Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Dáng hình thanh âm (phim)
Kết quả: Đề cử thành công. BQ đủ số phiếu đồng ý cần thiết để đắc cử cũng như đạt đồng thuận giải quyết vấn đề trong phiếu chống, trong thời hạn ứng cử 30 ngày (19/12/2019 --> 18/1/2020) ~ 1 tháng
Một tác phẩm điện ảnh anime xuất sắc được tạo nên bởi xưởng phim lừng danh Kyōto Animation, ra mắt khán giả quốc tế vào năm 2016 và Việt Nam vào năm 2017. Bộ phim đã gặt hái thành công cả ở mặt doanh thu phòng vé lẫn phương diện chuyên môn, được đón nhận nồng nhiệt không chỉ ở Nhật mà còn từ khán giả ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm còn đặc biệt được Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản khuyến nghị khán giả nên thưởng thức. Tác giả bài viết là bạn Nacdanh, người chắp bút của bài viết chọn lọc Katsudō Shashin và là một trong những thành viên chủ lực của dự án Anime và Manga thời điểm hiện tại. Rất mong nhận những nhận xét, ý kiến đóng góp tích cực từ cộng đồng. Definitely Maybe Nhắn cho tôi 02:21, ngày 19 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" nếu ủng hộ bài viết thành bài viết chọn lọc
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/ý kiến khác.
Đồng ý
- Đồng ý Dù không được thuyết phục tuyệt đối nhưng sau một thời gian chỉnh sửa thì bài đã tạm ổn để trở thành BVCL. Xin bỏ một phiếu đồng ý. KhaiDo (thảo luận) 03:57, ngày 22 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Sau khi đáp ứng những nhận xét bên dưới, mình bỏ phiếu đồng ý với tư cách đề cử. Hi vọng sẽ có thêm nhiều thành viên tham gia nhận xét để ngày càng cải thiện và nâng cao chất lượng bài viết hơn nữa. Definitely Maybe Nhắn cho tôi 11:03, ngày 22 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Đồng ýMặc dù có đôi chút sơ sài, thiếu hình ảnh minh họa cho phim hoặc các nhân vật trong phim nhưng bài viết sau chỉnh sửa đã thành bài hoàn chỉnh. — thảo luận quên ký tên này là của Thehieuhd6 (thảo luận • đóng góp).- Phiếu không hợp lệ, thành viên có chưa đủ 200 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu. --minhhuy (thảo luận) 09:00, ngày 28 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Xin chào! Mình tên là Hongkytran! Mình đã đọc sơ qua bài viết này. Minh thấy bài viết này khá ổn và đầy đủ thông tin của 1 bộ phim. Vì vậy, mình đồng ý ứng cử chọn lọc bài viết Dáng hình thanh âm (phim). 12:58, ngày 1 tháng 1 năm 2020 (UTC)Hongkytran
Đồng ýBài viết đầy đủ, đã được chỉnh sửa nhiều lần để phù hợp với các góp ý cho phù hợp ý kiến. Đồng ý ứng cử. Huuduc94 (thảo luận) 07:30, ngày 14 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]- @Huuduc94: Xin lỗi vì gạch phiếu. Vì tài khoản của bạn không đủ điều kiện bình chọn. Vui lòng cập nhật quy định mới tại Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt. P.T.Đ (thảo luận) 20:52, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phản đối
Chưa đồng ýBài viết tốt về một chủ đề vẫn khan hiếm nội dung tại WP tiếng Việt. Dù rất hiểu thành ý muốn đa dạng ý kiến nhưng tôi không cảm thấy hài lòng vì việc sử dụng nguồn trích từ Zing (một trang tổng hợp giải trí không có giá trị báo chí, nếu đọc cụ thể thì link viết giống blog hơn là đánh giá nghệ thuật), GameK (một trang chuyên tổng hợp về trò chơi điện tử và thuộc về tập đoàn giải trí VCCorp chứ cũng không phải một cơ quan báo chí truyền thông) và Kilala (một trang tổng hợp tin và blog đúng nghĩa). DangTungDuong (thảo luận) 09:11, ngày 2 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]- Xin cảm ơn những nhận xét từ bạn DangTungDuong, với tư cách của người có quan tâm đến bài viết thì tôi xin phép trả lời như sau:
- 1, Đầu tiên, xét trường hợp của GameK và Kilala thì xét theo tiêu chí hẹp pháp luật Việt Nam hiện vẫn chưa (đang xem xét xây dựng quy chuẩn về báo/tạp chí năm 2020) nên có thể coi là chưa có quy định cụ thể theo tiêu chí luật định Việt Nam (tính theo tiêu chí hẹp địa phương Việt Nam, tất nhiên quy chuẩn mỗi quốc gia khác nhau) nên có thể tạm chấp nhận đưa vào mục "[| Nguồn tự xuất bản]". THeo quy tắc wikipedia Tiếng Việt thì "Trong một số trường hợp, nội dung tự xuất bản có thể được chấp nhận khi tác giả của nó là một chuyên gia nổi tiếng về chủ đề của mục từ, và tác giả này đã có công trình thuộc lĩnh vực liên quan được xuất bản bởi các nhà xuất bản độc lập đáng tin cậy. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi sử dụng các nguồn như vậy: nếu thông tin đang quan tâm thực sự đáng được nói đến, thì nhiều khả năng là nó đã được công bố bởi một nơi khác rồi". Do đó, tôi tán thành loại bỏ hai đối tượng trên.
- 2, Điều thứ hai về Zing, theo quy định địa phương từ phía Việt Nam và thông tin mô tả thì Zing được xét là báo điện tử với cơ quan chủ quản Hội Xuất bản Việt Nam, do Ngô Việt Anh tổng biên tập và chịu trách nhiệm pháp lý cũng như qua quá trình biên tập (theo định nghĩa báo chí định danh từ phía địa phương Việt Nam). Ngoài ra, đối chiếu quy tắc Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy của wikipedia tiếng Việt thì Zing sẽ được xét vào nhóm mục "Các cơ quan thông tấn báo chí" với miêu tả "Tài liệu từ các cơ quan thông tấn báo chí dòng chính được hoan nghênh, đặc biệt là những nguồn có thị trường lớn (the high-quality end of the market), chẳng hạn như The Washington Post của Mỹ, The Times của Anh, và hãng tin The Associated Press". Thêm nữa, đối chiếu Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được trong mục "Nguồn đáng tin cậy" thì wikipedia tiếng Việt định nghĩa "Nói chung, các nguồn đáng tin cậy nhất là các tạp chí có phản biện (peer review) và các cuốn sách xuất bản tại các nhà xuất bản đại học; sách giáo khoa đại học; tạp chí, tập san, và sách xuất bản tại các nhà xuất bản có uy tín; và trên báo chí chủ lưu (mainstream newspaper)". Rõ ràng, theo ý kiến của bạn nhận xét "việc sử dụng nguồn trích từ Zing (một trang tổng hợp giải trí không có giá trị báo chí, nếu đọc cụ thể thì link viết giống blog hơn là đánh giá nghệ thuật)" thì phải nói rõ hơn về Zing trong phạm trù hẹp hơn là bài viết thế nào là "blog" và thế nào về "nghệ thuật". Tất nhiên đây là quan điểm từ hiểu biết của tôi về cách nhìn nhận báo chí địa phương Việt Nam và không tránh khỏi sai sót. Tôi mong chờ câu trả lời từ bạn, tôi cũng mong rằng không phải dùng đến công cụ Wikipedia:Vô hiệu lá phiếu. Xin cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 11:56, ngày 4 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Không thể nói Zing là thông tấn (như AP, AFP, Reuters, Thông tấn xã VN) hay báo chí (như Washington Post, Le Monde, Nhân dân, Dân trí) vì họ không có phóng viên. Bao giờ bạn tìm cho tôi được "phóng viên của Zing" thì tôi đồng ý. Xin lỗi vì đây là lĩnh vực chuyên ngành nghề nghiệp của tôi, va chạm hàng ngày hàng tuần với cái trang Zing này, lạ gì họ. Chưa kể Zing còn từng là blacklist ở Wiki này vì là lá cải. Xuất bản là xuất bản, báo là báo. Không phải cứ thuộc cái hội xuất bản rồi bầu ra 1 ông Tổng biên tập (thực ra chỉ là giám đốc khảo thị) thì được coi là báo. Luận điểm của bạn không có tính thuyết phục vì không thực tế. DangTungDuong (thảo luận) 01:36, ngày 6 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn bạn DangTungDuong đã phản hồi. Tôi không hứng thú xét về lịch sử phát triển của "tờ báo" này lắm. Tôi chỉ có thắc mắc theo cách diễn giải của bạn mà theo cá nhân tôi phỏng đoán là "Zing không phải là báo". Vấn đề rất đơn giản là tôi sẽ xóa cái dòng bình luận phim của Zing là xong, rất đơn giản, tôi không có gì lưu luyến lắm với ý kiến của duy nhất nguồn đó cả. Nhưng tôi chỉ thắc mắc là nếu Zing (một nguồn tin tức tại Việt Nam, phỏng đoán vậy) không phải là báo thì tại sao đối tượng này vẫn được tham gia các giải thưởng về báo chí tại Việt Nam? Tôi có thể dẫn chứng như: [| Trao giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam’ năm 2019], [| Zing.vn đoạt giải B giải báo chí Búa liềm vàng 2018]. Hãy giúp tôi trả lời thắc mắc nhỏ này. Khi đó tôi không còn phàn nàn bất kỳ điều gì và đáp ứng xóa bỏ nguồn Zing khỏi bài để đảm bảo quy chuẩn bài viết. Xin cảm ơn.Nacdanh (thảo luận) 13:55, ngày 6 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- 2 giải của bạn thực ra là giải "tuyên truyền" cấp bộ (Bộ GD&ĐT) và của Đảng chứ không phải giải báo chí (hiện chỉ có Giải báo chí quốc gia và Giải thông tin đối ngoại quốc gia). Đúng là việc thêm nguồn tiếng Việt là cần thiết nhưng cũng nên chọn lọc, cá nhân tôi thấy bài có VnExpress đã là đủ. DangTungDuong (thảo luận) 08:03, ngày 7 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin cảm ơn DangTungDuong về những thông tin bạn cung cấp (cá nhân tôi thấy hơi lạ về khoản tuyên truyền này trong hệ thống chính trị tại Việt Nam), tôi đã xóa bỏ nguồn chưa đủ điều kiện. Do sức người có hạn, hy vọng bạn tiếp tục quan tâm và góp ý thêm để bài viết hoàn thiện. Một lần nữa xin cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 08:50, ngày 7 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- "Tuyên truyền" ở Việt Nam là giải thưởng được tổ chức ở mọi cơ quan cấp bộ (ví dụ, giải báo chí về chống "Lao động trẻ em", giải "Báo chí tài nguyên môi trường",...) và cấp tỉnh (ví dụ, giải báo chí "Nụ cười Hạ Long", giải báo chí Quảng Ninh, giải báo chí Tp. HCM...). Ngoài ra còn có giải thưởng tuyên truyền cấp Nhà nước, ví dụ như giải thưởng về "Biển Đông Việt Nam", hay các giải báo chí về thành lập Đảng (như giải "Búa liềm vàng"), sự nghiệp HCM,... Tính báo chí và thời sự của các giải này thì ít, vì chủ yếu là nghiên cứu, quảng bá và "tuyên truyền". Cám ơn bạn đã hiểu ý kiến đóng góp của tôi, tôi sẽ đọc lại bài trước khi gạch phiếu. DangTungDuong (thảo luận) 02:31, ngày 8 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin cảm ơn DangTungDuong về những thông tin bạn cung cấp (cá nhân tôi thấy hơi lạ về khoản tuyên truyền này trong hệ thống chính trị tại Việt Nam), tôi đã xóa bỏ nguồn chưa đủ điều kiện. Do sức người có hạn, hy vọng bạn tiếp tục quan tâm và góp ý thêm để bài viết hoàn thiện. Một lần nữa xin cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 08:50, ngày 7 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- 2 giải của bạn thực ra là giải "tuyên truyền" cấp bộ (Bộ GD&ĐT) và của Đảng chứ không phải giải báo chí (hiện chỉ có Giải báo chí quốc gia và Giải thông tin đối ngoại quốc gia). Đúng là việc thêm nguồn tiếng Việt là cần thiết nhưng cũng nên chọn lọc, cá nhân tôi thấy bài có VnExpress đã là đủ. DangTungDuong (thảo luận) 08:03, ngày 7 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn bạn DangTungDuong đã phản hồi. Tôi không hứng thú xét về lịch sử phát triển của "tờ báo" này lắm. Tôi chỉ có thắc mắc theo cách diễn giải của bạn mà theo cá nhân tôi phỏng đoán là "Zing không phải là báo". Vấn đề rất đơn giản là tôi sẽ xóa cái dòng bình luận phim của Zing là xong, rất đơn giản, tôi không có gì lưu luyến lắm với ý kiến của duy nhất nguồn đó cả. Nhưng tôi chỉ thắc mắc là nếu Zing (một nguồn tin tức tại Việt Nam, phỏng đoán vậy) không phải là báo thì tại sao đối tượng này vẫn được tham gia các giải thưởng về báo chí tại Việt Nam? Tôi có thể dẫn chứng như: [| Trao giải báo chí ‘Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam’ năm 2019], [| Zing.vn đoạt giải B giải báo chí Búa liềm vàng 2018]. Hãy giúp tôi trả lời thắc mắc nhỏ này. Khi đó tôi không còn phàn nàn bất kỳ điều gì và đáp ứng xóa bỏ nguồn Zing khỏi bài để đảm bảo quy chuẩn bài viết. Xin cảm ơn.Nacdanh (thảo luận) 13:55, ngày 6 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Không thể nói Zing là thông tấn (như AP, AFP, Reuters, Thông tấn xã VN) hay báo chí (như Washington Post, Le Monde, Nhân dân, Dân trí) vì họ không có phóng viên. Bao giờ bạn tìm cho tôi được "phóng viên của Zing" thì tôi đồng ý. Xin lỗi vì đây là lĩnh vực chuyên ngành nghề nghiệp của tôi, va chạm hàng ngày hàng tuần với cái trang Zing này, lạ gì họ. Chưa kể Zing còn từng là blacklist ở Wiki này vì là lá cải. Xuất bản là xuất bản, báo là báo. Không phải cứ thuộc cái hội xuất bản rồi bầu ra 1 ông Tổng biên tập (thực ra chỉ là giám đốc khảo thị) thì được coi là báo. Luận điểm của bạn không có tính thuyết phục vì không thực tế. DangTungDuong (thảo luận) 01:36, ngày 6 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Y Tôi đồng ý gạch phiếu. DangTungDuong (thảo luận) 07:41, ngày 8 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn DangTungDuong vì những đóng góp quý báu của bạn đối với bài viết. Hy vọng bạn sẽ thưởng thức bộ phim khá hay này (theo ý kiến chủ quan của tôi).--Nacdanh (thảo luận) 10:23, ngày 8 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến @Mintu Martin: Bài còn nhiều lỗi chính tả + thiếu thống nhất về định dạng (ví dụ như các tên phim vẫn chưa được in nghiêng). Mình đã sửa một vài rồi, phần còn lại nhờ bạn hết đấy. Nếu như hai lỗi trên được khắc phục thì mình sẽ không còn lý do gì khác để một lá phiếu Đồng ý. Chúc bạn đề cử thành công. KhaiDo (thảo luận) 10:03, ngày 19 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- @Mintu Martin: Xin rút lại ý kiến ban đầu. Mình đọc lại thì thấy còn có vài lỗi khác nữa:
- Trong mục Tranh cãi ghi là 5 lý do nhưng liệt kê tới 6!
- Trong mục Giải thưởng và đề cử, Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Anim’est lần thứ 12 được tổ chức năm 2017 nhưng chưa quyết định kết quả đoạt giải hay đề cử?
- Đó là những ý kiến và thắc mắc của mình, hi vọng bạn sẽ giải thích và sửa lỗi trên trang nếu có. KhaiDo (thảo luận) 10:13, ngày 21 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Q.Khải Mình đã sửa chỗ "giải thưởng và đề cử", còn những lỗi trên đang khắc phục dần. Cho hỏi Q. Khải những lỗi chính tả tập trung chủ yếu ở những đoạn nào vậy, vì bài này khá dài nên mình đang gặp khó khăn trong việc soát tìm lỗi. Definitely Maybe Nhắn cho tôi 13:42, ngày 21 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Khúc ấn phẩm nên để thường thôi đừng in đậm.DoraMoon (thảo luận) 04:53, ngày 20 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- @DoraMoon Mình không hiểu ý bạn lắm, bạn giải thích rõ hơn được không? Definitely Maybe Nhắn cho tôi 13:42, ngày 21 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- @Mintu Martin: Ý bạn DoraMoon là sửa mấy cái tựa đề vì lúc trước được in đậm nhưng mình đã sửa rồi nên trong phiên bản hiện hành bạn không thấy. Còn những lỗi chính tả mình tình cờ gặp trong lúc sửa đổi, cũng không rõ ở đâu nữa nên xin lỗi mình không thể chỉ ra đoạn nào có nhiều lỗi chính tả được. Mà mình cũng sửa nhiều cái rồi nên không biết bây giờ còn lỗi chính tả hay không. Phiền bạn kiểm tra giúp vậy. KhaiDo (thảo luận) 13:50, ngày 21 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Q.Khải Mình vừa check lại một lượt nữa thì chưa tìm thêm lỗi chính tả nào. Chắc là tạm ổn rồi. Nếu còn lỗi mà mình chưa phát hiện thì chỉ ở mức độ rải rác cũng không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng bài lắm và có thể sửa trực tiếp nhanh gọn luôn!! Definitely Maybe Nhắn cho tôi
- @Mintu Martin: Ý bạn DoraMoon là sửa mấy cái tựa đề vì lúc trước được in đậm nhưng mình đã sửa rồi nên trong phiên bản hiện hành bạn không thấy. Còn những lỗi chính tả mình tình cờ gặp trong lúc sửa đổi, cũng không rõ ở đâu nữa nên xin lỗi mình không thể chỉ ra đoạn nào có nhiều lỗi chính tả được. Mà mình cũng sửa nhiều cái rồi nên không biết bây giờ còn lỗi chính tả hay không. Phiền bạn kiểm tra giúp vậy. KhaiDo (thảo luận) 13:50, ngày 21 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- @DoraMoon Mình không hiểu ý bạn lắm, bạn giải thích rõ hơn được không? Definitely Maybe Nhắn cho tôi 13:42, ngày 21 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Ngay trong phần mở đầu của bài có một thông tin khá thú vị nhưng lại không có nguồn: "Bộ phim đã có nhiều buổi công chiếu dành cho người khiếm thính tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới." Bạn có thể tìm nguồn nào để kiểm chứng cho thông tin này không? —Trongnhan (Thảo luận) 04:30, ngày 23 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- @Tran Trong Nhan: Phần mở đầu thường không có nguồn, vì thông tin đó đã nằm tại nội dung bài ở mục #Chiếu rạp (trừ phi là thông tin đặc biệt quan trọng có thể gây tranh cãi). Ngược lại, tôi đề xuất người viết bỏ hết các chú thích nguồn trong phần mở đầu đi thay vì để lởm chởm cái có cái không như hiện tại. --minhhuy (thảo luận) 04:34, ngày 23 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Theo mình thì để chú thích nguồn như vậy để người đọc dễ kiểm chứng thông tin hơn thôi, nếu bỏ đi thì sẽ khó kiểm chứng hơn đối với những người đọc Wikipedia thông thường. —Trongnhan (Thảo luận) 13:45, ngày 23 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Y Thực ra bác Minh Huy nói một phần cũng có lý đấy bạn Tran Trong Nhan, các đoạn intro thì nên tiết chế những nguồn không cần thiết tránh gây rối mắt cho độc giả, vì nếu họ muốn kiểm chứng thông tin thì họ sẽ phải tra cứu kĩ ở các đề mục phía dưới. Nếu mà cho nguồn chỉ để kiểm chứng thông tin ở đoạn intro thì còn cần xây dựng chi tiết các đề mục bên dưới làm gì nữa? Mình sẽ từ từ tìm cách rút gọn các nguồn sau nhé! Definitely Maybe Nhắn cho tôi 15:13, ngày 23 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Theo mình thì để chú thích nguồn như vậy để người đọc dễ kiểm chứng thông tin hơn thôi, nếu bỏ đi thì sẽ khó kiểm chứng hơn đối với những người đọc Wikipedia thông thường. —Trongnhan (Thảo luận) 13:45, ngày 23 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- @Tran Trong Nhan: Phần mở đầu thường không có nguồn, vì thông tin đó đã nằm tại nội dung bài ở mục #Chiếu rạp (trừ phi là thông tin đặc biệt quan trọng có thể gây tranh cãi). Ngược lại, tôi đề xuất người viết bỏ hết các chú thích nguồn trong phần mở đầu đi thay vì để lởm chởm cái có cái không như hiện tại. --minhhuy (thảo luận) 04:34, ngày 23 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Mình có thêm một ý kiến nữa là tên của phim có nên viết hoa không? Cái áp phích ghi là "Dáng Hình Thanh Âm", còn tên tiếng Anh là "A Silent Voice", tên tiếng Nhật "Koe no Katachi", riêng tên gốc 聲の形 thì mình không biết là viết hoa hay thường. Này là mình thấy có hơi khác biệt thôi, tên hiện tại cũng chẳng vấn đề gì cả. —Trongnhan (Thảo luận) 13:40, ngày 23 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Y Tran Trong Nhan Cái này là mình làm theo quy tắc đặt tên các bài phim ảnh đang được gắn sao CL/BVT thôi bạn. Ví dụ như bài Star Wars: Thần lực thức tỉnh chẳng hạn, dù tên nguyên gốc tiếng Anh, Star Wars: The Force Awaken đều được viết hoa hết. Cái này đã nằm trong cẩm nang về đặt tên phim trên wiki tiếng Việt rồi bạn! Definitely Maybe Nhắn cho tôi 15:19, ngày 23 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- ở hạng mục lồng tiếng, còn vài chỗ trống. Mà mình thì thấy chỉ nên để tên diễn viên lồng tiếng gốc và tiếng Việt (nếu có) thôi. Còn mấy lồng tiếng ngôn ngữ khác nếu không đầy đủ nên lược bỏ để đảm bảo chất lượng bài. DoraMoon (thảo luận) 04:07, ngày 24 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Gửi bạn Mintu Martin: Sau vài ngày rồi mà vẫn chưa thấy hồi đáp nào thêm của bạn cộng với vấn đề mà minhhuy đã nêu vẫn chưa đi đến thống nhất cuối cùng. Do không rành về chủ đề này nên mình không thể giúp gì được. Bài cũng đã hoàn chỉnh rồi nhưng chưa thể cho phiếu đồng ý được vì vẫn còn các ý kiến. —Trongnhan (Thảo luận) 17:56, ngày 27 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Xin lỗi Tran Trong Nhan, chủ yếu vì mình mất thời gian chỉnh cái bảng phân vai ở trang nháp do xóa các cột tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý và tiếng Đức như yêu cầu của bạn DoraMoon và phần hiển thị bị lỗi liên tục. Cuối cùng thì giờ bảng phân vai đã đẹp rồi. Còn phần intro bài mình cũng đã tiết chế lại giờ chỉ còn 3 nguồn để độc giả dễ đọc hơn! Mời các bạn tiếp tục nhận xét! Definitely Maybe Nhắn cho tôi 09:25, ngày 29 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Mình kiểm tra kĩ thì thấy bố cục bài có một vấn đề, đó là phân bổ đề mục nhân vật & đề mục lồng tiếng. Nếu tách ra riêng như hiện tại thì phần nhân vật sẽ phải giới thiệu sơ lược về các nhân vật trong phim cho mọi người biết (không ghi thông tin lồng tiếng) còn thông tin về người lồng tiếng nên chuyển bảng xuống đề mục lồng tiếng mới đúng hợp lý. DoraMoon (thảo luận) 11:52, ngày 1 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin lỗi Tran Trong Nhan, chủ yếu vì mình mất thời gian chỉnh cái bảng phân vai ở trang nháp do xóa các cột tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý và tiếng Đức như yêu cầu của bạn DoraMoon và phần hiển thị bị lỗi liên tục. Cuối cùng thì giờ bảng phân vai đã đẹp rồi. Còn phần intro bài mình cũng đã tiết chế lại giờ chỉ còn 3 nguồn để độc giả dễ đọc hơn! Mời các bạn tiếp tục nhận xét! Definitely Maybe Nhắn cho tôi 09:25, ngày 29 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Gửi bạn Mintu Martin: Sau vài ngày rồi mà vẫn chưa thấy hồi đáp nào thêm của bạn cộng với vấn đề mà minhhuy đã nêu vẫn chưa đi đến thống nhất cuối cùng. Do không rành về chủ đề này nên mình không thể giúp gì được. Bài cũng đã hoàn chỉnh rồi nhưng chưa thể cho phiếu đồng ý được vì vẫn còn các ý kiến. —Trongnhan (Thảo luận) 17:56, ngày 27 tháng 12 năm 2019 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Xin cảm ơn Mintu Martin đã quan tâm đến bài viết này, với tư cách là người từng biên tập tôi sẽ cố gắng hoàn thiện trong khả năng có thể. Thú thực, cá nhân tôi không thường xuyên đóng góp được và có "nhiều cám dỗ" từ bên ngoài cũng như không có ý định phát triển bài nhưng vì sự nhiệt huyết của bạn nên tôi sẽ hoàn thiện thêm về bài viết này trong khả năng. Xin cảm ơn vì sự nhiệt huyết đó.--Nacdanh (thảo luận) 12:02, ngày 4 tháng 1 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!