Wikipedia:Biểu quyết/Tiêu chí áp dụng cho công cụ Content Translation
Kết quả: Chọn phương án 95/5 với 11 phiếu, các phương án khác không đủ phiếu. Đủ thời gian biểu quyết là ít nhất 14 ngày. @Bluetpp: Mời bạn liên hệ đội ngũ cài đặt công cụ để thực hiện việc này. Sẽ có biểu quyết điều chỉnh sau đó vài tháng tỉ lệ nếu cần thiết. A l p h a m a Talk 16:44, ngày 29 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cần tham khảo trước Trợ giúp:Biên dịch nội dung/Dịch thuật/Chất lượng dịch thuật.
Chào các bạn, theo thảo luận ở Wikipedia:Thảo luận#Công cụ Translate bị lạm dụng quá mức thì Bluetpp có đề xuất đưa mức áp dụng nguyên tắc "nội dung dịch tự động/nội dung chỉnh sửa sau khi dịch" với tỉ lệ x/y và x + y = 100%.
“ | Tỉ lệ x/y tính như sau x là nội dung dịch máy ban đầu, tự động do công cụ làm và y nội dung người dùng chỉnh sửa dựa trên nội dung dịch máy ban đầu. Ví dụ: Với các cộng đồng khác có vấn đề về chất lượng nội dung thì chúng tôi đặt giới hạn 70%, tức là người dùng cần phải chỉnh sửa ít nhất 30% nội dung dịch máy ban đầu mới có thể đăng bài. | ” |
Có thể hiểu nếu x quá lớn (hoặc y quá nhỏ) thì kết quả dịch sẽ na ná nhau hoặc coi như chúng ta đặt niềm tin hết vào công cụ dịch. Ngược lại x quá nhỏ (y quá lớn) thì công cụ dịch không có ý nghĩa gì, người dùng phải tự dịch và viết lại khá nhiều.
Tôi đề xuất một số phương án phía dưới. Mọi người bỏ phiếu đồng ý Đồng ý, không đồng ý Phản đối (hoặc các bản mẫu khác có tính diễn đạt tương tự ở Thể loại:Bản mẫu biểu quyết) trên cùng một đề mục (lưu ý không tự chia ra và tách mục con). Nếu nêu ý kiến Ý kiến thì ghi ở phần ý kiến.
Xử lý kết quả biểu quyết: Tuân thủ theo Wikipedia:Biểu quyết/Đầu và Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt. Vì đây là cuộc biểu quyết đa lựa chọn, mỗi phương án đều phải trên 10 phiếu (theo quy định) mới có thể tính là phương án cuối cùng cân nhắc. Nếu có nhiều phương án từ 10 phiếu trở nên thì phải thảo luận tìm đồng thuận ngay trong trang này hoặc mở cuộc biểu quyết mới. A l p h a m a Talk 01:41, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Mục lục
Tỉ lệ 50%/50%
Đồng ýTuy tôi không cấm dùng công cụ này nhưng suốt 12 năm trời dịch bài trên Wikipedia, tôi chưa bao giờ dùng tới công cụ này vì tôi thích dịch thủ công hơn. Nếu dịch máy thì bắt buộc phải dịch máy có biên soạn lại kỹ càng. Chứ bấm 2-3 nút rồi đăng bài là không thể nào chấp nhận được. Tôi học cấp 2, cấp 3, đại học ở Hoa Kỳ cho nên trình độ tiếng Anh của tôi hơn nhiều người Mỹ khác nếu họ không có học cao. Tôi cũng có kinh nghiệm dịch thuật trong 12 năm. Tôi thấy nhiều bạn đang nhầm lẫn rất nhiều khái niệm khi kiểm tra 1 bài dịch máy xem bài đó dịch có tốt hay không.- Thứ nhất: đọc hiểu không có nghĩa là dịch đúng. Nhiều câu tuy đọc thì hiểu nhưng khi đối chiếu lại bản gốc thì lại thấy dịch sai nghĩa.
- Thứ hai: dịch đúng nhưng cấu trúc câu sai vẫn không được (và cần phải được chỉnh lại). Đặc trưng của một bài dịch máy thô là cấu trúc y chang bên tiếng Anh. Một số cấu trúc tiếng Anh không hề tồn tại ở tiếng Việt. Cần phải sửa lại cấu trúc để đạt mức "thuần việt". Người Việt mà sử dụng tiếng Việt không thuần Việt thì sẽ bị cười vô mặt đấy.
- Thứ ba: dịch máy dịch khá tốt với những câu có cấu trúc đơn giản và từ vựng dễ. Nhưng đối với những câu có cấu trúc khó và từ vựng đa nghĩa thì hầu như chắc chắn là máy sẽ dịch sai. Nếu máy có thể dịch tốt hết tất cả những câu khó thì tôi e rằng mấy anh/chị thông dịch viên trên thế giới đã bị thất nghiệp hết rồi, và chúng ta chỉ cần dùng máy dịch auto trên 6 triệu bài bên Wikipedia tiếng Anh qua đây là xong, khỏi cần dịch thủ công chi cho mệt.
- Thứ tư: dịch sai ngữ cảnh. Ví dụ: I take medicine = tôi uống thuốc. Take = lấy. Nhưng trong ngữ cảnh này take = uống. Nếu dịch thành "tôi đi lấy thuốc" là sai.
- Thứ năm: mất đi sự đa dạng ngôn ngữ. Đa dạng là điều cấn thiết để lôi cuốn độc giả và sẽ làm những bài đọc thấy thú vị hơn. Nếu trên đời này ai cũng giống nhau hết thì thế giới quả thật sẽ rất nhàm chán. Ví dụ: 1 câu google dịch đúng. 100 người dùng google dịch thì kết quả 100 câu giống nhau y chang. Nhưng nếu 100 người đó dịch thủ công thì khả năng cao sẽ có 100 phiên bản khác nhau của cùng 1 câu (tất cả đều đúng nhưng chỉ là cách dùng từ đồng nghĩa khác nhau, từ vùng miền, cách sắp xếp cấu trúc câu thuần Việt khác nhau, vân vân).
- Tôi yêu cầu phải dịch tối thiểu 50% là vẫn còn ít. Khi tôi dịch thủ công thì hầu như tôi dịch lại 100% chứ không phải 50%. Điều này tôi nghĩ phần nào sẽ hạn chế tối đa vấn nạn dịch máy clk tràn lan trong suốt 1-2 năm gần đây. Nguyentrongphu (thảo luận) 08:59, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- "I take medicine" Google dịch là "tôi dùng thuốc" mà Trongphu, mặc dù tôi cũng công nhận hơi gượng gạo. =)) A l p h a m a Talk 09:13, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi chỉ đưa ra 1 ví dụ chứ không nói riêng về câu này. Ví dụ: I was taking medicine = google dịch thành tôi đang dùng thuốc. Dịch vẫn sai vì chuyện này xảy ra trong quá khứ nhưng google vẫn chưa dịch được hàm ý xảy ra ở quá khứ. Cộng với dùng thuốc chỉ được sử dụng khi người ta dùng thuốc để bôi lên người chứ nếu dùng thuốc qua đường miệng thì hầu như không ai nói dùng thuốc cả (luôn luôn là uống thuốc). Google dịch sai ngữ cảnh rất nhiều ở những câu khó. Nguyentrongphu (thảo luận) 09:24, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thực ra "thuần Việt" bản thân nó không phải là từ thuần Việt, cho nên có lẽ anh nên gọi là bản dịch phù hợp với thói quen tập quán vốn có của người nói Tiếng Việt thì có lý hơn. Meigyoku Thmn (💬🧩) 09:27, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Được biết rằng Trongphu có trình độ tiếng Anh rất cao, bạn có thể thử dùng trình dịch này dịch một vài bài sơ khai và cho mọi người biết kết quả được không? ~ Violet (talk) ~ 10:56, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thứ nhất: từ đó tới giờ tôi chưa bao giờ dùng content translation. Thứ hai: bài sơ khai thường chỉ có 2-3 câu à. Chẳng lẽ không dịch thủ công 2-3 câu được? Sao lạm dụng content translation quá vậy? Chính vì tình trạng lạm dụng công cụ này mà Wikipedia đã phải gánh chịu hàng ngàn hàng đống các bài dịch clk (bài chả khác gì rác và đáng phải xóa). Nguyentrongphu (thảo luận) 11:13, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Được biết rằng Trongphu có trình độ tiếng Anh rất cao, bạn có thể thử dùng trình dịch này dịch một vài bài sơ khai và cho mọi người biết kết quả được không? ~ Violet (talk) ~ 10:56, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- "I take medicine" Google dịch là "tôi dùng thuốc" mà Trongphu, mặc dù tôi cũng công nhận hơi gượng gạo. =)) A l p h a m a Talk 09:13, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyentrongphu: Bạn chưa dùng CT bao giờ làm sao biết nó tiện lợi và hữu dụng như thế nào? Nếu nó chỉ mang đến mặt tiêu cực như lời nói của bạn thì liệu nó có được áp dụng ở hầu hết mọi cộng đồng wiki như hiện nay hay không? Tôi nghĩ ý của Violet là nhờ bạn thử dùng công cụ này dịch 1 số bài, sơ khai hay không tùy bạn, để đánh giá phần trăm dịch máy. Tại vì hiện tại công cụ CT nó đo được % dịch máy. Nếu bản thân bạn dịch bài xong mà CT nó vẫn báo bạn dịch máy lớn hơn 50% thì bạn chọn tỷ lệ 50/50 này sẽ không hợp lý. Không biết bạn có sẵn sàng làm thử việc này không? //// Ồ, hóa ra bạn Phú đã đổi phiếu, xin lỗi vì không để ý. Tiểu Phương Bluetpp 01:16, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thứ nhất là tôi không bao giờ nói CT chỉ toàn là tiêu cực nhưng số thành viên dùng CT để dịch máy clk tràn lan theo tôi là nhiều hơn số người dùng CT có biên soạn lại kỹ càng. Thứ hai tôi không thích dùng CT và dự tính là sẽ không bao giờ đụng tới CT. Nếu tôi thích dịch thủ công 100% thì đó là quyền của tôi. Nguyentrongphu (thảo luận) 09:44, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ýĐồng ý mức 50/50, Google Dịch không thể dịch tốt các câu văn có cấu trúc phức tạp, và chưa kể còn có các yếu tố văn hóa ẩn, tri thức ẩn không thể hiện ở hình thức văn bản. Meigyoku Thmn (💬🧩) 09:27, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]- Meigyoku Thmn Có lẽ bạn nên xem xét lại lá phiếu. Tôi cũng đã suy nghĩ lại và thấy 50% có lẽ là chả ai làm nổi. Nguyentrongphu (thảo luận) 20:49, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mình đã thay đổi ý định. Meigyoku Thmn (💬🧩) 05:08, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tỉ lệ 60%/40%
Tỉ lệ 65%/35%
Tỉ lệ 70%/30% (tỉ lệ mặc định)
Đồng ýTôi đồng ý với tỉ lệ mặc định, khoảng tầm 2-3 tháng sau khi thiết lập thì có thể nâng lên hoặc hạ xuống tỉ lệ tùy theo ý kiến cộng đồng. A l p h a m a Talk 03:16, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]Đồng ýTôi nghĩ với thử nghiệm ban đầu thì chúng ta cứ nên áp dụng tỉ lệ mặc định này, sau đó chúng ta cùng sử dụng công cụ CT để thử nghiệm xem đã hợp lý chưa. Con số này hoàn toàn có thể điều chỉnh được trong tương lai. Tiểu Phương Bluetpp 05:28, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]Đồng ýTôi suy nghĩ lại thì thấy tỉ lệ này hợp lý hơn vì mã nguồn của Wikipedia không dịch được ví dụ như bản mẫu, mã định dạng chú thích, vân vân. Với tỉ lệ này thì đồng nghĩa với việc nội dung bài đã được thay đổi khoảng 50% (nếu không tính các mã nguồn Wikipedia). Các lập luận của tôi ở trên vẫn có thể áp dụng để củng cố cho lá phiếu này của tôi. Nguyentrongphu (thảo luận) 11:47, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi nghĩ tỉ lệ này hợp lý. Sau một thời gian có thể nâng lên để bài viết có thể hoàn thiện hơn. Mathalala (thảo luận) 11:04, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi đồng ý ở tỷ lệ này. Chất lượng dịch máy hiện chưa đủ tốt, chưa xử lý được từ có nhiều nghĩa tiếng Việt, đặc biệt là một số thuật ngữ dịch ra tiếng Việt nghe lạ tai (do Google Dịch đã tiếp nhận các đóng góp chưa được chuẩn). BacLuong (thảo luận) 13:09, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Xin có ý kiến với các bạn Alphama — Trongphu — Mathalala — BacLuong:bỏ phiếu ở đây. Các bạn có dùng dụng cụ dịch trong vài tháng qua? Đề nghị các bạn thử dịch một bài với nó rồi tường thuật cho mọi người biết! Nếu chính các bạn cũng gặp khó khăn thì nên rút lại lá phiếu. Ngoài ra nên nhớ là không phải ai có khả năng dịch như mình. Đòi hỏi nhiều quá thì sẽ đưa tới tình trạng là sẽ không có mấy người đóng góp. DanGong (thảo luận) 10:09, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi bỏ phiếu này, nhưng để lại ở mức 85%/15%. Tôi có cách nhìn khác về đóng góp Wiki, nội dung đa dạng chứ không nên có rập khuôn kiểu bị động tiếng Anh, ví dụ "được cho là", "được xem là",... A l p h a m a Talk 10:15, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chào Trongphu — Mathalala — BacLuong:, theo tôi nếu để mức 70/30 này thì e rằng chẳng ai dùng nổi công cụ. Với tư cách là một thành viên hay sử dụng CT, nhiều bài dù tôi chau chuốt đến mấy cũng không thể nào chui xuống dưới mức 70% này được. Tôi thì hay ưa mảng Y học, nơi có nhiều thuật ngữ phải tra sách thì mới biết đúng hay là sai, và là đề tài mà Google Dịch không giúp ích cho lắm trong vấn đề dịch thuật ngữ y học và khái niệm. Sau khi hoàn thành bài viết, tôi thấy rằng các văn bản do Google Dịch chỉ còn chức năng hỗ trợ biên dịch về các liên từ, cũng như thẻ <ref>, thẻ ghi chú. Tuy vậy thanh thông báo vẫn ghi: 75 đến 85% bài viết là dịch máy. Đó là lý do tại sao mà tôi khuyên khích để mức nếu vẫn tồn tại dịch máy chất lượng kém thì có thể thảo luận thêm để hạ xuống. Chín người mười ý, tôi cũng không có vấn đề gì nếu các bạn vẫn bảo lưu quan điểm như trên. — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆♂️trao yêu thương🙆♀️ 10:33, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Xin có ý kiến với các bạn Alphama — Trongphu — Mathalala — BacLuong:bỏ phiếu ở đây. Các bạn có dùng dụng cụ dịch trong vài tháng qua? Đề nghị các bạn thử dịch một bài với nó rồi tường thuật cho mọi người biết! Nếu chính các bạn cũng gặp khó khăn thì nên rút lại lá phiếu. Ngoài ra nên nhớ là không phải ai có khả năng dịch như mình. Đòi hỏi nhiều quá thì sẽ đưa tới tình trạng là sẽ không có mấy người đóng góp. DanGong (thảo luận) 10:09, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tỉ lệ 75%/25%
Tỉ lệ 80%/20%
Tỉ lệ 85%/15%
- Đồng ý Tôi có cách nhìn khác về đóng góp Wiki, nội dung đa dạng chứ không nên có rập khuôn kiểu bị động tiếng Anh, ví dụ "được cho là", "được xem là",... Vì vậy, tỉ lệ này hợp lý với tôi. Có thể là tôi dịch chưa tốt, nhưng tôi vẫn lấy 1 ví dụ cho thấy, dịch máy quá khó hiểu, nhất là người đang tìm thông tin trên Wikipedia. Tỉ lệ chỉnh sửa dưới 80%, trình không báo gì cả. Tôi nhận xét công cụ này không phải lúc nào cũng tốt, các chủ đề khác nhau dịch sẽ khác nhau. Chủ đề càng hiếm, càng chuyên ngành thì công cụ dịch càng khó hiểu. Chủ đề càng phổ biến, nhiều người quan tâm, có nhiều từ dễ thì dịch càng chính xác. Quan điểm của tôi là dịch cho bản thân mình hiểu và có kiến thức và cũng cho độc giả hiểu khi tìm kiến thức ở Wikipedia chứ không phải dịch cho xong bài và bản thân cảm thấy tự hào. Vì vậy, mỗi bài dịch tôi thường đọc vài lần, và suy nghĩ thêm để tự cho mình có thêm ý tưởng nghiên cứu và nhẹ lòng.
Nội dung | |||
---|---|---|---|
|
A l p h a m a Talk 11:04, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tỉ lệ 90%/10%
- Đồng ý Nếu bạn Violetbonmua muốn siết từ từ thì tôi nghĩ khởi đầu ở mức 90%/10% là hợp lý nhất. Tôi bỏ phiếu hơi muộn nhưng nhiều người đã vote 70%/30% thì kết quả của biểu quyết ra sao đã rõ rồi. ஜ۩۞۩ஜ 𝕿𝖔 𝖇𝖊 𝖔𝖗 𝖓𝖔𝖙 𝖙𝖔 𝖇𝖊 ஜ۩۞۩ஜ 01:29, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ýSau khi tự mình đi dịch thử nghiệm thì tôi nhận thấy tỷ lệ 70/30 là quá cao; các bài do tôi dịch và chỉnh sửa thì tỷ lệ dịch máy vẫn lớn hơn từ 80-85% nên tôi cho rằng tỉ lệ này là vừa. Tiểu Phương Bluetpp 02:27, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]- Đồng ý Đây là mức mà tôi thường dịch tới và ít khi nào có thể nào vượt xa mức này. Tôi đã dùng công cụ dịch rất nhiều lần nên tôi biết độ chính xác của nó đến mức nào và theo kinh nghiệm của tôi, cho dù bạm cảm giác rằng mình đã sửa đến 50% bản dịch, công cụ vẫn tính ra tỷ lệ dịch máy lên đến 80-90%. Vì thế, tôi nghĩ rằng một số bạn ở đây cho phiếu ở mục 70%/30% có thể là theo cảm tính vì các bạn chưa sử dụng công cụ này thường xuyên mà tự ước tính, nhưng các bạn có lẽ không biết rằng mức dịch máy xuống tới 70% là thấp và khó thực hiện đến mức nào. Hơn nữa, Bluetpp, người đề xuất nguyên tắc này đã bỏ phiếu ở mức 90%/10% thì tôi nghĩ không có lý do gì để các bạn phản đối cả. (Xin phép hỏi tỷ lệ mặc định ở đây nghĩa là sao?) A + B + C = 180° 09:37, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Q.Khải: Mặc định ý Alphama ở đây là tỉ lệ được áp dụng cho nhiều cộng đồng khác, do chính Language team gợi ý. Mời xem tại đây. Tiểu Phương Bluetpp 13:30, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Theo tôi tỉ lệ 10% là vừa phải và không quá thấp. ✠ Tân-Vương 15:04, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Như đã nêu ở phần ý kiến — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆♂️trao yêu thương🙆♀️ 04:42, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý 90%/10% là mức tối thiểu để được đăng bài. Tuy nhiên nếu muốn giữ bài thì cần phải biên tập lại ít nhất 30%, nếu không sẽ bị xóa sau 7 ngày (bằng cách đặt biển clk). Bill Cipher, Stan, Twins, Dipper - Gravity falls and J.Smile 05:49, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tạm thời để ở tỉ lệ này. Nếu tình trạng dịch máy clk không giảm thì có thể siết chặt hơn trong tương lai. Nguyentrongphu (thảo luận) 15:43, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tỉ lệ 95%/5%
- Đồng ý Vui lòng xem thêm các thảo luận bên dưới. Nếu bắt buộc phải chọn một tiêu chí để giới hạn công cụ này, tôi cho rằng nên bắt đầu từ tiêu chí thấp nhất. Trình tự thử nghiệm hợp lý là siết từ từ chứ không nên siết chặt rồi mở ra. ~ Violet (talk) ~ 14:17, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi nghĩ chất lượng bản dịch và tỉ lệ sửa đổi so với kết quả của công cụ dịch không có liên hệ lớn lắm. Ép người ta phải sửa đổi một tỉ lệ nhất định khá lớn khi sử dụng công cụ dịch là một điều không nên, chẳng thà cấm hẳn. B nhắn gửi 01:22, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Theo ý kiến của Violetbonmua phía dưới, tôi bỏ phiếu đồng ý cho lựa chọn này. Trong quá khứ, tôi đã không ít lần gặp các trường hợp như vậy, thậm chí "cay" quá nhấn luôn vào nút "Đánh dấu giải quyết". --Ccv2020 (thảo luận) 04:37, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý với các bạn trên Okokokokokkkk1 The Homunculus 11:21, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Phiếu không bị gạch do thành viên vẫn có quyền bỏ phiếu sau khi bị cấm. A l p h a m a Talk 16:06, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi thấy cách tính của công cụ dịch vẫn còn những trục trặc, không hẳn thể hiện rõ ràng những mức độ dịch máy không biên tập của một bản dịch. Nên có một đánh giá thống kê về sự tương quan giữa 2 biến: chất lượng bản dịch và tỷ lệ dịch máy không biên tập do công cụ cung cấp để xem xét kỹ lưỡng hơn trước khi chọn ra tỷ lệ phù hợp. P.T.Đ (thảo luận) 11:53, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Rất đồng ý với ý kiến bạn P.T.Đ. Ą₣长ℌąเᗪąйǥ ッ 13:29, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tỷ lệ phù hợp để không gây khó khăn cho người mới muốn bắt đầu dịch bài. ~ Yappa ~ (thảo luận) 16:33, ngày 17 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Thực sự giờ chưa có thống kê nào rõ ràng về tỉ lệ hợp lý cả cho nên chúng ta hãy bắt đầu với mức độ nhẹ nhàng, rồi sẽ chỉnh lại từ từ. Meigyoku Thmn (💬🧩) 05:10, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bản thân hệ thống dịch thuật của Google đã tương đối chính xác so với trước, hơn nữa để tránh gây khó khăn trong việc dịch bài, đặc biệt là đối với những bài tương đối ngắn, và hiện cũng chưa có bất kì thảo sát nào về chất lượng dịch khi dùng công cụ này trong tiếng Việt nên cần có thời gian xem xét kỹ luong. Nên mức trần này là hợp lý.Thiện Hậu – Pokémon Trainer (thảo luận) 14:04, ngày 25 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Được rồi, tạm thời chúng ta bắt đầu với mức khởi điểm, sau đó sẽ điều chỉnh sau. Tiểu Phương Bluetpp 01:28, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Mức này là tạm đủ, ai đề nghị khó khăn hơn, nên tự dịch thử vài lần trước. Nên nhớ là có nhiều đoạn ngắn khó mà sửa để đạt được yêu cầu. DanGong (thảo luận) 06:01, ngày 29 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến Tôi chỉ nêu ra một vấn đề nhỏ về việc áp dụng tiêu chí chỉnh sửa so với nội dung dịch máy: vấn đề không phải là chỉnh sửa bao nhiêu, mà vấn đề là chỉnh sửa cho đúng và phù hợp. Nếu máy dịch đã chuẩn rồi mà vẫn ép người dịch phải chỉnh sửa thì có thể sẽ tạo ra hậu quả không như mong muốn. Đây chỉ là một ý kiến ba phải; các bạn thứ lỗi. B nhắn gửi 02:16, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Máy móc mà nó thông minh vậy thì chúng ta không cần phải viết Wikipedia làm gì nữa. A l p h a m a Talk 02:25, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thế nên tôi mới nói ý kiến là ba phải, vì không thể bắt máy xác định dịch thế nào là chuẩn được. Vì không có đủ nhân lực review nên mới phải sử dụng biện pháp này, và rất có thể người ta sẽ lại tìm ra cách lách luật... Tôi không có gì phản đối cả, chỉ đang nêu ra một viễn cảnh hơi bi quan thôi. B nhắn gửi 02:34, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Máy móc mà nó thông minh vậy thì chúng ta không cần phải viết Wikipedia làm gì nữa. A l p h a m a Talk 02:25, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Trước tiên, ai sẽ xác nhận được tỉ lệ x và tỷ lệ y này? Wikipedia:Hội đồng Hỗ trợ kiểm tra dịch thuật hay Tuần tra viên - ĐPV - BQV hay máy bên thứ ba hay một công cụ mới nào đó trên wwikipedia tiếng Việt? Thứ hai, thủ thuật xác định x và y này thế nào? "một nhóm đến xét ngẫu nhiên một đề mục và đối chiếu với mục tương ứng của bài ngoại ngữ gốc" hay "soát ngay trên google" hay "soát ngay trên công cụ Content Translation". Định lượng đối chiếu một đề mục ngẫu nhiên hay toàn bộ bài? Thứ ba, nếu xác định được một bài là dịch máy theo tỉ lệ đồng thuận (giả định két quả biểu quyết đã rõ), thì quy trình xử lý thành viên dịch máy sẽ thế nào? Có giống Wikipedia:Quy định ba lần hồi sửa (sau ba lần dịch máy sẽ cấm hay mới bắt đầu nhắc nhở?), cấm tăng tiến hay giải thích và giúp đỡ họ? Tính mở của wikipedia tiếng Việt có bị đi ngược lại với tôn chỉ ban đầu hay không? Có vi phạm chính sách Wikipedia:Đừng cắn người mới đến. Có lẽ còn rất nhiều vấn đề cần xây dựng liên quan đến chủ đề dịch máy, tôi chỉ nêu sơ qua về ai xác nhận? cách thức xác nhận như thế nào? Hình thức sau khi xác nhận? Còn vấn đề tỉ lệ để kết luận dịch máy như biểu quyết này chỉ là một vế trong tổng bốn vế đã nêu (1 vế là nội dung biểu quyết, ba vế là phần ý kiến của tôi).--Nacdanh (thảo luận) 02:20, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nếu tôi không nhầm thì x/y là do máy xác định tự động. B nhắn gửi 02:22, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tất cả các dự án đều đưa ra thử nghiệm và áp dụng tiêu chí cho họ dựa trên kết quả, Wikipedia Tiếng Việt chưa làm điều này lần nào, vì vậy biểu quyết coi như là cách thiết lập tiêu chí ban đầu, có thể là 70/30 như mặc định. Sau khi chạy một thời gian thì thu thập nhận xét của các thành viên đánh giá về chất lượng dịch thuật, sau đó chúng ta biểu quyết tăng lên hoặc giảm đi tỉ lệ này. A l p h a m a Talk 02:25, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đúng là nên xét thêm trường hợp thứ 5 (ngoài bốn ý đã nêu trong ý kiến của tôi ở ý kiến số hai) là thành viên khiếu kiện, cần thiết phải xây dựng cả vấn đề khiếu nại. Họ có thể bắt đối chứng? Vậy nơi đối chứng ở đâu? Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên hay Wikipedia:Hội đồng Hỗ trợ kiểm tra dịch thuật, có nên áp dụng một cơ chế gần tương tự như trong BVCL/BVT Wikipedia:Vô hiệu lá phiếu (gồm ba thành viên kiểm định dịch thuật nếu có khiếu nại).--Nacdanh (thảo luận) 02:44, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tất cả các dự án đều đưa ra thử nghiệm và áp dụng tiêu chí cho họ dựa trên kết quả, Wikipedia Tiếng Việt chưa làm điều này lần nào, vì vậy biểu quyết coi như là cách thiết lập tiêu chí ban đầu, có thể là 70/30 như mặc định. Sau khi chạy một thời gian thì thu thập nhận xét của các thành viên đánh giá về chất lượng dịch thuật, sau đó chúng ta biểu quyết tăng lên hoặc giảm đi tỉ lệ này. A l p h a m a Talk 02:25, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Buiquangtu: Xin chào, cảm ơn bạn đã quan tâm đến đề xuất này của tôi và Alphama, tôi xin phép được giải đáp các thắc mắc của bạn: (1) Ai là người xác định tỷ lệ? - Chúng ta là người xác định tỷ lệ, chính trong biểu quyết này đây. Tỷ lệ này cần phải điều chỉnh theo thời gian chứ không thể 1 phát ăn ngay được, hiện tại chúng ta cứ bình chọn tỷ lệ chúng ta thấy thích hợp, sau đó bản thân chúng ta cùng thử nghiệm, nếu cảm thấy không phù hợp thì điều chỉnh thêm. Đây không phải là không thể điều chỉnh được. (2) Thủ thuật xác định giá trị x, y? - Ý bạn là cách mà bài viết được xác định là đã đạt được tỉ lệ và được phép xuất bản? Tất nhiên là bên trong công cụ Content translation rồi, nó sẽ được xác định bằng thuật toán của chính công cụ CT chứ không phải do con người. (3) Nếu như một bài viết mà tỷ lệ sửa đổi phần dịch máy không đạt được (giả dụ là) 30% thì người dịch sẽ không thể nhấn nút đăng bài viết đó. Tôi không nghĩ việc này vi phạm quy định, vì nhiều wiki khác cũng đã áp dụng các giới hạn như thế này rồi. Về vấn đề khiếu nại của người dùng mà Nacdanh nêu lên, tôi cũng không có câu trả lời, tôi sẽ thử hỏi bên nhóm phụ trách công cụ xem sao, cảm ơn bạn đã nêu ra vấn đề này. Tôi hy vọng lời giải đáp cho 3 vấn đề đầu của tôi có thể giúp các bạn hiểu hơn về đề xuất này của chúng tôi. Tiểu Phương Bluetpp 05:28, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Bluetpp: có lẽ bạn nhầm tên người đặt câu hỏi, ngoài ra đại từ "chúng ta" nghe chung chung lắm, thật sự là như vậy.--Nacdanh (thảo luận) 09:49, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nacdanh: Ơ thì chẳng phải chúng ta đang biểu quyết tỷ lệ tại chính biểu quyết này hay sao? Bạn muốn mình nói cụ thể hơn như thế nào được nữa nhỉ?? Tiểu Phương Bluetpp 10:12, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Bluetpp: cảnh sát chính tả trong môi trường này là không khả thi! Không rõ ai sẽ đi tuần tra chính tả đây :D, những bài trước đó nữa. Không kể ý kiến của thành viên Tttrung và Violetbonmua thật đáng ngại. Alphama còn ví von dịch đúng và dịch đúng đa dạng. Tỉ lệ mà những thành viên đã đặt phiếu bên trên là quá cao, trong khi AI ngày càng siêu việt hơn..--Nacdanh (thảo luận) 10:47, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nếu tôi không nhầm thì x/y là do máy xác định tự động. B nhắn gửi 02:22, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Biểu quyết này tôi đưa ra chỉ để thiết lập tiêu chí ban đầu cho công cụ này thôi, hiện tiêu chí của Wikipedia tiếng Việt là 0/0. Còn vấn đề như chất lượng dịch thuật, làm thế nào dịch cho đúng, xử lý thành viên, vân vân và vân vân, thực sự nó khá phức tạp và cần thảo luận thêm. Không nên bàn nhiều các vấn đề đó ở biểu quyết này. A l p h a m a Talk 02:40, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nhưng khi áp dụng định lượng ở biểu quyết này thì xử lý thành viên rồi kiện cáo khiếu nại sẽ bắt đầu bất tận và rùm beng thật sự nếu không có các giải pháp liền kề. Thật khó xử cho tất cả các bên.--Nacdanh (thảo luận) 03:10, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Hiện tại có định lượng nào đâu (0/0), sao các bạn không kiện cáo công cụ? =)) Không nên làm vấn đề nó phức tạp quá lên. =)) A l p h a m a Talk 03:13, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Alphama: phiền bạn cho thêm trang mediawiki bản tiếng Việt này vào đoạn giới thiệu của đề xuất để mọi người hiểu hơn về việc giới hạn. Nếu có thể bạn hãy mass-message cuộc thảo luận này nữa nha. Tiểu Phương Bluetpp 05:25, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nhưng khi áp dụng định lượng ở biểu quyết này thì xử lý thành viên rồi kiện cáo khiếu nại sẽ bắt đầu bất tận và rùm beng thật sự nếu không có các giải pháp liền kề. Thật khó xử cho tất cả các bên.--Nacdanh (thảo luận) 03:10, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Tóm lại là y = 100% - x ?— ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆♂️trao yêu thương🙆♀️ 03:16, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Có lẽ x + y = 100% thì phải. =)) A l p h a m a Talk 03:17, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Alphama Có vẻ như biện pháp này không khả thi cho lắm: Thành viên dịch máy vẫn có thể nhấn vào nút "ĐÃ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ" ở dưới hộp thông báo (lấy ví dụ) "98% nội dung đoạn này chưa được chỉnh sửa", và lách được quy định này. Mặt khác, một số bài dịch chính trị quốc tế khá là dễ dàng, Google Dịch dịch rất sát nghĩa. Với trường hợp này tôi không biết phải thêm mắm thêm muối như thế nào để đạt được tỉ lệ x/y = 70/30 hay 60/40.— ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆♂️trao yêu thương🙆♀️ 03:22, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đó là lý do chúng ta áp thêm cho đội ngũ phát triển tiêu chí này, nếu họ không làm được thì bạn cứ "#$HRG%" với họ sau. Như có 1 số bạn đã thảo luận, phải áp dụng song song với phương án kiểm soát nội dung bằng cách đặt bản mẫu, nhắc nhở thành viên và có phương án cấm mạnh tay nữa. Nếu bạn không thể thêm mắm muối thì tốt hơn không nên dùng công cụ này, viết bài tay, nếu dùng thì có tỷ lệ nào đó, lỡ viết 1 bài dài ơi là dài mà toàn lỗi dịch thì ai sửa cho bạn. Tất cả chỉ là tương đối. Bạn có thể chọn tiêu chí 90/10 nếu muốn. A l p h a m a Talk 03:23, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Alphama xét theo một khía cạnh khác, tỷ lệ x/y này cũng là cách để hạn chế spam và tốc độ đăng bài "quá nhạnh, quá nguy hiểm" của một số thành viên. (Tôi từng quan sát thì thấy có thành viên "sản xuất" 10 bài, mỗi bài cách nhau 1 đến 2 phút, dung lượng 5000 byte, đọc lên câu cú không chấp nhận được). Với mục đích không để bản dịch tăng phi mã như vậy, tôi nghĩ rằng mức 90/10 là hợp lý — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆♂️trao yêu thương🙆♀️ 03:31, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Với tỉ lệ 70/30 thì giúp hạn chế mấy ông spam hơn là 90/10 vì 10% sửa đổi thì nhanh hơn so với 30%. Còn như thế nào là tùy bạn, tùy cộng đồng. A l p h a m a Talk 03:33, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Alphama xét theo một khía cạnh khác, tỷ lệ x/y này cũng là cách để hạn chế spam và tốc độ đăng bài "quá nhạnh, quá nguy hiểm" của một số thành viên. (Tôi từng quan sát thì thấy có thành viên "sản xuất" 10 bài, mỗi bài cách nhau 1 đến 2 phút, dung lượng 5000 byte, đọc lên câu cú không chấp nhận được). Với mục đích không để bản dịch tăng phi mã như vậy, tôi nghĩ rằng mức 90/10 là hợp lý — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆♂️trao yêu thương🙆♀️ 03:31, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đó là lý do chúng ta áp thêm cho đội ngũ phát triển tiêu chí này, nếu họ không làm được thì bạn cứ "#$HRG%" với họ sau. Như có 1 số bạn đã thảo luận, phải áp dụng song song với phương án kiểm soát nội dung bằng cách đặt bản mẫu, nhắc nhở thành viên và có phương án cấm mạnh tay nữa. Nếu bạn không thể thêm mắm muối thì tốt hơn không nên dùng công cụ này, viết bài tay, nếu dùng thì có tỷ lệ nào đó, lỡ viết 1 bài dài ơi là dài mà toàn lỗi dịch thì ai sửa cho bạn. Tất cả chỉ là tương đối. Bạn có thể chọn tiêu chí 90/10 nếu muốn. A l p h a m a Talk 03:23, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Mongrangvebet: Chào bạn, tôi không nghĩ sau khi áp dụng giới hạn thì người ta có thể click "ĐÃ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ" được. Cái nút đó chỉ tồn tại do cộng đồng chúng ta chưa áp dụng bất kỳ giới hạn nào. Sau khi áp dụng giới hạn thì mọi bài dịch buộc phải sửa đổi nội dung dịch máy vượt qua (giả dụ là) 30% thì mới có thể xuất bản. Đó chính là ý nghĩa của giới hạn. Tiểu Phương Bluetpp 05:25, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Alphama Có vẻ như biện pháp này không khả thi cho lắm: Thành viên dịch máy vẫn có thể nhấn vào nút "ĐÃ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ" ở dưới hộp thông báo (lấy ví dụ) "98% nội dung đoạn này chưa được chỉnh sửa", và lách được quy định này. Mặt khác, một số bài dịch chính trị quốc tế khá là dễ dàng, Google Dịch dịch rất sát nghĩa. Với trường hợp này tôi không biết phải thêm mắm thêm muối như thế nào để đạt được tỉ lệ x/y = 70/30 hay 60/40.— ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆♂️trao yêu thương🙆♀️ 03:22, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Có lẽ x + y = 100% thì phải. =)) A l p h a m a Talk 03:17, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Mình xem lại lịch sử sử dụng công cụ của mình (mình xem ở link này [1], nhưng nếu bạn bấm vào thì sẽ thấy lịch sử của bạn) và xem lại các video Youtube mình record lại quá trình tạo bài viết mới của mình , có hỗ trợ của công cụ dịch máy, thì thấy là cách vận dụng tools của mình hơi bị linh hoạt quá :D . Cách thường làm nhất là : chỉ dùng tool dịch có mỗi phần introduction, sau đó mình không hài lòng với bố cục bài Wikipedia tiếng Anh nên đổi hết bố cục, phần nội dung phát triển bài tiếp theo thì dịch tay, và tự phát triển thêm nội dung ở Wikipedia tiếng Việt mà không có ở Wikipedia tiếng Anh, ví dụ bài Làm mát bằng nguồn nước sâu thì "đã dịch 22%, trong đó 84% là dịch máy" ([2] đăng ngay khi mới dịch 1 ít và có 6 cảnh báo, bài đó sau còn dùng Google Translate dịch phần nội dung ở Wikipedia tiếng Pháp , mà bên Wikipedia tiếng Anh không có, để đưa vào bài viết của mình ở Wikipedia tiếng Việt). Cách ít làm: đôi khi dùng hết tool dịch cả bài (với các bài mình tương đối hài lòng về nội dung và bố cục bên Wikipedia tiếng Anh - dĩ nhiên số này ít), ví dụ bài Mái phản xạ thì "đã dịch 100%, trong đó 89% là dịch máy" ([3] đăng khi có 24 cảnh báo), sau khi đăng bài dịch xong cũng vẫn sửa thêm, nhưng dù sao tỷ lệ dịch máy rất cao. Nhưng chất lượng bài của mình thì ... các bạn nhận xét cho khách quan nha :D. Mình thấy ngon hơn bản gốc Wikipedia tiếng Anh :D, chất lượng như vậy là cũng đã nỗ lực, dù rõ ràng luôn có thể cải tiến tiếp (đúng với cả những bài chất lượng cao nhất của chúng ta). Với thống kê khách quan của mình (thống kê những hoạt động dịch mà không bị ai kêu ca mạnh về chất lượng, trước khi xảy ra biểu quyết này, độc lập với biểu quyết này) thì mức 70% chắc không phù hợp với mình, chắc 90% trở lên phù hợp hơn, mà mức đó thì mình không dám đưa vào vì lại có thể không phù hợp với người khác. Nên nếu sau này bị tước quyền dùng tool do kết quả biểu quyết này , thì lại trở về dịch tay (có dùng Google Translate) như xưa (hơi vất vả). Thêm 1 ý là cái tỷ lệ được báo cáo dịch máy cao (84%, 89%), nhưng mình thực sự "dịch máy nhưng có biên soạn lại kỹ càng" 100% review lại chứ không phải bấm vài nút. Nếu mà là cho mình tự rating tỷ lệ dịch máy thì mình rate các bài của mình là 0% dịch máy :D . Nhưng tool nó báo cáo như vậy, và có thể dựa vào báo cáo đó không phân biệt được với các bài chỉ "bấm vài nút". Bạn chỉ có thể xem lại toàn bộ video mình record lại thì mới kết luận mình review 100% (làm đến hàng tiếng đồng hồ, xem video thì cũng sẽ chán thôi vì thấy lâu quá :D - bấm vài nút thì không lâu quá như vậy được ) -Trần Thế Trungthảo luận 08:14, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nguyentrongphu Nhờ bạn đưa ra ý kiến đối với ý kiến của bạn Tttrung như trên, vì bạn là người biểu quyết chọn 50/50. Cảm ơn bạn. Tiểu Phương Bluetpp 09:17, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đối với trường hợp của thành viên Trung thì ngay cả phương án 70/30 của Alphama cũng không đáp ứng được nhu cầu của Trung. Trường hợp dịch máy 90% có biên soạn kỹ càng như bạn Trung là trường hợp hiếm. Còn những thành viên khác (chuyên lạm dụng dịch máy) nếu để 90% thì chắc chắn sẽ dịch sai tùm lum. Thiết nghĩ, thành viên Trung ráng chịu khó dịch thủ công vì lợi ích lớn hơn rất nhiều của cộng đồng. Hy sinh sự bất tiện một tí để giúp cộng đồng ngăn chặn nạn dịch máy clk đang nhức nhói ở đây. Nguyentrongphu (thảo luận) 11:00, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nguyentrongphu Nhờ bạn đưa ra ý kiến đối với ý kiến của bạn Tttrung như trên, vì bạn là người biểu quyết chọn 50/50. Cảm ơn bạn. Tiểu Phương Bluetpp 09:17, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Theo kinh nghiệm của tôi, cần đặt rõ 2 tiêu chí: đối với tiếng Anh và không phải tiếng Anh. Đối với các bài dịch từ tiếng Anh, chất lượng dịch máy khá tốt, hầu như các bài dịch từ tiếng Anh tôi chỉ điều chỉnh chút ít về văn phong và thuật ngữ. Còn các bài không phải tiếng Anh (như tôi thường dịch từ tiếng Nga và tiếng Trung) thì gần như viết lại toàn bộ nếu không muốn bài dịch như mớ hổ lốn các từ ghép lung tung. Việc dịch máy chỉ nhằm mục đích giữ bản mẫu, hình ảnh (nếu có trên Common) và tự động liên kết ngôn ngữ, mục từ tương ứng. Thái Nhi (thảo luận) 08:21, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Một like cho ý kiến này :D -Trần Thế Trungthảo luận 08:25, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi cũng không rõ là công cụ này có thể thiết lập ngưỡng cho các ngôn ngữ khác nhau không nữa? A l p h a m a Talk 09:29, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi sẽ email hỏi thêm về vấn đề này. Cảm ơn bạn Thái Nhi đã đề xuất ý kiến. Tiểu Phương Bluetpp 10:13, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Một like cho ý kiến này :D -Trần Thế Trungthảo luận 08:25, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Nói riêng về dịch từ tiếng Anh, tôi có tạo một số trang như Trợ giúp:Tái tạo mật khẩu, dù đã biên tập rất kĩ và chọn lựa lại từng câu chữ, nhưng công cụ vẫn báo 97% là văn bản chưa biên tập. Trang Wikipedia:Yêu cầu độ mạnh mật khẩu thì tỉ lệ là 94%. Ít nhất là ở những bài này, tôi không biết phải làm sao để giảm tỉ lệ này xuống. Nếu áp đặt 50/50 cũng tương tự như tắt công cụ này rồi vì khả năng người khó cao hơn máy (máy đã đúng hơn 80% rồi). Để khách quan, các bạn trước khi vote nên test thử lại một bài ngắn được các bạn biên tập kĩ thì tỉ lệ là bao nhiêu. 70/30 thật sự vẫn là quá cao. ~ Violet (talk) ~ 10:33, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Dịch đúng và dịch đúng mang tính chất đa dạng nó khác nhau, ngôn ngữ nên có tính đa dạng hơn về quy về 1 cách dịch rập khuôn. Google lại lấy chính nội dung Wikipedia để train cho thuật toán của mình. Nếu cứ lạm dụng công cụ này, tương lai, tính đa dạng về dịch có thể không còn? A l p h a m a Talk 10:41, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ai dịch đúng mà không đăng được thì cứ dịch thủ công thôi có gì khó? Chịu khó bất tiện 1 tí mà cứu Wikipedia tiếng Việt chúng ta khỏi nạn dịch máy clk tràn lan thì tôi nghĩ cũng đáng hy sinh một tí. Tôi từ đó tới giờ luôn luôn dịch thủ công 100%, có thấy vấn đề gì đâu? Nguyentrongphu (thảo luận) 11:40, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Dịch đúng và dịch đúng mang tính chất đa dạng nó khác nhau, ngôn ngữ nên có tính đa dạng hơn về quy về 1 cách dịch rập khuôn. Google lại lấy chính nội dung Wikipedia để train cho thuật toán của mình. Nếu cứ lạm dụng công cụ này, tương lai, tính đa dạng về dịch có thể không còn? A l p h a m a Talk 10:41, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Một like cho ý kiến của Violetbonmua nè! Làm mình đỡ xấu hổ về con số 84% & 89% của mình :D, dù cũng dịch đa dạng (cơ bản là phá hỏng máy Google luôn :D vì dịch không sát chút nào) -Trần Thế Trungthảo luận 10:43, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thế ông Google mới dùng GPT-3 đó anh Trung. =)) A l p h a m a Talk 10:45, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Một like cho GPT-3 :D -Trần Thế Trungthảo luận 10:45, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- E nhầm nhé, Google dùng BERT mới đúng, còn GPT-3 không rõ? E thì đang xài "Universal Sentence Encoder". =)) Hi vọng trong tương lai cùng 1 câu dịch, Google cho ra kết quả khác nhau mỗi thời điểm. =)) A l p h a m a Talk 10:46, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Xin phép lấy từ 1 bài đang đề cử BVT làm ví dụ: "The North American version of Final Fantasy met with modest success, partly due to Nintendo's then-aggressive marketing tactics." --- dịch thành ---> "Phiên bản Bắc Mỹ của Final Fantasy đã đạt được thành công khiêm tốn, một phần là do chiến thuật tiếp thị tích cực của Nintendo khi đó." Thực chất cụm chiến thuật tiếp thị tích cực là dịch sai tại từ aggressive có nghĩa là "xâm lấn, xâm lược, hay gây sự, gây gỗ, gây hấn, hung hăng, hùng hổ". Có thể tạm dịch là "Phiên bản Bắc Mỹ của Final Fantasy đã đạt được thành công khiêm tốn, một phần là do chiến thuật tiếp thị quá lố của Nintendo khi đó" mới đúng cả nghĩa câu trước câu sau. Lạm dụng Google xong đọc lướt lướt là đi một câu sai ý mặc dù ngữ pháp các kiểu đúng nha, trơn tru. =)) A l p h a m a Talk 10:58, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- "Thành công khiêm tốn" nghe không được hay, nên dịch là "thành công hạn chế". "Chiến thuật tiếp thị quá lố" chưa bộc lộ được hết hàm ý của câu này, nên dịch là "chiến thuật tiếp thị quyết liệt" hoặc "chiến thuật tiếp thị mạnh mẽ". Quá lố không được khách quan, ai thấy quá lố? Có thể đối với Nintendo thì không phải là quá lố mà là đáng đồng tiền và đạt được hiệu quả mong muốn. Nguyentrongphu (thảo luận) 11:36, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Tôi có phần ngờ vực mức độ khả thi của phương pháp này. Thứ nhất, như nhiều người đã ý kiến phía trên, ta nên tính đến trường hợp máy đã dịch đúng hoàn toàn nhưng người viết không thể đăng bài. Tất nhiên ta có thể giảm tỉ lệ xuống. Tuy nhiên, nếu xét trên bình diện nhỏ hơn, tức một đoạn nhỏ trong bài thì rõ ràng rất khó tìm cách cứu vãn. Điều này có nghĩa khi người dịch chỉ có ý định dịch 2, 3 đoạn trong bài hoặc một bài ngắn (tôi đã thử ở một vài bài chính trị, tỉ lệ máy dịch đúng rất cao, có thể không cần chỉnh sửa) thì sẽ rất bất tiện. Khi đó họ sẽ chơi theo kiểu copy-paste trực tiếp từ công cụ vào trình soạn thảo trực quan của bài (phương pháp này tôi từng bàn với Tuanminh01). Hệ quả là cả hệ thống sụp đổ, quy định "đi bán muối". Không cho tôi đăng bài thì tôi copy vào bài luôn. Tôi cho rằng tỉ lệ bao nhiêu không quan trọng. Cứ chầm chậm quan sát kết quả hậu biểu quyết sẽ biết được tác động của quy định mới này. Tôi đứng ngoài thảo luận. ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽ ♛ The King In The North ♛ 11:11, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Copy & paste mệt lắm nha bạn, hơn nữa copy & paste không có wikify như công cụ này đâu. Không dễ ăn vậy đâu. Hơn nữa, tôi xin nhắc các bạn tham gia sau là chúng ta không có dựa vào một phương pháp duy nhất để quản lý chất lượng dịch mà phải dùng kết hợp: tiêu chí công cụ dịch, nhóm người được sử dụng công cụ (đề xuất của admin 1 số dự án), phương án phòng chống thành viên lạm dụng công cụ dịch (do BQV các dự án) theo dõi. Biểu quyết này chỉ có 1 tác dụng duy nhất, thiết lập tham số ban đầu cho công cụ dịch. Xin nhắc lại hiện tại chúng ta đang có tham số là 0/0, tức là chả có tham số nào cả. Nếu các bạn không chọn 1 tham số thì công cụ này vẫn là 0/0 và chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ? A l p h a m a Talk 11:18, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Theo kinh nghiệm của mình trong vấn đề dịch máy thì không nên sử dụng 1 công cụ dịch cho toàn bộ bài. Nên kết hợp nhièu công cụ với nhau như Google dịch và Bing Translate thì sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. Sau khi kết hợp cả 2 công cụ dịch máy rồi thì vẫn cần biên tập lại nội dung dịch máy để nâng cao chất lượng bài viết. Đặng Vũ Lân (thảo luận) 16:27, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thực ra dùng tôi dịch máy để tăng tốc độ do đỡ nhiều công sức cho việc thêm liên kết ngôn ngữ, sửa đổi bản mẫu, đối chiếu đề mục... Vì vậy chỉ cần 1 công cụ dịch là đủ. Dùng bao nhiêu công cụ dịch thì vẫn là dịch máy và nếu có tâm thì bao giờ cũng phải biên tập lại lần cuối. Vì vậy, việc lạm dụng công cụ dịch mà không biên tập mới đáng bị đưa ra xem xét. Thái Nhi (thảo luận) 07:08, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Để có mốc chính xác hơn, đề nghị các bạn nên thử công cụ này đôi lần và dựa theo số đông để cho tỉ lệ phù hợp. Coi như đây là cách test vậy. Lưu ý bài ngắn thì công cụ dịch chính xác cao, bài càng dài thì có thể độ chính xác càng giảm dần. A l p h a m a Talk 06:22, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Alphama: Tôi không nghĩ những người chưa bao giờ và cũng không có ý định dùng thử công cụ Content Translation như bạn Nguyentrongphu nên bầu chọn trong cuộc biểu quyết này, vì bạn Phú chưa bao giờ sử dụng và cũng không có ý định sử dụng công cụ, không thể biết được mức độ chính xác của những nội dung dịch máy cũng như phần trăm hợp lý và thậm chí cũng không có ý định thử dùng công cụ dịch một số bài để đánh giá thì liệu biểu quyết có phải là sự đoán mò của bạn Phú? Tiểu Phương Bluetpp 13:30, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Sao lập luận của bạn thiếu logic quá vậy? Nói như bạn thì những người không đi phá hoại thì không có quyền bỏ phiếu chống phá hoại? Chả có gì là đoán mò. Không dịch được bằng CT thì cứ dịch thủ công thì có sao? Sao tôi dịch thủ công 100% suốt 12 năm nay mà tôi thấy có vấn đề gì đâu? Hay là do các bạn lười? Nói chung tôi không cấm dùng CT nhưng cần phải hạn chế nạn lạm dụng CT quá mức bằng cách thiết lập tỷ lệ hợp lý. Nguyentrongphu (thảo luận) 09:27, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Alphama: Tôi không nghĩ những người chưa bao giờ và cũng không có ý định dùng thử công cụ Content Translation như bạn Nguyentrongphu nên bầu chọn trong cuộc biểu quyết này, vì bạn Phú chưa bao giờ sử dụng và cũng không có ý định sử dụng công cụ, không thể biết được mức độ chính xác của những nội dung dịch máy cũng như phần trăm hợp lý và thậm chí cũng không có ý định thử dùng công cụ dịch một số bài để đánh giá thì liệu biểu quyết có phải là sự đoán mò của bạn Phú? Tiểu Phương Bluetpp 13:30, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Sau khi hỏi lại bên Language Team thì tôi đã có câu trả lời cho các câu hỏi của mọi người, tôi xin phép dịch và trích dẫn dưới đây:
- - Người dùng muốn khiếu nại? Công cụ cung cấp một đường dẫn phản hồi cho phép người dùng dễ dàng tìm thấy trang thảo luận của công cụ Biên dịch nội dung. Trước đây chúng tôi đã có loại phản hồi này rồi và nó cũng rất có ích trong việc điều chỉnh các giới hạn về sau hoặc phát hiện bọ.
- - Áp dụng giới hạn khác nhau cho các ngôn ngữ nguồn khác nhau? Hiện tại thì cấu hình được cài đặt riêng cho từng wiki. Thường thì các wiki sẽ có một ngôn ngữ nguồn chính được sử dụng để dịch, vậy nên có lẽ sẽ không đáng để điều chỉnh nhiều giá trị khác nhau. Đối với trường hợp của tiếng Việt, hầu hết bản dịch (~40 nghìn) đến từ tiếng Anh, trong khi đó ngôn ngữ nguồn phổ biến đứng thứ hai là tiếng Trung Quốc thì chỉ có 315 bản dịch.
- Tôi hy vọng có thể giải đáp thắc mắc của các bạn Nacdanh, Buiquangtu, Tttrung và Violetbonmua. Tôi đang hỏi lại về việc tại sao chúng ta chỉnh sửa nội dung nhiều vậy mà công cụ vẫn báo tỉ lệ dịch máy >85%. Tiểu Phương Bluetpp 14:05, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Sao bạn Tiểu Phương cứ ping tôi thế nhỉ, tôi đâu có thắc mắc gì đâu. Kì ghê.
:D
. B nhắn gửi 15:37, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]- @Bluetpp: Nếu bạn viết lại hoàn toàn theo cách văn riêng và theo cách hiểu riêng thì sẽ có tỉ lệ dưới 85%. Tôi đã thử. A l p h a m a Talk 11:07, ngày 15 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Sao bạn Tiểu Phương cứ ping tôi thế nhỉ, tôi đâu có thắc mắc gì đâu. Kì ghê.
- Ý kiến Mời mọi người xem thêm tranh cãi của tôi và 1 số bạn ở dự khác về công cụ này [4]. Có ý kiến bày tỏ quan ngại về tình trạng ở "Scots Wikipedia". Còn 1 ý kiến về mô hình của tiếng Anh: "(a) forbids the use of machine translation and (b) restricts the publishing of articles from content translation to extended confirmed users." Ý (b) của bạn đó cũng lo ngại việc sẽ ngăn cản người dùng mới sử dụng công cụ. Một ý kiến khác nói công cụ này là dao 2 lưỡi: "Machine translation is a tech with double blades not quite _safe_ to toy with". Do đó, công cụ cũng không nên được phổ biến quá rộng rãi, càng ít người biết đến càng tốt. A l p h a m a Talk 01:20, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến
Công cụ dịch nội dung (Content Translation Tool) thực ra nó sử dụng 4 tùy chọn dịch:
- - Google Translate (mặc định)
- - Bing Microsoft Translate
- - Yandex Translate
- - Không dịch, sao chép y chang (Tức là người dùng phải tự mình dịch)
- Như vậy, một bài viết nào đó mà có dính tag Công cụ dịch thì không có nghĩa là người ta dùng Dịch máy, có thể người ta dịch tay và chỉ dùng công cụ này để giữ chú thích, bản mẫu, bố cục, v.v.
- Mình nhận định rằng mọi người đang đánh đồng Công cụ dịch và Dịch máy, trong khi 2 cái này khác nhau.
- Mình đề nghị rằng sau biểu quyết này, chúng ta nên có biểu quyết/thảo luận về việc "nửa khóa" cho 3 chức năng dịch máy kia, tức là:
- - Google Translate: Khóa 30/500
- - Bing Microsoft Translate: Khóa 30/500
- - Yandex Translate: Khóa 30/500
- - Không dịch, sao chép y chang: Không khóa
- Theo quan điểm của mình, các dịch vụ dịch máy hiện nay đều hoạt động vô cùng kém chất lượng với Tiếng Việt, mình từng sử dụng tùy chọn công cụ này nửa năm và hầu như đều phải viết lại cả câu, và nhiều khi gợi ý dịch của Dịch máy sẽ gây nhận thức sai cho người dịch, làm họ tưởng gợi ý đấy là "đúng đắn" và chỉ cần chỉnh lại cho mượt (có một thực tế buồn là nhiều từ khác nhau trong Tiếng Anh bị dịch thành một từ duy nhất trong Tiếng Việt, và các dịch vụ Dịch máy lại học theo điều này), vì vậy giới hạn các tùy chọn dịch máy lại sẽ dẫn các thành viên sẽ phải sử dụng tùy chọn "Không dịch, sao chép y chang" nhiều hơn, ở một tương lai nào đó khi các dịch vụ dịch máy đã tốt lên, chúng ta có thể giảm mức Khóa 30/500 xuống "khóa lỏng".
- Như vậy, thứ bị giới hạn ở đây là tùy chọn dịch máy, các thành viên mới vẫn có thể sử dụng công cụ dịch với tùy chọn duy nhất là "Không dịch, sao chép y chang". Điều này sẽ làm chậm tần suất xuất hiện của các bài dịch máy chất lượng kém, đồng thời vẫn không ngăn cản người ta đóng góp cho Wikipedia. Nỗi lo sợ về các thành viên lâu năm lạm dụng công cụ thì theo mình là không đến nỗi nào, vì cho đến bây giờ đếm theo số thành viên lâu năm làm vậy thì còn ít lắm. Meigyoku Thmn (💬🧩) 04:50, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Các bạn bầu tỉ lệ 90/10 và 95/05 nên xem xét lại lần nữa đề bầu ra 1 chuẩn chung, tình hình này có lẽ phải tìm cuộc đồng thuận mới mất. A l p h a m a Talk 15:50, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- DreamSeeeeker — Bluetpp — ThiênĐế98 — Mongrangvebet — J. Smile (Love & V.A.V.I) — Nguyentrongphu — Q.Khải: Các bạn xem xét lại một lần nữa xem phương án 95/05 phù hợp hay không? Biểu quyết này không quá quan trọng, chúng ta có thể đóng sớm 2 tuần, tạm thời cứ đặt công cụ 1 tiêu chuẩn đã, sau này điều chỉnh sau. A l p h a m a Talk 01:15, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Alphama: Đã thay đổi. Tiểu Phương Bluetpp 01:28, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đây là cuộc biểu quyết, nội dung nào chiếm đa số sẽ được thông qua. Có lẽ bây giờ bác Alphama cũng đã hiểu phần nào lý do tôi đề xuất thời gian tối thiểu biểu quyết chỉ là 14 ngày :D. Đối với tôi thì phương án nào cũng có thể được chấp nhận, sẵn sàng thay phiếu nếu các bạn thật sự muốn xúc tiến nhanh công cụ này, giúp cộng đồng phát triển. ✠ Tân-Vương 15:29, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Không, thật ra 14 ngày là không đúng lắm, 30 ngày mới đúng. Tuy nhiên, cái này đáng ra chỉ nên là cuộc đồng thuận thay vì biểu quyết vì thật sự nó không quá quan trọng. Quy định thì sẽ khác. A l p h a m a Talk 15:31, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng thuận thì lại cần mức đồng thuận bao nhiêu phần trăm thì thông qua, đồng thuận có thể xem là 100%, rất khó khăn khi kết luận kiểu đồng thuận này. Đã có vụ việc phải đóng thảo luận đồng thuận với duy nhất 1 ý kiến phản đổi, cần có quy định, hay chí ít là quy định mềm về mức độ đồng thuận. Do những lý do trên, đa phần đồng thuận không được chú ý và đi vào ngõ cụt. Tôi hy vọng đề xuất của BQV Trần Nguyễn Minh Huy và HCV DHN tại trang tin nhắn BQV về cẩm chỉ và phê duyệt sửa đổi không bị quên lãng. Do sự bế tắc của tìm đồng thuận và sự cấp bách của một số vấn đề (như biểu quyết hiện nay), nên tôi đề xuất 14 ngày tối thiểu. Một chút lý giải về mức 14 ngày tại Quy chế trước đây... ✠ Tân-Vương 15:35, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng thuận thường thì ở mức có đủ nhóm nhỏ thành viên tham gia (tầm 10 người), ở Wikipedia nên giải quyết theo việc đồng thuận hơn là bỏ phiếu. Bạn nên định hướng dự án như vậy, khỏi mất thời gian công sức của nhau (tránh luôn tranh cãi và tâm lý bầu cử hơn thua), dành thời gian mà viết bài hay nghỉ ngơi. Nếu là quy định chính thức phải là 30 ngày, đặt 14 ngày là ngại lắm luôn á? Còn mấy cái không quan trọng có thể 14 ngày như bạn nói? A l p h a m a Talk 15:40, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Hy vọng bác Al giúp chủ sự tìm đồng thuận cho "mức đồng thuận" tại trang thảo luận. Nếu các vấn đề cần cấp bách và không quá quan trọng, tôi lại thiên về 7 ngày, đi kèm với mời một nhóm đủ lớn các thành viên hoạt động tích cực. Thời gian biểu quyết quá dài làm mất sự tập trung của mọi người và gây nhàm chán và dĩ nhiên, tốn thời gian của nhiều người. Tôi thiên về làm nhanh các quy định, vì trước đó đã có thảo luận dài ít nhất 7 ngày và dài nhất 14 ngày trước biểu quyết để tham khảo, ví von dễ hiểu là tham vấn cả rồi, đến ngày mở biểu quyết mọi người vào cho lá phiếu, nếu không đạt đồng thuận ở bước thảo luận. Các vấn đề trên đã được ghi rõ vào trong Quy chế biểu quyết 2019. ✠ Tân-Vương 15:46, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng thuận thì lại cần mức đồng thuận bao nhiêu phần trăm thì thông qua, đồng thuận có thể xem là 100%, rất khó khăn khi kết luận kiểu đồng thuận này. Đã có vụ việc phải đóng thảo luận đồng thuận với duy nhất 1 ý kiến phản đổi, cần có quy định, hay chí ít là quy định mềm về mức độ đồng thuận. Do những lý do trên, đa phần đồng thuận không được chú ý và đi vào ngõ cụt. Tôi hy vọng đề xuất của BQV Trần Nguyễn Minh Huy và HCV DHN tại trang tin nhắn BQV về cẩm chỉ và phê duyệt sửa đổi không bị quên lãng. Do sự bế tắc của tìm đồng thuận và sự cấp bách của một số vấn đề (như biểu quyết hiện nay), nên tôi đề xuất 14 ngày tối thiểu. Một chút lý giải về mức 14 ngày tại Quy chế trước đây... ✠ Tân-Vương 15:35, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Không, thật ra 14 ngày là không đúng lắm, 30 ngày mới đúng. Tuy nhiên, cái này đáng ra chỉ nên là cuộc đồng thuận thay vì biểu quyết vì thật sự nó không quá quan trọng. Quy định thì sẽ khác. A l p h a m a Talk 15:31, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đây là cuộc biểu quyết, nội dung nào chiếm đa số sẽ được thông qua. Có lẽ bây giờ bác Alphama cũng đã hiểu phần nào lý do tôi đề xuất thời gian tối thiểu biểu quyết chỉ là 14 ngày :D. Đối với tôi thì phương án nào cũng có thể được chấp nhận, sẵn sàng thay phiếu nếu các bạn thật sự muốn xúc tiến nhanh công cụ này, giúp cộng đồng phát triển. ✠ Tân-Vương 15:29, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Alphama: Đã thay đổi. Tiểu Phương Bluetpp 01:28, ngày 26 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!