Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Final Fantasy
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Đề cử thành công
Kết quả: Đề cử thành công
Đủ 3 phiếu trong 30 ngày (kể từ ngày 5/11 đến 5/12) ᴅᴇᴜs ᴇx ᴍᴀᴄʜɪɴᴀ 13:51, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Giới thiệu: Final Fantasy là loạt trò chơi điện tử nhập vai khoa học kỳ ảo của Nhật Bản do Sakaguchi Hironobu sáng tạo ra. Series là một trong những dòng trò chơi điện tử bán chạy nhất mọi thời đại, đạt doanh thu 10,9 tỉ đô la Mỹ tính đến năm 2019.
- Thông tin bài viết: Bài viết dịch từ BVCL bên Eng, có sự cập nhật thông tin liên tục theo thời gian, được bảo quản tốt. So với bản dịch gốc thì tôi có bổ sung thêm nguồn cho một số chỗ bị thiếu.
- Thông tin thêm: Ứng cử BVCL tự biên tập hết đầu tiên. Đã khá lâu Wikipedia tiếng Việt chưa có bài viết chọn lọc về game nên tôi quyết định mang ra ứng cử. Kính mong được cộng đồng góp ý để ứng cử thành công tốt đẹp. Dαɾƙ Eʅϝ 10:45, ngày 5 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Hướng dẫn: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết chọn lọc
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.
Đồng ý
- Đồng ý Bài tốt, trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Yên hoa dị lãnh. (thảo luận) 20:01, ngày 27 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài viết chất lượng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:11, ngày 30 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý lời văn trôi chảy, trình bày đẹp Hihihi - Hahaha Lê Hoàng Khánh - Kim cương xanh 02:58, ngày 3 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phản đối
Ý kiến
- Ý kiến mục "Nguồn gốc" tôi đã đối chiếu với en và dò lại hết.
- "Though often attributed to the company allegedly facing bankruptcy" -> khỏi cần dịch nên tôi đã xóa. Lý do tôi thấy câu này thừa thãi vì câu sau đã nói về vấn đề công ty chuẩn bị phá sản. Bài này được gắn sao cách đây 13 năm nên câu cú đôi khi có vấn đề.
- "Sakaguchi explained that the game was his personal last-ditch effort in the game industry and that its title" -> bạn đã dịch sai. Nên dịch là "Sakaguchi đã giải thích rằng trò chơi này là nỗ lực cuối cùng của bản thân trong ngành công nghiệp game."
- Đã sửa câu này đúng là lỗi cơ bản
- "Despite his explanation, publications have also attributed the name to the company's hopes that the project would solve its financial troubles" -> dịch sai. Nên dịch là "Mặc dù vậy, các tạp chí mạng về game vẫn cho rằng cái tên đó tượng trưng cho niềm hy vọng giải quyết được vấn đề tài chính của công ty."
- Đã sửa câu này tiếng Anh không thật sự tốt thì khó dịch.
- Rõ ràng là bạn đã có tiến bộ hơn rất nhiều so với bài dịch Final Fantasy đầu tiên. Tuy nhiên, bạn cần phải cố gắng trao dồi hơn nữa. Tiếng Anh rất khó chứ không phải dễ. Không phải học thuộc lòng là xong (ai tưởng tiếng Anh chỉ cần học thuộc lòng là giỏi thì quá sai lầm rồi). Để dịch chuẩn xác cao phải mất vài năm trào dồi. Tôi còn 1 góp ý là bạn không nên dùng dấu phẩy một cách mù quáng. Không phải bên tiếng Anh có dấu phẩy là bên mình phải có. Đôi khi dịch qua tiếng Việt, cấu trúc câu thay đổi và không cần dấu phẩy nữa. Bạn nên ra nhà sách đọc thêm về "khi nào cần dùng dấu phẩy và khi nào không cần dùng dấu phẩy." Nếu thêm dấu phẩy sai chỗ có nghĩa là sai ngữ pháp. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:11, ngày 7 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Hai chỗ mà bạn chỉ ra thì bản thân tôi cũng cảm thấy khó dịch. Còn chỗ dấu phẩy thì tôi đang sửa dần dần trong quá trình viết bài ở đây. Bài này dịch cũng cách đây vài tuần nên còn nạn thêm dấu phẩy tùy tiện khi chuyển từ bản dịch tiếng Anh. Dαɾƙ Eʅϝ 15:15, ngày 7 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi đã dò xong hết mục "thiết kế". Mục này bạn dịch khá tốt, không có lỗi dịch nghiêm trọng. Mấy cái lặt vặt tôi tự sửa hết rồi.
- Nên sửa tất cả chữ "câu chuyện" thành "cốt truyện" (đúng với ngữ cảnh hơn).
- Đã sửa
- Nên sửa tất cả chữ "trò chơi" thành "phần" (trừ một số ít chỗ). Ví dụ năm trò chơi khác nhau có thể hiểu nhầm là 5 trò chơi có tên khác nhau chứ không phải là 5 phần của 1 series trò chơi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:05, ngày 8 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đã sửa thay bằng từ "phần" tùy ngữ cảnh.
- Ý kiến Vẫn cách hành văn dịch "được" quá nhiều toàn bài (khoảng 110 từ), không nên lạm dụng quá nhiều cấu trúc bị động trong tiếng Anh. Lưu ý điều này không có nghĩa là phải xóa bỏ hết từ được mà chỉ có ý là cân bằng cấu trúc bị động và chủ động. Có lẽ mấy bài khác ở đây cũng vậy. A l p h a m a Talk 20:22, ngày 12 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đã sửa Hạn chế thể bị động. Những chỗ còn lại tôi nghĩ đã dùng từ "được" đúng cách. Dαɾƙ Eʅϝ 04:47, ngày 13 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Tôi không rõ tại sao bài lại bị đổi tên thành "Final Fantasy (loạt trò chơi)"? Chẳng lẽ tựa bài gốc Final Fantasy bị trùng với một bài nào đó trên wikipedia tiếng Việt này chăng? Jimmy Blues ♪ 14:01, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi đề xuất quay lại tên cũ Final Fantasy vì trong bài còn đề cập đến các phương tiện truyền thông khác ngoài trò chơi điện tử (phim, manga,...). 🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵 14:06, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Nguyenhai314: Đã đổi lại theo yêu cầu. 🆂🆂🆂 08:15, ngày 19 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi đề xuất quay lại tên cũ Final Fantasy vì trong bài còn đề cập đến các phương tiện truyền thông khác ngoài trò chơi điện tử (phim, manga,...). 🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵 14:06, ngày 18 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Người sáng tạo Fable Peter Molyneux coi Final Fantasy VII là trò chơi định nghĩ thể loại cho ông không hiểu nghĩa câu này. Có lẽ còn 1 số chỗ như vậy? A l p h a m a Talk 21:28, ngày 22 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đã sửa Câu đó tôi gõ thiếu, "định nghĩa thể loại" trong bối cảnh này là định nghĩa thể loại game nhập vai. Còn bài viết thì tôi đã đọc qua nhiều lần và vẫn chưa thấy có thêm khúc mắc nào. Nếu có thì mong bạn giúp soi ra và hạn chế nhận xét chung chung. ᴛʜầʏ ʜᴜấɴ có làм Tнì мớι có ăn 04:44, ngày 23 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn xem tiếp phía dưới. A l p h a m a Talk 06:58, ngày 23 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đã sửa Câu đó tôi gõ thiếu, "định nghĩa thể loại" trong bối cảnh này là định nghĩa thể loại game nhập vai. Còn bài viết thì tôi đã đọc qua nhiều lần và vẫn chưa thấy có thêm khúc mắc nào. Nếu có thì mong bạn giúp soi ra và hạn chế nhận xét chung chung. ᴛʜầʏ ʜᴜấɴ có làм Tнì мớι có ăn 04:44, ngày 23 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Khi thì dịch "loạt trò chơi" khi thì dịch series?
- Từ "series" tôi thấy không có vấn đề gì cả, một cách để tránh lặp từ. Hơn nữa tôi thấy từ này nhiều người quen dùng rồi nên có thể coi là từ mượn.
- "Một đánh giá chậm trễ, tiêu cực đến từ tạp chí Famitsu sau khi Dirge of Cerberus phát hành ám chỉ có một cuộc tranh cãi giữa tạp chí và Square Enix" -- hơi lủng củng
- Đã sửa
- "Final Fantasy có tầm ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử của cơ chế trò chơi điện tử", gốc "Final Fantasy has been very influential in the history of video game mechanics" -- mechanics sao lại dịch là cơ chế?
- Trong ngữ cảnh này không dịch là "cơ chế" thì nên dịch là gì? Bài FF1, FF3 đã được soi rất kỹ nhưng không thấy ai phê phán "cơ chế game" là từ dùng sai cả.
- Theo quan điểm cá nhân, bạn cứ giữ nguyên tên gốc rồi ghi chú ở phía dưới. "Game mechanics" là một thuật ngữ chưa có trong tiếng Việt, dịch là "cơ chế game" nghe cũng không hoàn toàn chính xác (xem định nghĩa tại Wikipedia tiếng Anh và một số định nghĩa trong tiếng Việt. Tương tự như Marketing, người ta ưu tiên dùng từ này hơn là "tiếp thị" vì marketing "bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu và nhằm mục đích bán được hàng, thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp". Tiếp thị chỉ là giai đoạn đầu của quá trình marketing, tức là thử nghiệm sản phẩm khi nó mới được tung ra hay nói nôm na là một dạng "trick" trong marketing. Do đó, "tiếp thị" chỉ là một phần, một "dạng thức" marketing mà thôi. Dịch thuật không phải lúc nào cũng phải thúc ép mình tìm ra từ ngữ tương ứng trong tiếng Việt, cũng không phải vơ đại một từ ngữ nào đó gần giống vậy hoặc nghe xuôi tai để nhào nặn thành thuật ngữ mà điều cốt lõi, cứu cánh là làm sao cho người đọc hiểu đúng vấn đề mà văn bản gốc muốn truyền tải. Có nhiều cách để làm điều ấy: giữ nguyên văn bản gốc và phụ chú là một cách thức không tồi. Chúc bạn thành công 😉😉😉 🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵 02:28, ngày 30 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đã sửa Ok, tôi sẽ giữ nguyên từ gốc và thêm cước chú sau khi nghĩ lại. NGUYỄN THẢO LUẬN 06:53, ngày 30 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Theo quan điểm cá nhân, bạn cứ giữ nguyên tên gốc rồi ghi chú ở phía dưới. "Game mechanics" là một thuật ngữ chưa có trong tiếng Việt, dịch là "cơ chế game" nghe cũng không hoàn toàn chính xác (xem định nghĩa tại Wikipedia tiếng Anh và một số định nghĩa trong tiếng Việt. Tương tự như Marketing, người ta ưu tiên dùng từ này hơn là "tiếp thị" vì marketing "bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu và nhằm mục đích bán được hàng, thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp". Tiếp thị chỉ là giai đoạn đầu của quá trình marketing, tức là thử nghiệm sản phẩm khi nó mới được tung ra hay nói nôm na là một dạng "trick" trong marketing. Do đó, "tiếp thị" chỉ là một phần, một "dạng thức" marketing mà thôi. Dịch thuật không phải lúc nào cũng phải thúc ép mình tìm ra từ ngữ tương ứng trong tiếng Việt, cũng không phải vơ đại một từ ngữ nào đó gần giống vậy hoặc nghe xuôi tai để nhào nặn thành thuật ngữ mà điều cốt lõi, cứu cánh là làm sao cho người đọc hiểu đúng vấn đề mà văn bản gốc muốn truyền tải. Có nhiều cách để làm điều ấy: giữ nguyên văn bản gốc và phụ chú là một cách thức không tồi. Chúc bạn thành công 😉😉😉 🅻🅾🅽🅴🅻🆈 🆆🅾🅻🅵 02:28, ngày 30 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Trong ngữ cảnh này không dịch là "cơ chế" thì nên dịch là gì? Bài FF1, FF3 đã được soi rất kỹ nhưng không thấy ai phê phán "cơ chế game" là từ dùng sai cả.
- "Một số sản phẩm của dòng đã trở thành trò chơi bán chạy nhất." --- hơi khó hiểu, dòng gì?
- Đã sửa Trong ngữ cảnh của bài và câu tiếp theo thì là "dòng" là đang nhắc đến loạt game FF. Nếu bạn thấy khó hiểu thì tôi sửa lại.
- "Trong Final Fantasy I đời đầu tiên, Sakaguchi đã yêu cầu một đội ngũ sản xuất lớn hơn so với những sản phẩm trước đó của Square" -- không có đội nào là đội sản xuất lớn hơn cả nên thay cụm từ.
- "A larger production team". Square trước đó đã làm một số game rồi nên đội ngũ sản xuất game sau nhiều nhân lực hơn cũng không có gì lạ.
- "Nhân vật vẫn theo một khuôn mẫu nhưng có thể học kỹ năng bên ngoài lớp của họ" , gốc "characters still match an archetype, but are able to learn skills outside their class" -- characters số nhiều, dịch là nhân vật sau đó cụm từ "của họ" là câu chưa đồng nhất.
- Đã sửa
- "Một đánh giá chậm trễ, tiêu cực đến từ tạp chí Famitsu sau khi Dirge of Cerberus phát hành ám chỉ có một cuộc tranh cãi giữa tạp chí và Square Enix" -- hơi lủng củng
Tạm thời một ít, khi khác lại tiếp. A l p h a m a Talk 06:51, ngày 23 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Soi mỏi mắt mà không tìm ra lỗi, bài viết quá chất lượng. Chữ D viết ngược 💬Nói chuyện tí 14:16, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- ᗡ Tôi nghĩ bài này cũng phải chịu qua kha khá đắng cay ngọt bùi ở trên nên chất lượng mới được cải thiện như bạn nói. Dù sao cũng cảm ơn lời khen của bạn. ᴅᴇᴜs ᴇx ᴍᴀᴄʜɪɴᴀ 15:13, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Square Enix đã mở rộng series Final Fantasy sang nhiều loại phương tiện khác nhau. Square Enix has expanded the Final Fantasy series into various media. -- media không có nghĩa là phương tiện?
- Từ "phương tiện" không rõ nghĩa thì sửa thành "phương tiện truyền thông".
- Nhiều anime và phim CGI đã được sản xuất dựa trên từng game Final Fantasy riêng lẻ hoặc dựa trên toàn loạt trò chơi. --- "toàn loạt trò chơi", đây không phải là văn phong thông dụng.
- Đã sửa
- Hạn chế dùng từ "nó" quá nhiều. Ví dụ: "nó.. lại nó... và nó" thay bằng chủ từ để diễn đạt thuận tai hơn. Lưu ý không có nghĩa là phải hết từ "nó" mà là cân bằng cách dùng.
- Trong trường hợp chủ ngữ nhắc lại nhiều quá và cần thay chủ ngữ để tránh lặp từ thì tôi mới dùng.
- Bộ phim đã thành công về mặt thương mại[55][56][57][58] không như Spirit Within. The film, unlike The Spirits Within, became a commercial success -- hiểu ý nhưng dịch hơi khó hiểu với độc giả, đại loại 1 cách thành công, 1 cái thất bại? -- nên tìm cách dịch để độc giả dễ hiểu hơn.
- Nếu câu này có thể khiến 1 số người đọc không hiểu thì tôi Đã sửa
A l p h a m a Talk 06:07, ngày 2 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!