Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Triết học

Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Đề cử thành công sau 30 ngày (5/7–4/8). Thuyhung2112 (thảo luận) 04:56, ngày 4 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Một đời không suy ngẫm là một đời không đáng sống.
The unexamined life is not worth living.

— Sokrates

Nhìn mây trên đỉnh núi, nhìn bướm bay trên cành mà suy nghĩ về thế giới, đó là triết học. Nghe tiếng sóng xô, ngắm biển cả mênh mông mà suy nghĩ về đời người. Đó là triết học.

— Một bình luận trên triethoc.edu.vn

Chắc hẳn là chẳng có ai trên thế giới này chưa biết đến cái tên "triết học". Với lịch sử trải dài hàng nghìn năm, triết học là một môn học nghiên cứu và phân tích về những quy luật chung nhất, cơ bản nhất về con người, thế giới và tư duy, đặc biệt là các vấn đề sâu xa như "Con người nên làm gì?", "Làm sao để ta có trí tuệ?", "Bản chất của thực tế là gì?" và "Đâu là suy luận đúng đắn?" Những quan niệm và tư tưởng triết lý đã và đang có sức ảnh hưởng nhất định đến nhiều mặt của cuộc sống. Nhờ hiểu biết triết lý mà chúng ta phần nào hiểu sâu hơn về chính mình và về mọi thứ xung quanh mình.

Đây là bài cơ bản cấp 1 đầu tiên được đề cử chọn lọc kể từ năm 2009 và cũng là ứng cử viên chọn lọc được mong chờ nhất của dự án trong năm nay. Bài được biên dịch toàn bộ từ phiên bản tiếng Anh và được tôi nỗ lực hiệu đính, biên tập trong khả năng của mình, nhưng sai sót là không thể tránh khỏi một phần do bản chất rộng lớn, khó hiểu và khô khan của chủ đề. Hy vọng rằng bài sẽ được các bạn nhận xét, góp ý và chỉnh sửa kỹ càng nhất có thể để bài đạt chất lượng cao nhất, xứng đáng với kỳ vọng của cộng đồng. Trân trọng! Thuyhung2112 (thảo luận) 03:56, ngày 5 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Hướng dẫn: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết chọn lọc
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.

Đồng ý

sửa
  1.   Đồng ý Kết thúc 7 ngày đầu tiên với khá nhiều chỉnh sửa theo yêu cầu, bản thân nhận thấy bài đã hoàn thiện, chất lượng cao đúng như kỳ vọng của mọi người nên tôi xin bỏ phiếu thuận đầu tiên với tư cách ứng cử. Tuy nhiên cảm giác của mình những ngày qua không khác gì "con sói cô độc" là mấy, nên tôi mong sẽ có thêm người am hiểu xét duyệt và hỗ trợ thêm cho bài nếu có. Thuyhung2112 (thảo luận) 01:50, ngày 12 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.   Đồng ý Không còn vấn đề gì về tiêu chí một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 04:29, ngày 20 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.   Đồng ý Pminh141 [ Thảo luận ] 11:27, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.   Đồng ý Biheo2812 (thảo luận) 05:23, ngày 22 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  5.   Đồng ý Bài dịch chất lượng. Chúc mừng bạn – Nắng Chiều 09:43, ngày 24 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  6.   Đồng ý Squirrel (talk) 14:23, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Phản đối

sửa

Ý kiến

sửa
  1.   Ý kiến Bạn có dùng từ điển triết Anh-Việt nào không? Ví dụ như Từ điển triết học Hegel hoặc Từ điển triết học Kant của Bùi Văn Nam Sơn et al. chẳng hạn? Nếu có mời bạn thêm vào mục tham khảo. Billcipher123 (thảo luận) 06:08, ngày 5 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  2.   Ý kiến Bạn cần mở ngoặc và thêm nguyên ngữ tiếng Anh sau những khái niệm triết học mà bạn đã tự tay dịch ra hoặc tham khảo ở đâu đó, bởi vì theo tôi tìm hiểu thì chưa có một sự thống nhất nào về cách dịch thuật ngữ triết sang tiếng Việt, theo đó một khái niệm triết Tây có thể có hàng chục cái tên khác nhau khi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Billcipher123 (thảo luận) 06:32, ngày 5 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Billcipher123: Phản hồi bạn trước một thể:
    1. Trong thời gian dịch bài tôi không dùng tới hai cuốn từ điển bạn vừa nêu mà chỉ xem thuật ngữ từ trang triethoc.edu.vn của dịch giả Hồng Phúc, tuy nhiên chúng nằm rải rác ở nhiều nơi. Tôi mới tiếp cận được các từ điển này sau khi đã đưa bài lên ứng cử và đang phân vân rằng phải chăng chỉ cần thêm hai cuốn đó vào "Thư mục" và ghi ra là "tham khảo thuật ngữ" là đủ, hay cần thêm cước chú từ đó cho các câu của nội dung bài? Nếu bạn muốn phương án thứ hai thì phải đợi, bởi có thể sẽ mất nhiều ngày để dò lại và hoàn tất.
    2. Phần mở ngoặc tiếng Anh thì tôi sẽ sớm thực hiện đối với các thuật ngữ chưa có bài riêng tại dự án. Cập nhật (15h10): đã xong, mời bạn kiểm tra thử.
    Thuyhung2112 (thảo luận) 07:11, ngày 5 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Phúc đáp:
    1. Bạn chỉ cần thêm tiểu mục "từ điển thuật ngữ/từ điển tham khảo" bên dưới phần thư mục tham khảo là được.
    2. Một số thuật ngữ siêu hình học có nhiều cách dịch như being (2 phương án dịch phổ biến là hữu thểtồn tại; tôi thấy bạn dịch là hữu thể để tránh lặp với existence) hoặc existence (2 phương án dịch phổ biến là tồn tạihiện sinh; bạn chọn phương án tồn tại tựu trung tôi thấy chấp nhận được nhưng tôi rất recommend từ hiện sinh) cũng cần được chú thích nguyên văn rõ ràng.
    Billcipher123 (thảo luận) 10:57, ngày 5 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Đã thêm nguồn từ điển và bổ sung phần nguyên văn tiếng Anh của hai thuật ngữ beingexistence. Riêng tôi nhận thấy dùng hiện sinh không cần thiết lắm bởi tồn tại đã có bài riêng tại dự án này; nếu muốn đổi tên bài đấy thì tùy ý bạn. Thuyhung2112 (thảo luận) 11:50, ngày 5 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Thuyhung2112: Wiki không phải là nguồn tham khảo uy tín, viwiki càng không. Nhiều bài triết trên viwiki cực kỳ sơ sài và chất lượng rất thấp, vì vậy không thể lập luận rằng có bài rồi thì không cần thêm nguyên văn đằng sau làm gì. Về chữ existence, tôi recommend từ hiện sinh bởi lẽ nó liên kết trực tiếp tới cụm chủ nghĩa hiện sinh (cách dịch phổ biến của existentialism) và nó giúp cho độc giả liên tưởng tới các khái niệm triết tốt hơn. Billcipher123 (thảo luận) 11:57, ngày 5 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Billcipher123: Theo lời khuyên ở trên tôi vừa đổi "tồn tại" thành "hiện sinh", ngoại trừ một số chỗ giữ nguyên "tồn tại" do xét thấy cách dùng từ này phù hợp hơn với cách đọc. Thuyhung2112 (thảo luận) 12:18, ngày 5 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Thuyhung2112 Ở Việt Nam, Logic học là một bộ môn cực kỳ khét tiếng trên bậc Đại học bên khoa Triết. Nguồn tham khảo tiếng Việt cho bộ môn này cũng khá là phong phú và hoàn toàn có thể được vận dụng làm nguồn thuật ngữ để củng cố cho phần dịch Logic học của bạn, hoạc thậm chí mở rộng nếu bạn muốn (tất nhiên cái này tùy ý bạn chứ tôi không bắt ép để lên sao BVCL). Billcipher123 (thảo luận) 11:30, ngày 5 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Billcipher123: Cảm ơn bạn đã gợi ý, đợi thời điểm thích hợp rồi tôi sẽ làm từ từ. Thuyhung2112 (thảo luận) 11:50, ngày 5 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Cứ thong thả. Billcipher123 (thảo luận) 23:33, ngày 5 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  3.   Ý kiến Một bài viết, đúng hơn là một công trình, rất kỳ công. Do không thuộc sở trường và sự hiểu biết của tôi về chủ đề này chỉ ở mức độ sơ khởi nên mạn phép góp ý dưới góc độ độc giả đang tìm kiếm tri thức.
    Về mục Từ nguyên, bài viết đã khai thác được nguồn gốc các từ "triết học" (tiếng Việt) và "philosophy" (tiếng Anh). Mục này vừa mang tính tầm nhìn toàn cầu, vừa mang tính "địa phương" (tức là có ý thức trong việc tìm hiểu cả từ nguyên tiếng Việt chứ không chỉ là một bản dịch enwiki đơn thuần).
    Về mục Các khái niệm của triết học, quả thật đây là phần khó vì có nhiều quan điểm và thuật ngữ. Tôi không có ý kiến gì về phần này và hy vọng các góp ý của các thành viên ở trên đã có những ý kiến xác đáng. Tuy vậy, trong quá trình đọc, tôi có thấy một thuật ngữ tiếng Anh là "eudaimonia" mặc dù nó mang ý nghĩa hạnh phúc (nhưng tôi có tìm hiểu thì từ "hạnh phúc" chưa bao quát được hàm nghĩa của từ này), phiền bạn thêm thẻ ghi chú giải thích thuật ngữ này để nội dung sáng rõ cho người đọc phổ thông.
    Về mục Các nhánh cốt lõiPhương pháp, tôi cũng không có ý kiến gì về phần này. Nhưng không hiểu sao file Trolley_Problem.svg lại bị lỗi không hiển thị ảnh?
    Về mục Liên hệ với các lĩnh vực khác, tôi đã sửa một chút nội dung để câu văn dễ đọc hơn.
    Một bài viết rất khó, nếu bài viết được gắn sao chọn lọc thì có thể coi đây là bom tấn của năm. — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 21:01, ngày 7 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Mongrangvebet: Đã thêm note cho chữ "eudaimonia". Về file Trolley_Problem.svg bị lỗi thì tôi thấy là do sự cố kỹ thuật bên Wikimedia (bên en cũng bị) nên không thể can thiệp được.
    Tôi nghĩ rằng nói về bài bằng chữ "kỳ công" là còn hơi nhẹ quá, bởi vì bản thân cho rằng bản gốc "Philosophy" là sản phẩm của một quá trình chuẩn bị và thực hiện lâu dài, tham khảo rất nhiều từ nguồn sách hay bách khoa toàn thư khác. Nói thẳng ra, tôi thấy sốc khi biết được rằng tác giả bên tiếng Anh, Phlsph7, có đủ thời gian và công sức để chắp bút hàng loạt bài viết đồ sộ và "nặng đô" về chủ đề triết học cũng như khoa học xã hội, trong đó có một số bài cơ bản cấp 1, cấp 2. Viết được FA cơ bản bên en đã là khó và áp lực bởi khối lượng tài liệu viết về chủ đề là rất "khủng" và có phạm vi rộng, chắt lọc hết trong khoảng 10.000 từ. Dịch từ đó sang tiếng Việt thì khó hơn do thuật ngữ triết học tiếng Việt tương đối khó hiểu và có khi có nhiều cách dịch khác nhau giữa các dịch giả. Đề cử BVCL bên đây lại càng khó, sức ép rất nặng nề do gần như không có ai tại dự án này am hiểu về triết học để bình duyệt và đánh giá, nhất là khi tôi kỳ vọng nhiều hơn là phiếu thuận bỏ qua loa, phiếu mang tính "xã giao". Thuyhung2112 (thảo luận) 03:11, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thuyhung2112 Tôi đánh giá rất cao bản dịch của bạn và công nhận đây là một bài "bom tấn". Tuy nhiên, nói gì thì nói 1 bài tự viết vẫn tốn công sức hơn rất nhiều. 1 bài FA bên En thường tốn 1-2 năm để hoàn thành (không chỉ tính đơn giản 1-2 tháng đề cử FA), thậm chí có thể mất hơn một chục năm. 1 bài dịch thì cao lắm tốn 2-3 tháng là cùng. Nhiều bài FA dễ chỉ tốn 1 tuần hoặc ngắn hơn để dịch. Đó là lý do tại sao 90% các BVCL ở Vi đều là bài dịch. Như tôi, tôi đủ khả năng để dịch 1 bài FA thành BVCL, nhưng để tự viết 1 BVCL thì e rằng tôi không làm được. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:49, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thứ còn đọng lại trong tôi là mấy chũ "Một là", "Hai là",... trong quyển những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, phần triết học 3 tín chỉ, chứ cũng không biết gì nhiều. Đối với góc nhìn của tôi về trình bày, hành văn, bố cục thì tôi thấy bài viết ổn và dịch sát nghĩa bản gốc, tôi có thể cho một phiếu "Đồng ý". Tuy vậy rất mong chờ thành viên kỳ cựu hoặc có chuyên môn (không phải rối) đánh giá thêm bài viết này. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 10:43, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Ơ kìa bạn @Thuyhung2112 không credit tôi cái phần từ nguyên. Chán thật chứ :))) Billcipher123 (thảo luận) 12:54, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Thôi khổ quá >_<, mình xin thứ lỗi và xác nhận lại rằng Billcipher123 là người viết ra phần "nguyên từ", mình viết phần còn lại. Dĩ nhiên tất cả giờ đây đều là tài sản chung của wiki! ;) Thuyhung2112 (thảo luận) 12:58, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Hơi cay hơi cay :))) Billcipher123 (thảo luận) 13:04, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Thuyhung2112: Nói thế thôi chứ cái này thì tôi cũng không lành chanh công lao với bạn làm gì. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên có ý tứ nêu tên người đã giúp đỡ xây dựng hoặc hiệu đính bài cho mình trên phần nhận xét. Lời nói chẳng mất tiền mua mà bạn. Billcipher123 (thảo luận) 14:01, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  4.   Ý kiến @Thuyhung2112: Không biết hai từ "triết lý" và "triết luận" có đồng nghĩa với triết học! Hongkytran (thảo luận) 11:11, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran: Theo mình tra từ điển thì "triết học" chỉ khoa học nghiên cứu; "triết lý" mang nghĩa lý luận về triết học, quan niệm hoặc lý thuyết về những vấn đề nhân sinh và xã hội. Từ điển không nói về "triết luận", tuy nhiên một bản luận án có đưa ra định nghĩa "triết luận" là "luận bàn một cách thông thái, sáng suốt hoặc luận bàn về vấn đề có tầm thông thái". Cả ba đều diễn đạt theo tiếng Anh là "philosophy", nhưng sắc thái trong tiếng Việt thì hơi khác. Thuyhung2112 (thảo luận) 11:27, ngày 8 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  5.   Ý kiến @Thuyhung2112: Tôi có xem qua và thực hiện chỉnh sửa một số chỗ về cách diễn đạt tại đây, nếu như không phải bạn có thể lùi sửa lại. Một điều lưu ý là về cách dùng dấu gạch ngang (–), khi dùng giữa hai danh từ trong tiếng Việt (như Ả Rập–Ba Tư) cần có khoảng cách, như Ả Rập – Ba Tư. Ngoài ra, trong tiếng Việt không tồn tại dấu em dash (—), bạn có thể xem thảo luận giữa tôi với bạn Mongrangvebet tại đây Nắng Chiều 16:42, ngày 23 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Ctdbsclvn: Cảm ơn ý kiến của bạn, tôi thấy phần sửa bạn sửa có nhiều cái hợp lý trừ một hay hai chỗ nhỏ mà tôi lùi lại do thấy chưa phù hợp, như vậy cũng ổn. Dấu em dash đã được lược bỏ hết khỏi bài (trừ tiêu đề tài liệu gốc); khoảng trắng trong dấu gạch ngang giữa danh từ cũng đã được thêm vào cho phù hợp. Bạn có thể góp ý thêm thiếu sót trong bài tại đây nếu có. Thuyhung2112 (thảo luận) 03:07, ngày 24 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Thuyhung2112 Câu "Thuật ngữ philosophy 'triết học' trong tiếng Anh bắt nguồn từ chữ φιλοσοφία" viết dính liền thế này đọc không được thuận lắm bạn nhỉ. Cụm "'triết học' trong tiếng Anh" tôi nghĩ nên biến nó thành một dạng chú thích trong dấu – hoặc bỏ vào ngoặc đơn, bạn nghĩ sao – Nắng Chiều 04:48, ngày 24 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Ctdbsclvn: Cách viết như thế này là đã áp dụng một kỹ thuật ngôn ngữ học có tên là "gloss", cho nên cụm trên mang nghĩa là chữ "philosophy" lấy từ ngôn ngữ tiếng Anh sang, dịch ra thành "triết học". Phiên bản lúc đầu tôi dịch có kiểu diễn đạt gần hơn với cách bạn viết, sau đó được Billcipher123 sửa lại như hiện tại, nếu bạn kia giải thích được cách viết đó thì càng tốt. Thuyhung2112 (thảo luận) 05:02, ngày 24 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Thuyhung2112 Tôi hiểu rồi. Chỉ còn một vấn đề nhỏ nữa là dấu ngoặc kép. Trong tiếng Việt, dấu hoặc kép cuối cùng phải được đặt trước dấu chấm câu (ngoại trừ dấu ?, !), ví dụ "như này". Khác với tiếng Anh khi dấu ngoặc kép cuối cùng được đặt phía sau dấu chấm câu "như này." Bạn có thể tham khảo ở đây – Nắng Chiều 05:40, ngày 24 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Ctdbsclvn: Tạm thời thì tôi đã làm như bạn đề xuất, nhưng sự thật thì bản thân cảm thấy rất phân vân. Nếu chiếu theo hướng dẫn chung của Wikipedia tiếng Anh thì những chỗ đặt dấu chấm trước dấu ngoặc kép trong bài đều là một phần trong trích dẫn nguyên văn câu nói, danh ngôn có cấu trúc hoàn chỉnh của nhân vật, tức văn phong "logical quotation" (xem MOS:LQ) là phù hợp nhất. Cũng theo tôi quan sát thì việc áp dụng thứ tự thế này trên văn bản tiếng Việt thực tế chưa có sự thống nhất: hầu hết tin bài trên báo chí đặt dấu chấm phía sau (Theo Descartes, "Tôi tư duy, nên tôi tồn tại"., ví dụ), nhưng có nơi lại đặt phía trước (Theo Descartes, "Tôi tư duy, nên tôi tồn tại.", ví dụ), còn sách giáo khoa chương trình 2018 lại đặt ở cả hai nơi (Theo Descartes, "Tôi tư duy, nên tôi tồn tại."., ví dụ). Thuyhung2112 (thảo luận) 08:13, ngày 24 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Thuyhung2112 SGK hồi tôi còn học họ dùng dấu hai chấm như thế này, "Câu A : ý A", cách viết này có thể giúp học sinh dễ nhìn nhưng rõ ràng Wiki chúng ta không viết như vậy, nên không thể chiếu theo SGK được. Báo chí đôi khi cũng bị nhầm dấu, ví dụ "...tuần lễ NASA - một hoạt động thường niên của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ - bắt đầu từ những năm 2000", ở đây báo VnExpress đã dùng dấu gạch nối như một chú thích, nhưng đó không phải công dụng của dấu gạch nối. Liên kết tôi gửi bạn là đến từ Trung tâm KHXH&NV Quốc gia (wiki cũng xài nguồn này ở bài dấu ngoặc kép), nên có thể xem nó như một quy chuẩn cũng được. Theo Trung tâm thì ngay cả nguyên văn câu nói họ cũng để dấu chấm sau dấu ngoặc kép, ví dụ: Tôi hơi thẹn nhưng trả lời thành thật: "Không, tôi không biết". – Nắng Chiều 08:48, ngày 24 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Ctdbsclvn: Chắc là tôi cũng sẽ chấp nhận link ở trên làm chuẩn về dấu câu, trừ khi có ai đó phản đối. Vậy là xong, mời bạn góp ý tiếp nếu thấy thêm sai sót. Thuyhung2112 (thảo luận) 09:21, ngày 24 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @Ctdbsclvn: Câu mà bạn trích phải được đọc là "Thuật ngữ philosophy trong tiếng Anh bắt nguồn từ chữ φιλοσοφία", bỏ qua từ trong nháy đơn, tức từ 'triết học', chứ không có cụm " 'triết học' trong tiếng Anh".
    Note: Glosscắt nghĩa chứ không phải kỹ thuật ngôn ngữ học gì cao siêu. Billcipher123 (thảo luận) 14:36, ngày 25 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
  6.   Ý kiến Một góp ý nhỏ cho bạn. Vì bài sử dụng chú thích rút gọn nên ở chú thích 96, bạn loại bỏ hết đoạn trích ở loc, chỉ cần ghi là "Phần mở đầu" thôi (đã chú thích rút gọn rồi thì phải tránh dài như chú thích đầy đủ). Những chú thích khác cần phải dịch "Lead Section" thành "Phần mở đầu", "Chapter 10" thành "Chương 10". Ngoài ra, các cột chú thích tham khảo nên thống nhất với nhiều bài khác là chia 30em thay vì 22em. Squirrel (talk) 05:36, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432:
    (1) Chú thích 96: Đã bỏ đoạn trích.
    (2) Dịch phần mở đầu, số chương: ? Tôi thấy vấn đề phức tạp hơn bạn nghĩ. Đa số chú thích trong bài vừa trích số chương, vừa trích luôn tên chương từ tài liệu tiếng Anh. Vì vậy nên tôi muốn biết ý bạn cụ thể như thế nào: có phải chỉ cần dịch chỗ phần mở đầu và "chương 10" ở trên, hay là phải dịch luôn cả tên chương (ví dụ như "Nuttall 2013, tr. 12–13, 1. The Nature of Philosophy")? Tôi nghĩ bài này trích cả nguồn web và nguồn sách, nên nếu dịch cả tên chương thì sẽ gây khó cho độc giả khi tra cứu tài liệu bằng tiếng Anh.
    (3) Chiều rộng cột chú thích: Trang trợ giúp về cước chú bên tiếng Anh khuyến nghị dùng cỡ 20em (tức 20 lần kích thước dấu em dash) khi bài dùng cước chú rút gọn, và chiếu theo đó tôi cho rằng cỡ 22em là phù hợp, không cần thay đổi. Đấy cũng chỉ là vấn đề kỹ thuật thôi, không có gì lớn lao cả.
    Thuyhung2112 (thảo luận) 06:43, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    (2) Dịch chỗ tôi nêu thôi. Tên chương thì không dịch, giữ nguyên văn.
    (3) Thật ra tôi thì không khó chuyện này nhưng hồi tôi dịch bài Taylor Swift về thì DHN chỉnh thành 30em ấy, bản enwiki dùng 20em (cũng không rõ tại sao trong khi trợ giúp thì 20em chỉ dành cho chú thích rút gọn). Nếu có thời gian rảnh thì nhờ bạn dịch trang trợ giúp bên en về để làm quy định CNBS. – Squirrel (talk) 07:50, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    @SecretSquirrel1432: OK, tôi đã dịch xong mấy phần bạn yêu cầu rồi. Suốt hơn 4 năm dịch bài và ứng cử tại đây, đây là lần đầu tiên tôi thấy bạn nêu ra ý kiến về việc chia cột ở mục chú thích, một ý mà tôi cho là khá cứng nhắc: thứ nhất, qua quan sát rất nhiều đề cử chọn lọc trong quá khứ, gần như chẳng có ai để ý gì đến việc đó cả; thứ hai, trang hướng dẫn tôi vừa trích rất rộng mở, chỉ gợi ý về thông lệ chia cột thường gặp mà mọi người nên làm theo, còn thực thi như thế nào là quyền của tác giả. Có lẽ khi nào có thời gian thì tôi mới dịch mấy trang trợ giúp này qua được. ('-_-) Một cái nhỏ khác mà tôi mong bạn lưu tâm là theo thuật ngữ tại đây thì CNBS là "hướng dẫn", không phải là "quy định". Thuyhung2112 (thảo luận) 09:27, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    Tôi hay dùng {tham khảo|2} để nó chia thành 2 cột. Không rõ sự khác nhau giữa 2 cách chia cột này. – — dʁ. ʃħuɳtﮩ٨ـﮩﮩ٨ـ 💬 đã phản hồi vào 13:49, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
    {{Tham khảo|2}} tạo danh sách luôn gồm 2 cột, bất kể chiều rộng hiển thị của màn hình là bao nhiêu. {{Tham khảo|30em}} tạo danh sách gồm nhiều cột, mỗi cột có chiều rộng tối thiểu là 30em. Bạn có thể thấy được sự khác biệt khi thử thu nhỏ cửa sổ trình duyệt đang mở (trên máy tính). Thuyhung2112 (thảo luận) 14:03, ngày 26 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!