Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Acquacotta
Mục lục
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Đề cử thành công với tỉ lệ 4/0 sau 30 ngày (12/8-11/9). ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽ ♛ The King In The North ♛ 02:38, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Kết quả: Đề cử thành công với tỉ lệ 4/0 sau 30 ngày (12/8-11/9). ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽ ♛ The King In The North ♛ 02:38, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Acquacotta là một loại xúp bánh mì làm từ nước dùng nóng trong ẩm thực Ý, bắt nguồn từ vùng ven biển có tên là Maremma ở phía nam Toscana và phía bắc Lazio. Món xúp này ra đời với mục đích giúp cho bánh mì ôi thiu, cứng trở nên dễ thưởng thức hơn. Nó là một món ăn đồng quê và thường được sử dụng bởi các nông dân.
Bài viết do bạn Nguyenhai314 khởi thảo và nhờ tôi ứng cử giúp. Mong cộng đồng tích cực cho nhận xét để bài viết trở nên tốt hơn.
- Hướng dẫn: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.
-Shark1911@#$% 02:30, ngày 12 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ý
- Đồng ý. Bài viết sau khi sửa đổi đã khá ổn. Băng Tỏa: giờ bạn có thể vào đánh giá được rồi. Én bạc (thảo luận) 07:48, ngày 14 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài đủ tiêu chuẩn gắn sao Shark1911@#$% 03:27, ngày 29 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài đạt chuẩn. B nhắn gửi 23:37, ngày 29 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Món ăn dở nhưng bài viết tốt. Sau khi được tu sửa lại thì dễ đọc, dễ hiểu với cả những độc giả không có quá nhiều chuyên môn ẩm thực. The Mighty Mist Dragon (Cây Tam Sương). 01:04, ngày 1 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phản đối
Ý kiến
- Ý kiến Món gì nhìn ko hấp dẫn gì hết vậy Ngài LLTDNNNXYD (thảo luận) 07:43, ngày 12 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Dịch sai "bánh mì ôi thiu". Đã "ôi thiu" thì không thể sử dụng làm đồ ăn được nữa. Từ tiếp theo trong câu đó dùng văn vẻ nhưng không đúng sắc thái: "thưởng thức". "Thưởng thức" là nói về ăn cái gì ngon lành, chứ bánh mì đã cũ và cứng thì ăn được là tốt rồi, còn gì mà "thưởng thức" nữa?
- Y Đã sửa. Bánh mì ôi thiu là lấy từ đây.
- "known as" là "được biết đến", nghĩa là "có tên", chứ có gì "well-known" đâu mà "nổi danh"?
- Y Đã sửa.
- "Người chế biến cũng có thể trang trí lên trên món xúp của mình một quả trứng luộc" câu này dịch không sai nghĩa, nhưng không chuẩn với ngữ cảnh. Nguyên văn tiếng Anh "The dish may be topped with a poached egg." tức chủ thể đang được đề cập ở đây là món ăn, chứ không phải là người nấu. Mục đích của người dịch ở đây có thể tránh dùng bị động, nhưng nói đến người nấu với "món của mình" thường là trong sách dạy nấu ăn, hơn là một bài bách khoa giới thiệu về món ăn.
- Y Thay bằng "Khi nấu, cũng có thể trang trí thêm lên trên món xúp một quả trứng luộc."
- "as a" không nên dịch word by word "như một" mà thực ra đơn giản là "là": nó chính là nguyên liệu chính chứ còn "như một" gì nữa? Nếu nói "như một" có nghĩa còn thành phần khác cũng có thể dùng làm nguyên liệu chính?
- Y Đã sửa.
- "Ngoài ra, rau mùi tây cũng có thể được sử dụng.", tránh dùng bị động, nên sửa là "Ngoài ra, cũng có thể sử dụng rau mùi tây".
- Y Sửa thành "Ngoài ra, người nấu có thể dùng thêm rau mùi tây".
- "sinh tố nho": dịch sai, theo bài Sinh tố trái cây thì sinh tố là "nước hoa quả tươi bằng cách xay nhuyễn với một vài muỗng cà phê sữa đặc có đường, đá vụn và trái cây tươi". Ở đây chỉ đơn giản là "nước nho ương ép" (ương là quả chín dở, chín một nửa). Én bạc (thảo luận) 11:53, ngày 12 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Y Đã sửa thành "nước ép nho", "nước nho ương ép" là từ không thể tìm bằng ngoặc kép nên khi sử dụng sẽ có vấn đề.
- "cà chua, vốn không phải là thực phẩm phổ biến ở Ý trước "những năm cuối cùng của thế kỷ 19"" Câu này dịch nguyên văn có vẻ không thoát ý. Thứ nhất nếu trích trong ngoặc thì phải trích đúng, nguyên văn là "những thập niên cuối thế kỷ 19". Nhưng nếu dịch xuôi ra "cà chua, vốn chỉ là... từ cuối thế kỷ 19" không cần ngoặc nghiếc gì nữa, vừa ngắn gọn mà dễ hiểu hơn.
- Y Đã sửa thành "vì mãi đến cuối thế kỷ 19 nguyên liệu này mới trở nên phổ biến tại nước Ý".
- "Khi nấu, cũng có thể trang trí...bằng cách đông lạnh" Đoạn này có ba câu mà ba từ "cũng". Có lẽ đó là thói quen người dịch? Nên xem xét bỏ đi những từ thừa. Trong đoạn đó có từ "phục vụ" (dịch từ serving) có lẽ chưa chuẩn. Đơn giản là "trước khi dùng" (dùng món ăn) mà thôi. Vì ở nhà thì ta phục vụ ta chứ có cần ai phải "phục vụ" ta đâu.
- Y Đã giản lược và hiệu chỉnh lại. Mời Én bạc tiếp tục góp ý. ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽ ♛ The King In The North ♛ 13:21, ngày 12 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- "những người nghèo nhất "trong số những người nghèo nhất"" --> dịch sai hoặc đánh máy sai dẫn đến vô nghĩa (nhất của nhất?), nguyên văn là "những người rất nghèo "nằm trong số những người nghèo nhất"". Én bạc (thảo luận) 13:26, ngày 12 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Én bạc: Y Đã sửa thành "bần cùng". Ban đầu dịch như vậy cho văn vẻ, cho câu văn trở nên hay và dễ hiểu hơn thôi. Nguồn gốc của câu trên được đề cập rất nhiều: [1]. ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽ ♛ The King In The North ♛ 13:31, ngày 12 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Có lẽ họ muốn dùng với nghĩa nhấn mạnh, nhưng thực chất về logic so sánh cao nhất chỉ dùng một lần trong một khái niệm. Én bạc (thảo luận) 14:09, ngày 12 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Én bạc: Y Đã sửa thành "bần cùng". Ban đầu dịch như vậy cho văn vẻ, cho câu văn trở nên hay và dễ hiểu hơn thôi. Nguồn gốc của câu trên được đề cập rất nhiều: [1]. ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽ ♛ The King In The North ♛ 13:31, ngày 12 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cái này dùng từ sai "Đương thời" không có nghĩa là "thời nay", "thời bây giờ" mà nó mang nghĩa "thời bấy giờ", "thời đó". Ví dụ trong từ điển Hán Nôm hoặc báo Văn nghệ cách đây đã lâu. Mặc dù có một số ý kiến phản đối cho là "ngày nay" (ví dụ ý kiến độc giả trên báo Vietnamnet, link không còn truy cập được) nhưng tôi đồng ý với ý báo Văn nghệ là "dùng sai lâu nên quen". Đài truyền hình làm chương trình "Người đương thời" truyền bá nghĩa sai cho mọi người. Nó tương tự như "bao biện" mang nghĩa "ôm đồm" chứ không phải "biện hộ", "quan ngại" là "bận lòng vì khó khăn trở ngại", không phải là "quan tâm và lo ngại" (như bộ ngoại giao vẫn dùng và phổ biến cái sai cho toàn dân)... Bạn nên thay bằng "thời nay", "ngày nay" đơn giản và dễ hiểu (như đoạn đầu có "thời hiện đại" cũng có thể thay bằng "ngày nay").
- @Én bạc: Y Đã sửa. Mời tiếp tục góp ý. ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽ ♛ The King In The North ♛ 14:19, ngày 12 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- "... đến một ngôi làng toàn là đá" --> dịch sai. Truyện dân gian là anh chàng này có một hòn đá đem nấu xúp và thuyết phục mọi người cho anh ta thêm nguyên liệu để nấu (với một số phiên bản khác tương tự như xúp đinh, xúp rìu...) chứ không phải ngôi làng đó chỉ có toàn đá. Én bạc (thảo luận) 23:55, ngày 12 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Y Đã sửa. Đoạn này do tôi nghĩ động từ have là nhắc tới chủ thể village. Vì trình tiếng Anh hơi củ chuối nên câu này hơi quá sức với tôi. Cảm ơn Én bạc đã chỉ ra. Mời anh tiếp rục. ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽ ♛ The King In The North ♛ 00:18, ngày 13 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Một số góp ý:
- "cooked water" có thể đơn giản là "nước nấu chín", vì "nấu nhừ" thì hơi lệch nghĩa.
- Thay "húng quế" bằng "húng tây" hoặc "húng quế tây" (Ocimum basilicum), vì có thể nhầm lẫn với "húng quế ta" (Ocimum basilicum var. thyrsiflora, một thứ (variety) của Ocimum basilicum).
- "a juice derived from half-ripened grapes" có thể tạm dịch "nước ép nho chín nửa" để tránh thiếu nghĩa.
- "poached egg" có thể dịch là "trứng chần", cách chế biến khác với trứng luộc thông thường.
- "Các phụ gia đi kèm" => phụ gia là additive (chất làm tăng hương vị), không là ingredient.
- "mentuccia" là Clinopodium nepeta, một loài họ Hoa môi, có thể tạm dịch là "cau phong luân nhỏ" (lesser calamint), theo sách Cây cỏ Việt Nam.
- "wild mint" là bạc hà dại.
- "chard" là cải cầu vồng (Beta vulgaris subsp. vulgaris, thuộc họ Dền), còn "cải thìa" là Brassica rapa subsp. chinensis, thuộc họ Cải.
- "tomato conserva" có thể dịch là "conserva cà chua", món cà chua làm bằng cách nấu nhừ với dầu ô liu.
- "Xúp acquacotta ăn kèm với đậu xanh" => bài gốc chỉ có mỗi bean (đậu), không là đậu xanh (mung bean). Y
- "dandelion greens" => lá bồ công anh (dùng lá làm rau). Y
- Thêm một số bản mẫu còn thiếu, mục Xem thêm. Y
- P.T.Đ (thảo luận) 11:03, ngày 13 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ồ mấy cái mà bạn Đăng góp ý đều đúng nè. -- BăngTỏa (thảo luận) 11:22, ngày 13 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Y @P.T.Đ và Băng Tỏa: Đã sửa. Mời các bạn tiếp tục góp ý. ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽ ♛ The King In The North ♛ 11:31, ngày 13 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến "Peasant food" thường chỉ các món ăn chế biến từ các thành phần rẻ tiền, dễ tìm kiếm, chủ yếu do người nghèo (chủ yếu ở nông thôn) ăn, ví dụ trong ẩm thực Việt Nam thì rau muống, mồng tơi được xem là món ăn của người nghèo. Tôi nghĩ nên dịch thành "món ăn dân dã" hơn là "món ăn đồng quê". NHD (thảo luận) 17:06, ngày 16 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Từ này hay và chuẩn hơn nhiều. Rất cảm ơn DHN đã góp ý. ☾☾ ⁂๖ۣۜJon ๖ۣۜSnow⁂ ☽☽ ♛ The King In The North ♛ 00:24, ngày 17 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!