng làm cơ sở đổi tên mà NhacNy2412 đã dẫn lại ở trên tôi không chấp nhận được vì hai lý do sau:
- Nếu căn cứ theo những nguồn này thì cá nhân tôi thấy tên triều đại không thuộc vào bất cứ trường hợp nào mà các quy định đó nêu. Có thể nhiều thành viên sẽ có cách lập luận cho của riêng mình về việc rơi vào trường hợp nào. Tuy nhiên tôi cho rằng những ý kiến này cũng dựa trên quan điểm cá nhân và sẽ khó đạt đồng thuận => Giải quyết theo hướng này không ổn, sẽ tiếp tục bế tắc
- Lý do thứ hai tôi đưa ra chắc mọi người sẽ đồng ý với tôi, đó là: các nguồn nói rất rõ rằng đây là những quy định áp dụng đối với những văn bản hành chính, còn những đối tượng đang bàn tới lại thuộc chủ đề lịch sử. Hai chủ đề này không liên quan trực tiếp đến nhau => Sử dụng những văn bản này làm nguồn là không hợp lý.
- Tôi đề xuất hướng giải quyết như sau, chúng ta sẽ tiếp tục tìm thêm nhiều nguồn. Thành viên nào bỏ phiếu ủng hộ phương án viết hoa sẽ tìm những nguồn có viết hoa, còn ai ủng hộ viết thường sẽ tìm nguồn viết thường. Và xin nhấn mạnh rằng các nguồn bắt buộc phải là sử liệu hoặc là bài nghiên cứu lịch sử thì mới chấp nhận. Sau khi tìm được số lượng lớn nguồn rồi, chúng ta sẽ bắt đầu thực hiện phép so sánh: phía bên nào có số lượng nguồn nhiều áp đảo hơn thì sẽ thống nhất theo bên đó và sẽ đưa ra thành quy định luôn, còn nếu số lượng chênh lệch không nhiều thì sẽ theo phương án 3 là tự do chọn lựa. NhacNy2412 bạn thấy thế nào? GiaoThongVN (thảo luận) 07:30, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Tất cả các nguồn đều đã qua cuộc thảo luận và dừng việc thảo luận nguồn. Mời bạn đọc lại ở Wikipedia:Thảo luận#Có viết hoa chữ "Nhà" khi nhắc đến các triều đại hay không? – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 08:40, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- @NhacNy2412: Tôi đã xem lại thảo luận đó thì thấy rằng hình như chưa ai nêu lên vấn đề mà tôi nói ở trên, đó là những nguồn đó dùng cho văn bản hành chính, pháp luật. Điều này chính từ nguồn đó đã nói vậy nên ta hoàn toàn có thể dùng cơ sở đó mà bác bỏ chứ bạn GiaoThongVN (thảo luận) 08:51, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Vậy thì bạn có thể cho một phiếu Đồng ý vào mục Không viết hoa với lý do như trên. Đây là một cuộc BQ sau khi không tìm được đồng thuận, không phải một cuộc thảo luận để tìm nguồn. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 08:53, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- @NhacNy2412: Tôi đã xem lại thảo luận đó thì thấy rằng hình như chưa ai nêu lên vấn đề mà tôi nói ở trên, đó là những nguồn đó dùng cho văn bản hành chính, pháp luật. Điều này chính từ nguồn đó đã nói vậy nên ta hoàn toàn có thể dùng cơ sở đó mà bác bỏ chứ bạn GiaoThongVN (thảo luận) 08:51, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Thảo luận chán cả tháng rồi còn thảo luận gì nữa. Giờ cứ thế bỏ phiếu, không trình bày. Vĩnh Lạc Đế Nội các 08:52, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Bất kỳ ai đều có quyền thảo luận thêm nếu muốn, bạn cũng không nên quá cực đoan như vậy. A l p h a m a Talk 10:40, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Ý kiến Như ý kiến của bác Minh Tâm phía dưới, cá nhân tôi cho rằng biểu quyết này không đi sâu đi sát, đánh đúng và bao phủ phạm vi chủ đề cần biểu quyết. Ví dụ, trong dẫn nhập có hai ví dụ về "nhà" và "hoàng đế", tuy vậy chỉ biểu quyết "nhà". Tôi lo ngại sau này các cụm khác cũng được ghi viết hoa vô tội vạ và mất kiểm soát. Quá đáng tiếc, biểu quyết này có nội hàm và nội dung rất lớn, lớn hơn nhiều nội dung đánh giá chỉ một từ tại đây. ✠ Tân-Vương 15:29, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Tôi thấy không cần phải mở rộng ra nếu không thật sự cần thiết. Ai sẽ đảm nhận chuyên môn để trình bày bao quát toàn bộ quy ước về một chủ đề rộng của một xã hội to trong cái wiki be bé này? Hãy thoải mái, và đừng lo ngại. P.T.Đ (thảo luận) 15:34, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Nếu tôi không lầm thì "hoàng đế" đã được đồng thuận không viết hoa khi đứng một mình, các bài bị đổi tên gây tranh cãi cũng đã đổi toàn bộ về "hoàng đế" nên tôi chỉ nhắc qua mà không đưa vào nội dung biểu quyết ở đây. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 17:23, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)
Viết hoa tên tổ chức và cá nhân theo quy tắc tổ hợp
sửaTôi chưa tham gia biểu quyết vì còn muốn thăm dò thêm một số ý kiến sau đây để mọi người cùng tham khảo:
- Trong ngữ pháp tiếng Việt, một danh từ riêng đều phải được viết hoa và một danh từ chung nào đó không cần viết hoa. Ví dụ như "hội đồng", "ban", "bộ", "vụ", "cục", "sở", "nhà", "triều" (trong "triều đại"), "hãng", "huyện", "tỉnh", "thành phố", "giáo sư", "tiến sĩ" .v.v...
- Tuy nhiên, khi một trong các danh từ chung đó kết hợp với một danh từ riêng tương ứng thì tạo nên một cụm từ hợp nhất có giá trị như một danh từ riêng để chỉ một tổ chức, một cá nhân. Nói cách khác, cả cụm từ đó đã trở thành danh từ riêng.
- Và đã là danh từ riêng thì cần phải viết hoa ít nhất hai từ. Một là từ chỉ cấp bậc, chức vụ, vao trò, vị trí... Hai là là tên riêng của cá nhân, tổ chức. Có thể thấy rất nhiều ví dụ như "Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ", "Tổng thống Josep Biden", "Ngoại trưởng Mike Pompeo", "Hạ nghị viện Hoa Kỳ", "Thượng nghị viện Hoa Kỳ", "Thượng viện bang Ohio", "Giáo sư Carl Thaye", "Tiến sĩ Kissinger", "Sở cảnh sát New York", "Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ".v.v...
Ý kiến trên đây của tôi chỉ là tham khảo để nghiên cứu và thảo luận, không có giá trị biểu quyết. --Двина-C75MT 10:39, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)--
- Tôi cho rằng việc viết hoa có lẽ không phải là chủ đề của ngữ pháp học. Dù là viết hoa hay viết thường, thì ý nghĩa của thành phần ngôn ngữ đó vẫn không suy chuyển, danh từ chung vẫn là danh từ chung, danh từ riêng vẫn là danh từ riêng. Những ngôn ngữ không sử dụng hệ chữ viết Latin như chữ vuông của Trung Quốc, họ vẫn hiểu được bản chất ngữ nghĩa của thành phần cấu tạo nên ngôn ngữ, dù Hán tự thì không có viết hoa, viết thường.
- Đây là chủ đề về việc thiết kế ký tự, về typography và có thể là tâm lý, cảm xúc của con người, cũng như những tập quán truyền thống mà cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ với hệ chữ viết Latin đó tự quy ước.
- Những ví dụ kể trên rất thiết thực để cho thấy, việc viết hoa những danh từ cấu tạo nên cụm danh từ riêng là xảy ra rất phổ biến. Như tại Wikipedia:Dự án/Ai Cập cổ đại, các thành viên thống nhất viết thường pharaon, nhưng khi kèm với tên pharaon cụ thể thì viết hoa, như Pharaon Khafre. Tuy nhiên, cộng đồng người dùng ngôn ngữ đó có "thích" hay không là chuyện khác.
- Chính phủ VN cũng có những quy định nhiêu khê. Viết hoa "Quận 1", nhưng "quận Thủ Đức" thì không. Có người thấy dùng chữ "y" thì đẹp hơn chữ "i". Có người thấy đặt dấu kiểu "òa" thì đẹp hơn "oà".
- Đây là kết quả của Định luật Gestalt nổi tiếng trong giới thiết kế. Cái cảm xúc thị giác mà người ta cảm nhận là hưng phấn hơn, thoải mái hơn sẽ được dùng để thay thế cho những quy ước dù có thể được chứng minh là đúng hơn về cốt lõi. Và dần dần, trở thành những tập quán được kế thừa, là ngoại lệ, là bất quy tắc.
- Nói chung là, đẹp thì đúng, đúng mà không đẹp thì sai. P.T.Đ (thảo luận) 15:08, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- P/S: Vì với những phân tích này, nên tôi cảm thấy không cần thiết phải làm khó nhau những chuyện như vậy. Đây là câu chuyện về cảm xúc. Ta cảm thấy như vậy là thoải mái, thỏa mãn; nhưng người khác thì không, họ thấy bực, thấy khó chịu, ám ảnh. Nhưng thôi thì, thống nhất cũng tốt, đỡ tranh cãi.
:))
P.T.Đ (thảo luận) 15:19, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)- Bài Proper and common nouns (Danh từ riêng và danh từ chung) ở enwiki cũng đề cập đến việc viết hoa, đề mục Capitalization. Họ nói rằng tiếng Đức thì viết hoa hết mọi loại danh từ
=))
. Hay tiếng Anh Mỹ sẽ viết hoa lexical/content word trong một cụm danh từ, còn function word thì không viết hoa. Ví dụ như: House of Representatives. Tiếng Việt chúng ta ngày xưa thì viết hoa hết mọi từ trong một cụm danh từ, nhưng hiện nay có vẻ theo xu hướng tiếng Anh Mỹ, nên sẽ viết "Tổng thống Josep Biden", chứ không còn "Tổng Thống Josep Biden" nữa. Nếu chiếu theo xu hướng này thì viết hoa "nhà" trong "Nhà Nguyễn" chẳng hạn thì cũng hợp lý, trong tiếng Anh thì "Nguyễn dynasty" vẫn có thể viết thành "Dynasty of Nguyễn" được. Vì vậy, viết hoa "nhà" trong tên triều đại vẫn hợp lý theo cách giải thích này. Nhưng không giống như "Tổng thống Hoa Kỳ", có lẽ "Nhà Nguyễn" sẽ không được chấp nhận trong cách viết của cộng đồng, dù chính phủ có cưỡng ép, vì có thể nó không đẹp bằng "nhà Nguyễn". P.T.Đ (thảo luận) 17:41, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)- Chắc tôi thuộc thế hệ sinh sau đẻ muộn nên lúc tôi học thì đã là viết hoa từng từ trong cụm danh từ riêng rồi, kiểu "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" chứ không phải "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam". Còn nếu một cụm danh từ gồm 1 danh từ chung 1 danh từ riêng thì chỉ viết hoa danh từ riêng (trừ trường hợp chức vụ hay gì đấy). Nói chung sự khác nhau cũng do chính tả sgk thay đổi thôi, cứ đồng thuận để sau này khỏi mâu thuẫn nữa. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 01:40, ngày 22 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Bài Proper and common nouns (Danh từ riêng và danh từ chung) ở enwiki cũng đề cập đến việc viết hoa, đề mục Capitalization. Họ nói rằng tiếng Đức thì viết hoa hết mọi loại danh từ
Về nguồn tham khảo là sách sử
sửaTôi cho rằng, trong vấn đề này (cụ thể là chính tả của một vật thể lịch sử), nguồn mạnh nhất để tham khảo chính là sách sử chính thống, trong khuôn khổ thời gian đang được xem xét. Hiện tại thì Bộ Quốc sử Việt Nam đã được biên soạn gần xong, đã đến giai đoạn nộp bản thảo. Khi Bộ Quốc sử này ra đời, cứ chiếu theo nó mà hành văn. Thế là được. Không thế lấy các bộ sử được viết từ những năm 40-90 để tham chiếu. Các tái bản, cho dù là của Đại Việt Sử ký Toàn thư, cũng chỉ mang tính chất cảm tính khi có sự thay đổi về chính tả (nếu có). Theblues (thảo luận) 11:12, ngày 22 tháng 1 năm 2021 (UTC)
- Tôi cũng đồng với điều này. Đây được xem là nguồn mạnh được biên tập nghiêm túc và nhất có sự nhúng tay của các học giả trong nghề. A l p h a m a Talk 11:16, ngày 22 tháng 1 năm 2021 (UTC)