Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Đề cử không thành công. BQ còn nhiều vấn đề chưa giải quyết trong thời gian ứng cử quá 1 tháng (9/4 --> 11/5)
Kết quả: Đề cử không thành công. BQ còn nhiều vấn đề chưa giải quyết trong thời gian ứng cử quá 1 tháng (9/4 --> 11/5)
Bài viết về một sự kiện đang diễn ra được người Việt Nam quan tâm nên cập nhật thường xuyên, tương đối đầy đủ thông tin. Nguồn tốt. Khá trung lập. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 04:13, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Viết tốt: Đồng ý
- Kiểm chứng được: Đồng ý
- Tập trung vào chủ đề chính: Đồng ý
- Ổn định: Chưa đồng ý
- Độ trung lập: Chưa đồng ý
- Minh họa: Đồng ý
- Ý kiến thêm: ...
- Kết luận: ...
Người nhận xét: "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 04:13, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ý
Chưa đồng ý
- Chưa đồng ý Bài viết nói về một đại dịch đang diễn ra, vẫn đang trong quá trình nâng cấp, sửa đổi, còn vài chỗ cần dẫn thêm nguồn, nói chung đây là một bài viết chưa hoàn thiện. Bài này thậm chí có tiềm năng trở thành BVCL nhưng lúc này thì không nên đưa ra ứng cử. 3 ▪ 14 04:20, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi nhớ bài về Giải vô địch bóng đá thế giới 2010, ở wiki khác có bài còn được bình chọn là bài viết chọn lọc từ trước khi diễn ra vòng chung kết. Mà bài đấy thì dĩ nhiên sẽ được sửa đổi liên tục. Thế nên đánh giá theo chất lượng bài viết hiện tại thôi: Thiếu nguồn thì thêm nguồn. Nguồn yếu thì tìm nguồn khác. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 05:57, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý:Bài nay cực kỳ nhiều lỗi nhé, thông tin chưa đầy đủ, liên tục cập nhật. Thiếu thông tin nhận xét từ báo nước ngoài (theo góc nhìn Việt Nam), nhiều nguồn yếu, tôi cón thấy một số tranh cãi chưa giải quyết. Nhiều thong tin như chỉ trích họa sĩ vẽ tranh cổ động ITALY-Trung Quốc vô lối và làm phiên cô họa sĩ cũng chưa có, thông tin Trump đề cập tàu sân Hoa Kỳ bị bệnh sau khi rời Việt Nam... Rất nhiều. Quan trọng nhất là bài chưa bao giờ hoàn thiện cố định và sẽ thay đổi liên tục vì dịch vẫn diễn ra. Nói chung bài cực kỳ kém về hình thức trình bày. Đối với người nước ngoài nhìn vào bài này thì thiếu sự tổng quan góc nhìn đa chiều. Ngoài ra, có hiện tượng trích câu nói thì tôi thấy rằng Việt Nam có hiện tượng sùng bái cá nhân, đơn giản vì họ - chính phủ - theo góc nhìn của người nước ngoài thì câu nói cũng chỉ là quan điểm/ trách nhiệm phải có (đương nhiên) mà họ đảm trách, không có lý gì phải sùng bái thành một mục (một hiện tượng cưucj kỳ phổ biến tại các bài về nhân vật chính trị Việt Nam).--Nacdanh (thảo luận) 04:26, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thông tin liên tục cập nhật là bản chất của wiki rồi. Nhiều lỗi cụ thể là những chỗ nào để chúng ta sửa? Thông tin báo nước ngoài nhận xét về tình hình phòng chống dịch VN sẽ có ngay thôi. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 04:33, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Vi phạm mục 1, mục 4, mục 5.--Nacdanh (thảo luận) 04:36, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mục 5, độ trung lập thì cụ thể là đoạn nào trong bài? "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 04:54, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- [500], [501], [518]. Cấu trúc bài lệch nhế, nặng nề tuyên truyền, nghiên cứu y học chưa sâu nhé, thấy có thông tin đăng trên các tạp chí y học rồi phận lập... ít ỏi. Ngoài ra, báo địa phương Việt Nam đưa rất nhiều thông tin về việc Việt Nam hỗ trợ/ hoặc viện trợ cac quốc gia khác, hoặc giúp thông quan lô hàng (khẩu trang) của công ty Mỹ tại Việt Nam. An ninh lương thực,... Nói chung, bài yếu.Nacdanh (thảo luận) 04:58, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tại đây có liệt kê một số báo chí nước ngoài khen ngợi công tác phòng chống dịch tại Việt Nam! "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 00:39, ngày 12 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn không thấy câu trả lời buồn cười à? có giúp phát triển bài không? Bạn thấy thông tin nào đề cập/ cung cấp thông tin từ quốc tế thì thêm vào các mục tương ứng đã có; chưa có thì thêm mục mới. Tôi nhận xét trong cộng đồng wiki chứ liên quan gì mạng xã hội Twitter/Weibo?Nacdanh (thảo luận) 03:04, ngày 13 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tại đây có liệt kê một số báo chí nước ngoài khen ngợi công tác phòng chống dịch tại Việt Nam! "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 00:39, ngày 12 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- [500], [501], [518]. Cấu trúc bài lệch nhế, nặng nề tuyên truyền, nghiên cứu y học chưa sâu nhé, thấy có thông tin đăng trên các tạp chí y học rồi phận lập... ít ỏi. Ngoài ra, báo địa phương Việt Nam đưa rất nhiều thông tin về việc Việt Nam hỗ trợ/ hoặc viện trợ cac quốc gia khác, hoặc giúp thông quan lô hàng (khẩu trang) của công ty Mỹ tại Việt Nam. An ninh lương thực,... Nói chung, bài yếu.Nacdanh (thảo luận) 04:58, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mục 5, độ trung lập thì cụ thể là đoạn nào trong bài? "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 04:54, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn xem lại còn nhiều lỗi không, tks. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 09:38, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Newone Bài viết vi phạm mục 1 điểm c; mục 2 điểm a khoản a1; mục 5 điểm b (tức là bài đang ở dạng khống chế/hạn chế bệnh kiểu cầm chừng, bài này về bệnh thì cần chữa??? tôi muốn nhiều thông tin như các nhận định từ bên y sĩ/bác sĩ/dược sĩ,... chẩn đoán bệnh của ông bác sĩ nào đó về một ca tái nhiễm lại (đã có trên báo),...; tức là thêm nội dung "công phá/đập tan" (phác đồ) điều trị. Bạn hiểu chưa? Bài về bệnh thì thông tin về y học nhiều chút lên phải không?); mục 5 điểm a (tôi thấy sao cứ phải trang trí câu nói nhỉ? một số câu điểm nhấn như viết về điện ảnh/âm nhạc là ý quan trọng, còn lại chỉ cần viết thành đoạn văn rồi trích dẫn thôi, sao chứ vô tội vạ bài trí câu nói đoạn nào cũng có thế?). Tất nhiên mục 4 (thông tin mấy nghệ sĩ quyên góp tiền ủng hộ làm phòng "cách âm/đôi lưu/ly tâm" gì đó? doanh nhân ủng hộ tiền mua vật tư y tế? người Nhật gốc Việt (công ty Metran) hỗ trợ/chuyển giao công nghệ sản xuất 2.000 máy trợ thở?, tạm du di, kể cả ai đó chống cũng bình thường).Nacdanh (thảo luận) 10:20, ngày 23 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Vi phạm mục 1, mục 4, mục 5.--Nacdanh (thảo luận) 04:36, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thông tin liên tục cập nhật là bản chất của wiki rồi. Nhiều lỗi cụ thể là những chỗ nào để chúng ta sửa? Thông tin báo nước ngoài nhận xét về tình hình phòng chống dịch VN sẽ có ngay thôi. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 04:33, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Với tư cách là người thường xuyên sửa đổi bài này, tôi có nhận xét như sau. Bài viết đang trong quá trình phát triển, chưa phù hợp tiêu chí "ổn định". Một số đoạn chưa trung lập, còn một số vấn đề về thông tin bệnh nhân. Có ít nhất 2 biển inline chưa giải quyết: 1) Cần nguồn tốt hơn và 2) Độ trung lập (trong phần "Đánh giá" và "Tin tức giả mạo"). Cần nâng cấp thêm và bổ sung những thông tin thiếu sót (trong trang thảo luận tôi có để một số link nguồn về đề mục "Nghiên cứu". Chưa thấy bài đề cập đến những nghiên cứu khoa học của VN). Mục "Điều trị" còn quá sơ khai, nhiều thiếu sót. P/S. Tất cả những biển báo trên đều là do tôi đặt rất lâu về trước. —Trongnhan (Thảo luận) 04:57, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đoạn nào, ý nào không trung lập thì ta nên bỏ."Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 05:43, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tranh cãi không phải xóa để mất tranh cãi mà tìm đồng thuận. Xóa, một hình thức tiêu cực.Nacdanh (thảo luận) 05:50, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đoạn nào, ý nào không trung lập thì ta nên bỏ."Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 05:43, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Tôi đồng tình với những nhận xét trên của các bạn Nguyenhai314, Nacdanh và Tran Trong Nhan, trong đó nổi bật là dấu hỏi lớn về độ ổn định của bài - tiêu chí số 4 trong luật BVT. Tiêu chí này ghi rõ, "bài viết không bị liên tục sửa đổi đáng kể". Nếu chỉ xét mỗi tiêu chí trên thì chắc chắn là bài đã bị đánh rớt rồi chứ đừng nói đến những tiêu chí khác. Tôi đồng ý với Tran Trong Nhan rằng tuy có tiềm năng lớn làm BVT, nhưng đây chắc chắn không phải thời điểm thích hợp để đưa bài ra ứng cử, vì đại dịch vẫn còn chưa được tuyên bố kết thúc ở VN nên trong thời gian tới nhất định sẽ có nhiều thông tin mới cập nhật trong bài. Bạn Newone có lẽ nên đóng biểu quyết thất cử sớm, đợi khi nào đại dịch được tuyên bố chính thức kết thúc ở VN thì lúc đó tái ứng cử bài viết vẫn chưa muộn. L.Lawliet ♪ 06:22, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ứng cử BVT có thời hạn 30 ngày mà. Nếu trong thời gian đó mà chúng ta hoàn thiện các thắc mắc về chất lượng bài viết thì tôi nghĩ vẫn có thể làm BVT được. Còn về độ ổn định thì chỉ tương đối thôi. Nếu lấy thời điểm hết đại dịch thì lại cần phải biểu quyết xem khi nào được coi là hết đại dịch. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 07:34, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Newone Tôi nghĩ nên căn cứ khi chính phủ VN chính thức công bố hết dịch trên toàn quốc, hoặc khi cả nước không còn thêm ca nhiễm mới trong nhiều tuần. Nếu không bắt buộc phải đóng biểu quyết sớm thì không cần đóng, vì có thể sẽ có thêm thành viên cho ý kiến đóng góp cho bài, không biết nó có vi phạm quy định gì không nhỉ? —Trongnhan (Thảo luận) 08:39, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Càng đóng góp ý kiến thì bài càng tốt chứ sao. Chủ đề COVID-19 ở ViWiki hiện đang thiếu bài cập nhật nào tốt như bài này. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 09:46, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Newone Tôi nghĩ nên căn cứ khi chính phủ VN chính thức công bố hết dịch trên toàn quốc, hoặc khi cả nước không còn thêm ca nhiễm mới trong nhiều tuần. Nếu không bắt buộc phải đóng biểu quyết sớm thì không cần đóng, vì có thể sẽ có thêm thành viên cho ý kiến đóng góp cho bài, không biết nó có vi phạm quy định gì không nhỉ? —Trongnhan (Thảo luận) 08:39, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ứng cử BVT có thời hạn 30 ngày mà. Nếu trong thời gian đó mà chúng ta hoàn thiện các thắc mắc về chất lượng bài viết thì tôi nghĩ vẫn có thể làm BVT được. Còn về độ ổn định thì chỉ tương đối thôi. Nếu lấy thời điểm hết đại dịch thì lại cần phải biểu quyết xem khi nào được coi là hết đại dịch. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 07:34, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến Tôi nghĩ rằng các vấn đề này sẽ được giải quyết trong thời gian ngắn thôi. Chúng ta hãy chờ đợi và tiếp tục nâng cấp nó, thời điểm này chưa thích hợp để ứng cử bất cứ bài viết nào về COVID-19. —Trongnhan (Thảo luận) 05:10, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Bài này mà làm cho hoàn hảo là vượt trên cả mức BVCL. Nhưng lúc này là vội vàng khi thông tin liên tục biến động. M 06:28, ngày 9 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phiền các bạn nhấp vào để xem thêm thảo luận
- Ý kiến Xin được phép phản hồi lại một số ý kiến của bạn Nacdanh như sau: Thứ nhất, bạn hoàn toàn chính xác về việc bài viết thiếu trung lập trầm trọng. Đọc qua bài không khác gì một bản báo cáo trình Đại hội Đảng. Nhưng trên thực tế, qua tìm hiểu về nhiều bài viết có độ tranh cãi cao (vd bài Chiến tranh VN, VNCH, Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm,...), độ trung lập cũng chỉ mang tính tương đối. Thực ra để hình thành được "độ trung lập" cho một bài viết nào đấy, không phải do riêng một cá nhân ngồi tìm hiểu tài liệu từ các nguồn nhiều phía rồi biên soạn sao cho nó đáp ứng đủ "tính trung lập", mà phải bằng sự đóng góp từ nhiều cá nhân khác nhau, miễn thông tin đưa vào phù hợp với các tiêu chí của bài viết và không có dấu hiệu vặn nguồn, mớm lời. Bài Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam này theo tôi thấy hầu như đều do những cá nhân có cảm tình/sống ở VN/ủng hộ VN cao viết ra, nên việc họ bỏ sót (vô tình hay cố ý) những ý kiến trái chiều cũng hoàn toàn hợp lý. Ví như một nhóm người ủng hộ ông chính trị gia nào đấy ở VN, muốn viết bài về ông ta, nhưng lại lấy toàn nguồn từ CPVN, toàn những lời lăng xê, bợ đỡ, nịnh hót, dù cho bài viết có hay đến đâu, có đến tận 1000 cái chú thích, nguồn đầy đủ không chết, nhưng cũng không đáp ứng được "tính trung lập". Điều này cũng đúng với bài viết đang ứng cử này. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, "tính trung lập" trong các bài viết không phải tự nhiên mà có, mà phải có sự đóng góp từ nhiều cá nhân với nhiều quan điểm, chính kiến khác nhau. Bạn muốn bài viết "trung lập hơn", nhưng lại không chịu tìm hiểu, nghiên cứu, đưa các thông tin đó vào bài mà lại trông chờ ở những người "bên phe kia" viết hộ bạn. Nói thật chứ chuyện này không bao giờ xảy ra đâu. Như bạn cũng nói rồi, người VN hay có tính sùng bái cá nhân, vậy cớ nào mà họ lại đưa những thông tin bất lợi cho nhân vật mà họ sùng bái vào bài viết. Chúng ta có thể dễ dàng viết một bài về ông chính trị gia nào đó ở Mỹ, Nhật Bản hay một sự kiện nào đó (chẳng hạn Thảm sát Thiên An Môn) với góc nhìn từ nhiều phía nhưng khi đặt bút viết về một nhân vật mình yêu mến thì lại làm ngơ trước những thông tin trái chiều. Vì vậy, rất hoan nghênh những ý kiến ngược lại số đông được chứng thực và bổ sung vào bài. Nói cho cùng, "tính trung lập tương đối" trên không gian Wikipedia được hình thành do sự đóng góp của nhiều cá nhân, không phân biệt chế độ chính trị. Nếu chỉ một cá nhân hay một nhóm người có cùng ý tưởng tham gia viết thì sẽ không bao giờ có chuyện "trung lập" gì ở đây hết.
- Thứ hai, về sự kiện cô họa sĩ Ý bị cư dân mạng VN tấn công, tôi cũng định thêm chi tiết này vào bài, nhưng xét lại thì nó không liên quan gì đến tiêu đề bài viết Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam nên tôi bỏ qua. Phiền bạn xem xét lại. Tôi nghĩ chủ đề nên chỉ xoay quanh việc diễn biến đại dịch và các vấn đề liên quan tới nó trên lãnh thổ VN, còn những vấn đề khác, nên có bài viết riêng hoặc đưa vào một bài viết khác phù hợp hơn. Còn chuyện An ninh lương thực, xuất khẩu gạo, tôi khẳng định cần thiết phải có, vì nó ảnh hưởng trực tiếp bởi diễn biến dịch. Sắp tới có thể tôi sẽ bổ sung, mở rộng thêm đề mục này. Nhưng rất có thể khi mở rộng thêm thì nó sẽ đi quá xa, không còn liên quan đến bài viết nữa. Tôi sẽ xem xét thêm.
- Cuối cùng, thật cảm ơn những ý kiến hết mực chân thành của bạn. Nếu có điều kiện, bạn cũng nên tham gia đóng góp nhiều hơn cho bài viết. Đây là một bài viết phối hợp bởi cộng đồng nên thành quả của nó phải từ cộng đồng mà ra, không phải của riêng cá nhân nào. Trân trọng! 3 ▪ 14 02:08, ngày 10 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn Nguyenhai314 thân mến, trước tiên tôi xin cảm ơn sự nhiệt tình của bạn trong quá trình phát triển bài viết cùng với nhiều thành viên khác. Tôi chỉ đơn giản đứng ở góc độ khách quan, tương đương với góc nhìn trung dung về một sự việc. Nói chung, người Việt hay cả nể, ngại nói thật để tránh va chạm, điều này đôi lúc cũng tốt nhưng lâu dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự thật có thể làm người trong cuộc khó chịu, có thể họ biết nhưng họ vẫn không làm gì để giải quyết, có thể sẽ có đó dũng cảm đứng lên chỉ ra cái sai nhưng kết cục thảm khốc, minh chứng đó hiện rõ phong trào đấu tố cách mạng văn hóa mạt pháp thời Mao trong lịch sử Trung Quốc. Xã hội bây giờ đơn giản sẽ là cánh hữu và cánh tả nếu bạn coi như vậy, nhưng với tôi thì sự việc chỉ đơn giản là nhận xét bài viết này thì hãy đơn giản coi tôi là người đọc và nhận xét bài với vai trò không hơn không kém, tôi sẽ không nâng tầm sự việc rất vớ vẩn này vượt qua một cuộc khảo cứu khoa học thông thường. Việc nhận xét của tôi, sai hay đúng đều rõ ràng với từng con chữ đã lưu vết. Đối với nghiên cứu khoa học, sai đúng phải rạch ròi, không thể lập lửng nửa vời mà đòi công trình đạt kết quả. Trung lập chỉ mang tính tương đối, tính mở của dự án là có và ai cũng có thể tham gia. Nhưng mỗi người có cách đóng góp khác nhau tùy vào ý thích (do không phải nghĩa vụ bắt buộc, được nhận lương, gánh vác kinh tế cá nhân) nên không ai có thể đè nặng ai hoặc gây áp lực lên ai để hoàn thiện một việc 'hoạt động theo ý thích cả'. Mỗi người có cánh đóng góp riêng theo ý thích và không gò bó, việc nhận xét/góp ý cũng có thể coi là 'quân sư' (có thể lộng ngôn) để phát triển bài, đó cũng là một cách đóng góp phải không nào. Bạn thấy đấy, wiki chỉ là một dự án nhỏ so với cộng đồng bên ngoài, không phải ai cũng có quan điểm giống nhau, ngay cả trong cùng một quốc gia/ vùng lãnh thổ, ngay cả trong cùng một tổ chức, ngay cả trong cùng một ý thức hệ, ngay cả trong cùng một đảng phái chính trị. Vì vậy, tôi cho rằng 'bên kia' hay 'bên này' là không phù hợp với ngữ cảnh này, đây đơn giản là người đọc chỉ ra răng bài viết cần cập nhập thông tin hơn. Cũng chính bạn thấy ràng đây chỉ một bài đơn giản với nhận xét khá khách quan (theo cá nhân tôi) mà đã bị gọi 'bên này'-'bên kia' thì liệu có người dám phát triển/cải thiện bài viết về lịch sử Việt Nam không? Tôi nghĩ muốn một bài tốt nên thì tránh nên dùng các từ phân biệt, hãy coi đó là một giám khảo nhận xét bài/cải thiện bài thì hơn. Bài viết tốt nên sẽ có lợi hơn về lâu dài. Nhận xét hay đẹp mà có góc nhìn từ người ngoài sẽ tự hào hơn phải không? cảm thấy hãnh diện hơn phải không nào? vậy cơ sao không cập nhật thêm? Uy tín mình tăng lên phải không nào? Mục Câu nói đã nói rồi, đó là trách nhiệm phải có và nó thuộc phạm vi phản ứng của chính phủ. Vậy tại sao lại không đưa vào mục phản ứng/ biện pháp từ chính phủ, vốn rõ ràng thuộc sắc thái này. Mục 'Câu nói' bạn thấy có trơ trọi và rất lạc lõng về tính chất độc lập so với mục khác không. Sùng bái cá nhân theo tôi nói thì bạn (hoặc ai đó) hãy cứ coi như là quan điểm cá nhân, không lý do gì phải trầm trọng hóa hoặc nâng tầm vấn đề nên phải không; hãy coi đó là ý kiến của một cá nhân, nó đúng hay không thì chỉ là quan điểm cá nhân. Tôi không muốn bài luận vấn đề sâu hơn, hay không muốn chỉ ra bản chất hiện tượng mà cá nhân tôi đang đề cập hay đang nghĩ, hãy để bản chất hiện tượng mà tôi nghĩ chỉ quan điểm cá nhân, chúng ta hãy tránh đề cập vấn đề xa xôi ở bản chất sự việc gói gọn trong nhận xét bài giản đơn này mà thôi. Tôi rất đơn giản là không thuộc chế độ chính trị nào, chỉ là người nghiên cứu. Thứ hai, bài viết này quan điểm cá nhân tôi nghĩ không nên chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà có thể nên mở rộng liên quan đến Việt Nam. Mong bạn tiếp tục công việc, đóng góp giá trị bài viết. Về phần mình, mỗi người có cách đóng góp khác nhau. Tự nhận thấy bản thân chưa tường nên đóng vai trò độc giả thưởng thức bài. Trân trọng.Nacdanh (thảo luận) 03:43, ngày 10 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn bạn Nacdanh đã không phiền khi hồi đáp đến tôi rất chi tiết như vậy. Thật ra, tôi cũng như bạn, đứng ở góc độ khách quan mà nhận xét tình hình thôi. Mọi người khi tham gia vào không gian Wikipedia này, dù là đóng góp trực tiếp hay ý kiến gián tiếp cũng đã là đóng góp lớn lao lắm rồi. Tôi không hề đánh giá ý kiến của bạn là sai, cũng không phủ định nó. Tôi chỉ cho rằng việc nhìn thấy cái sai, cái thiếu sót mà ngó lơ là một hành động hơi thiếu trách nhiệm. Tôi hoàn toàn đồng ý rằng mỗi người có quyền tự do làm những gì mình muốn nếu không có nghĩa vụ ràng buộc. Tôi cũng không định "nâng tầm sự việc rất vớ vẩn này vượt qua một cuộc khảo cứu khoa học thông thường'". Những ví dụ tôi đưa ra (nếu có làm bạn cảm thấy khó chịu) thì cũng trong khuôn khổ cho phép như một dẫn chứng tương đương, trong nhiều trường hợp có thể đem ra so sánh cho những nhân vật/sự kiện chẳng liên quan gì đến nó. Thuyết tương đối của Albert Enstein xây dựng trên nền tảng vật lý lý thuyết, nhưng đôi khi người ta vẫn có thể áp dụng cho các sự kiện trong xã hội hoặc một vấn đề gây tranh cãi nào đó. Tương tự, cách nhìn nhận "phe này" - "phe kia" của tôi (như bạn đã nhận xét) thực tế cũng chỉ là cách gọi trừu tượng giữa những người có quan điểm, ý kiến khác nhau, và tôi không bao giờ có ý định nâng tầm nó lên đến mức độ nào đó vượt xa những ý niệm ban đầu mà tôi gán cho nó. Khoa học (hay khoa học tự nhiên) có thể đôi khi tách bạch khỏi chính trị như nhiều người lầm tưởng, nhưng sự thật thì hoàn toàn khác xa. Bởi lẽ, không có một công trình nghiên cứu khoa học khả dĩ nào tồn tại mà thiếu đi vai trò chính trị của nó, cũng như không thể tồn tại động lực nghiên cứu khoa học nếu không có động lực chính trị (nhìn nhận từ cuộc chạy đua vào không gian của LX và HK nửa cuối thế kỉ XX là minh chứng rõ nhất). Trong bất kỳ tổ chức nào, từ nhỏ đến lớn đều có nhiều quan điểm trái ngược nhau, thậm chí đôi khi con số này không chỉ dừng lại ở một hay hai. Thảo luận sẽ đi đến đồng thuận giữa nhiều ý kiến để hướng tới cùng một ý kiến chung. Ý kiến chung này sẽ được đem ra thảo luận ở cộng đồng lớn hơn, cứ như thế dần dần sẽ tạo ra ý kiến chung nhất - cái gọi là "ý kiến phổ quát" làm nền tảng cho trật tự xã hội. Ngay cả ý kiến phổ quát vẫn tồn tại đối lập với nó. Đối lập hình thành như một lẽ tất yếu từ đó giúp hình thành một trật tự phổ quát lớn hơn. Không bao giờ tồn tại cái gọi là góc nhìn trung dung hoàn toàn, như tôi từng phân tích. Bởi lẽ, khi một người viết về một nhân vật/sự kiện bất kỳ, người đó thường có xu hướng khách quan trong nhìn nhận, nhưng khi nói đến một sự vật/sự việc khiến anh ta có cảm tình với nó, hoặc nó khiến anh ta phải dao động, thì ít nhiều cũng tác động đến tính trung lập của anh ta trong việc nhìn nhận vấn đề. Như vậy, tính trung lập chỉ tồn tại khi có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng cho một nhân vật/một sự kiện mà tranh cãi giữa các bên đi đến đồng thuận. Đó là nguyên tắc tôi thấy trên Wikipedia, rõ ràng nhất là ở những bài viết thường xảy ra bút chiến. Câu hỏi tôi đặt ra là, sẽ như thế nào nếu ai cũng có góc nhìn trung dung, cũng chỉ "đóng góp ý kiến" khi nhìn thấy những thiếu sót cần bổ sung. Sẽ như thế nào nếu những cá nhân lắng nghe ý kiến không chịu tiếp nhận, bỏ ngoài tai những lời nhận xét ấy mà tiếp tục tô hồng thêm cho nhân vật/sự kiện mà anh ta yêu quý hay tôn sùng?. Hãy thử tưởng tượng một không gian Wikipedia nơi mà những điều như vậy sẽ xảy ra, nơi chỉ toàn những người chỉ thích viết về những điều mà anh ta cho là hợp lẽ, bỏ ngoài tai những lời nhận xét từ bên ngoài, còn những người đi nhận xét chỉ dám dừng lại ở việc cho ý kiến. Đấy sẽ là thảm họa với Wikipedia nói riêng và xã hội nói chung. Thân mến! 3 ▪ 14 03:28, ngày 11 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Nguyenhai314 Trước tiên, tôi nghĩ có thể đang hơi hướng diễn đàn, nhưng xin nói ngắn gọn vậy. Đối với phạm vi hẹp là phiếu chống của tôi, nếu bạn hoặc ai thấy vô lý thì xin mời dùng Wikipedia:Vô hiệu lá phiếu, nếu thấy đúng thì xin mời bổ sung, nếu thấy thỏa mãn thì tôi sẽ xóa phiếu chống, nếu thấy hài lòng thì tôi sẽ đồng ý. Theo ý bạn đã nói "Tôi chỉ cho rằng việc nhìn thấy cái sai, cái thiếu sót mà ngó lơ là một hành động hơi thiếu trách nhiệm", vậy phiếu chống của tôi đã thỏa mãn yêu cầu chưa? có vô trách nhiệm không? Đối với phạm vi rộng, bạn lưu ý là wikipedia tiếng Việt không phải của Việt Nam, người viết tiếng Việt không chắc đó là người Việt; tương tự người viết tiếng Anh chưa chắc thuộc Hoa Kỳ hay Anh, người viết tiếng Trung chưa chắc là người Trung. Vậy nên khởi xướng chủ nghĩa dân tộc trên wiki là thất bại toàn tập. Tôi xin tái khẳng định, tôi chưa bao giờ nhạy cảm đối với chính trị, điều này được khẳng định tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Biểu tình bài Nhật tại Trung Quốc năm 2012 (năm 2019, ý kiến số 2 của Messi), với tôi thì chính trị chỉ là thứ rất đỗi bình thường, không nhạy cảm, xin bạn lưu ý. Tái khẳng định là tôi vẫn viết các bài về chính trị như thường, bạn có thể kiểm tra nhật trình hoạt động của tôi. Cuối cùng, người Việt hay có câu phú quý sinh lễ nghĩa, hay đủ ăn mới lo thiên hạ được. Cuộc đời ngắn ngủi, tôi thích làm những điều mình thích lúc rảnh; thời gian là vàng ngọc nên thời gian tiêu phí tôi không muốn bị áp lực hay chịu sự chi phối của bất cứ cá nhân nào. Tôi chỉ đóng góp theo ý thích của tôi (có thể với nhiều người là vị kỷ, nó không sai, tôi công nhận), những điều lớn lao hay lý tưởng đẹp đẽ cống hiến của bạn hay bất cứ ai thì cá nhân tôi đều ngợi ca. Nhưng nếu địa vị của tôi là người thay đổi vận mệnh cái gì đó, khi đó ắt tôi sẽ phải hướng đến tầm nhìn của một lãnh tụ. Còn hiện tại, tôi đã hoàn thành việc chỉ ra lỗi thiếu của bài trên wiki (một công đồng hoạt động theo ý thích) thì coi như phần nào đã đủ "nghĩa vụ" với một biểu quyết. Thân mến. Hy vọng nhận xét cuối cùng này sẽ giúp bạn hiểu rõ tôi hơn, cũng như làm rõ hơn lá phiếu của tôi. Hy vọng những BQV, ĐPV châm trước để bình luận của tôi hiện diện không bị ẩn. Đây coi như là lần đầu tiên tôi xin ưu tiên này vì sự ích kỷ của tôi. Cảm tạ.Nacdanh (thảo luận) 07:05, ngày 11 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn bạn Nacdanh đã không phiền khi hồi đáp đến tôi rất chi tiết như vậy. Thật ra, tôi cũng như bạn, đứng ở góc độ khách quan mà nhận xét tình hình thôi. Mọi người khi tham gia vào không gian Wikipedia này, dù là đóng góp trực tiếp hay ý kiến gián tiếp cũng đã là đóng góp lớn lao lắm rồi. Tôi không hề đánh giá ý kiến của bạn là sai, cũng không phủ định nó. Tôi chỉ cho rằng việc nhìn thấy cái sai, cái thiếu sót mà ngó lơ là một hành động hơi thiếu trách nhiệm. Tôi hoàn toàn đồng ý rằng mỗi người có quyền tự do làm những gì mình muốn nếu không có nghĩa vụ ràng buộc. Tôi cũng không định "nâng tầm sự việc rất vớ vẩn này vượt qua một cuộc khảo cứu khoa học thông thường'". Những ví dụ tôi đưa ra (nếu có làm bạn cảm thấy khó chịu) thì cũng trong khuôn khổ cho phép như một dẫn chứng tương đương, trong nhiều trường hợp có thể đem ra so sánh cho những nhân vật/sự kiện chẳng liên quan gì đến nó. Thuyết tương đối của Albert Enstein xây dựng trên nền tảng vật lý lý thuyết, nhưng đôi khi người ta vẫn có thể áp dụng cho các sự kiện trong xã hội hoặc một vấn đề gây tranh cãi nào đó. Tương tự, cách nhìn nhận "phe này" - "phe kia" của tôi (như bạn đã nhận xét) thực tế cũng chỉ là cách gọi trừu tượng giữa những người có quan điểm, ý kiến khác nhau, và tôi không bao giờ có ý định nâng tầm nó lên đến mức độ nào đó vượt xa những ý niệm ban đầu mà tôi gán cho nó. Khoa học (hay khoa học tự nhiên) có thể đôi khi tách bạch khỏi chính trị như nhiều người lầm tưởng, nhưng sự thật thì hoàn toàn khác xa. Bởi lẽ, không có một công trình nghiên cứu khoa học khả dĩ nào tồn tại mà thiếu đi vai trò chính trị của nó, cũng như không thể tồn tại động lực nghiên cứu khoa học nếu không có động lực chính trị (nhìn nhận từ cuộc chạy đua vào không gian của LX và HK nửa cuối thế kỉ XX là minh chứng rõ nhất). Trong bất kỳ tổ chức nào, từ nhỏ đến lớn đều có nhiều quan điểm trái ngược nhau, thậm chí đôi khi con số này không chỉ dừng lại ở một hay hai. Thảo luận sẽ đi đến đồng thuận giữa nhiều ý kiến để hướng tới cùng một ý kiến chung. Ý kiến chung này sẽ được đem ra thảo luận ở cộng đồng lớn hơn, cứ như thế dần dần sẽ tạo ra ý kiến chung nhất - cái gọi là "ý kiến phổ quát" làm nền tảng cho trật tự xã hội. Ngay cả ý kiến phổ quát vẫn tồn tại đối lập với nó. Đối lập hình thành như một lẽ tất yếu từ đó giúp hình thành một trật tự phổ quát lớn hơn. Không bao giờ tồn tại cái gọi là góc nhìn trung dung hoàn toàn, như tôi từng phân tích. Bởi lẽ, khi một người viết về một nhân vật/sự kiện bất kỳ, người đó thường có xu hướng khách quan trong nhìn nhận, nhưng khi nói đến một sự vật/sự việc khiến anh ta có cảm tình với nó, hoặc nó khiến anh ta phải dao động, thì ít nhiều cũng tác động đến tính trung lập của anh ta trong việc nhìn nhận vấn đề. Như vậy, tính trung lập chỉ tồn tại khi có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng cho một nhân vật/một sự kiện mà tranh cãi giữa các bên đi đến đồng thuận. Đó là nguyên tắc tôi thấy trên Wikipedia, rõ ràng nhất là ở những bài viết thường xảy ra bút chiến. Câu hỏi tôi đặt ra là, sẽ như thế nào nếu ai cũng có góc nhìn trung dung, cũng chỉ "đóng góp ý kiến" khi nhìn thấy những thiếu sót cần bổ sung. Sẽ như thế nào nếu những cá nhân lắng nghe ý kiến không chịu tiếp nhận, bỏ ngoài tai những lời nhận xét ấy mà tiếp tục tô hồng thêm cho nhân vật/sự kiện mà anh ta yêu quý hay tôn sùng?. Hãy thử tưởng tượng một không gian Wikipedia nơi mà những điều như vậy sẽ xảy ra, nơi chỉ toàn những người chỉ thích viết về những điều mà anh ta cho là hợp lẽ, bỏ ngoài tai những lời nhận xét từ bên ngoài, còn những người đi nhận xét chỉ dám dừng lại ở việc cho ý kiến. Đấy sẽ là thảm họa với Wikipedia nói riêng và xã hội nói chung. Thân mến! 3 ▪ 14 03:28, ngày 11 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn Nguyenhai314 thân mến, trước tiên tôi xin cảm ơn sự nhiệt tình của bạn trong quá trình phát triển bài viết cùng với nhiều thành viên khác. Tôi chỉ đơn giản đứng ở góc độ khách quan, tương đương với góc nhìn trung dung về một sự việc. Nói chung, người Việt hay cả nể, ngại nói thật để tránh va chạm, điều này đôi lúc cũng tốt nhưng lâu dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự thật có thể làm người trong cuộc khó chịu, có thể họ biết nhưng họ vẫn không làm gì để giải quyết, có thể sẽ có đó dũng cảm đứng lên chỉ ra cái sai nhưng kết cục thảm khốc, minh chứng đó hiện rõ phong trào đấu tố cách mạng văn hóa mạt pháp thời Mao trong lịch sử Trung Quốc. Xã hội bây giờ đơn giản sẽ là cánh hữu và cánh tả nếu bạn coi như vậy, nhưng với tôi thì sự việc chỉ đơn giản là nhận xét bài viết này thì hãy đơn giản coi tôi là người đọc và nhận xét bài với vai trò không hơn không kém, tôi sẽ không nâng tầm sự việc rất vớ vẩn này vượt qua một cuộc khảo cứu khoa học thông thường. Việc nhận xét của tôi, sai hay đúng đều rõ ràng với từng con chữ đã lưu vết. Đối với nghiên cứu khoa học, sai đúng phải rạch ròi, không thể lập lửng nửa vời mà đòi công trình đạt kết quả. Trung lập chỉ mang tính tương đối, tính mở của dự án là có và ai cũng có thể tham gia. Nhưng mỗi người có cách đóng góp khác nhau tùy vào ý thích (do không phải nghĩa vụ bắt buộc, được nhận lương, gánh vác kinh tế cá nhân) nên không ai có thể đè nặng ai hoặc gây áp lực lên ai để hoàn thiện một việc 'hoạt động theo ý thích cả'. Mỗi người có cánh đóng góp riêng theo ý thích và không gò bó, việc nhận xét/góp ý cũng có thể coi là 'quân sư' (có thể lộng ngôn) để phát triển bài, đó cũng là một cách đóng góp phải không nào. Bạn thấy đấy, wiki chỉ là một dự án nhỏ so với cộng đồng bên ngoài, không phải ai cũng có quan điểm giống nhau, ngay cả trong cùng một quốc gia/ vùng lãnh thổ, ngay cả trong cùng một tổ chức, ngay cả trong cùng một ý thức hệ, ngay cả trong cùng một đảng phái chính trị. Vì vậy, tôi cho rằng 'bên kia' hay 'bên này' là không phù hợp với ngữ cảnh này, đây đơn giản là người đọc chỉ ra răng bài viết cần cập nhập thông tin hơn. Cũng chính bạn thấy ràng đây chỉ một bài đơn giản với nhận xét khá khách quan (theo cá nhân tôi) mà đã bị gọi 'bên này'-'bên kia' thì liệu có người dám phát triển/cải thiện bài viết về lịch sử Việt Nam không? Tôi nghĩ muốn một bài tốt nên thì tránh nên dùng các từ phân biệt, hãy coi đó là một giám khảo nhận xét bài/cải thiện bài thì hơn. Bài viết tốt nên sẽ có lợi hơn về lâu dài. Nhận xét hay đẹp mà có góc nhìn từ người ngoài sẽ tự hào hơn phải không? cảm thấy hãnh diện hơn phải không nào? vậy cơ sao không cập nhật thêm? Uy tín mình tăng lên phải không nào? Mục Câu nói đã nói rồi, đó là trách nhiệm phải có và nó thuộc phạm vi phản ứng của chính phủ. Vậy tại sao lại không đưa vào mục phản ứng/ biện pháp từ chính phủ, vốn rõ ràng thuộc sắc thái này. Mục 'Câu nói' bạn thấy có trơ trọi và rất lạc lõng về tính chất độc lập so với mục khác không. Sùng bái cá nhân theo tôi nói thì bạn (hoặc ai đó) hãy cứ coi như là quan điểm cá nhân, không lý do gì phải trầm trọng hóa hoặc nâng tầm vấn đề nên phải không; hãy coi đó là ý kiến của một cá nhân, nó đúng hay không thì chỉ là quan điểm cá nhân. Tôi không muốn bài luận vấn đề sâu hơn, hay không muốn chỉ ra bản chất hiện tượng mà cá nhân tôi đang đề cập hay đang nghĩ, hãy để bản chất hiện tượng mà tôi nghĩ chỉ quan điểm cá nhân, chúng ta hãy tránh đề cập vấn đề xa xôi ở bản chất sự việc gói gọn trong nhận xét bài giản đơn này mà thôi. Tôi rất đơn giản là không thuộc chế độ chính trị nào, chỉ là người nghiên cứu. Thứ hai, bài viết này quan điểm cá nhân tôi nghĩ không nên chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà có thể nên mở rộng liên quan đến Việt Nam. Mong bạn tiếp tục công việc, đóng góp giá trị bài viết. Về phần mình, mỗi người có cách đóng góp khác nhau. Tự nhận thấy bản thân chưa tường nên đóng vai trò độc giả thưởng thức bài. Trân trọng.Nacdanh (thảo luận) 03:43, ngày 10 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Tôi hoàn toàn tán thành với các ý kiến trên, vấn đề quan trọng nhất của bài viết này là thiếu tính trung lập. Toàn bộ các nguồn tin trong bài đều là các trang báo trong nước, các trang được định hướng. Tuy nhiên, nguồn tin nước ngoài thì lại không có những thông tin chi tiết mà chỉ đưa ra các nhận xét tổng quát về tình hình chống dịch, các động thái của chính quyền.Thanh2k2 (thảo luận) 13:38, ngày 10 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bài này tập trung về Việt Nam nên các nguồn tin trong nước sẽ cập nhật chính xác hơn. Các báo chí nước ngoài hầu hết lấy số liệu từ trong nước. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 19:49, ngày 18 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!