Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Cleopatra VII
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Đề cử thành công với 3 phiếu đồng ý sau hơn 1 tháng.
Kết quả: Đề cử thành công với 3 phiếu đồng ý sau hơn 1 tháng.
Bài này được mình với bạn Ledinhthang hợp tác dịch từ bài chọn lọc bên Wikipedia tiếng Anh gần 2 năm trước, từng đề cử CL một lần nhưng vào khoảng thời gian đó ở đây hơi vắng, nên không có đủ phiếu. Mình thấy hiện tại khu vực này đang được quan tâm nhiều hơn nên quyết định tái đề cử.--A thảo luận 07:37, ngày 15 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Hướng dẫn đánh giá
- Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết chọn lọc
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.
Đồng ý
- Đồng ý Chấp thuận. Thân mến – Le Duc Anh (thảo luận) 15:12, ngày 11 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài này do mình và A dịch nên mình cũng thấy không có vấn đề gì nữaλεδινηtηανγ (thảo luận) 10:54, ngày 13 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài viết đạt chuẩn chọn lọc. Tuy vậy, trong bài vẫn còn một số liên kết thừa, lặp lại nhiều lần, nhìn khá rối mắt. Anewplayer (thảo luận) 11:22, ngày 14 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phản đối
Chưa đồng ýBài còn lỗi chú thích, nhiều chỗ được chưa được Việt hóa như tên các đại học và nhà xuất bản đại học (VD: Cambridge University Press phải đổi thành Nhà xuất bản Đại học Cambridge, University of Chicago đổi thành Đại học Chicago,...). E = mc2 04:04, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]- Q.Khải Cá nhân tôi thấy lấy yếu tố đầu tiên để phản đối là hợp lý nhưng yếu tố thứ hai: phải Việt Hóa chú thích tên các NXB thì hơi thiếu hợp lý. Lý do là rất nhiều bài viết về các nhân vật lịch sử trước đây được gắn sao đều để nguyên tên gốc của các nhà xuất bản. Ví dụ: Basiliscus, Demosthenes, Elizabeth I của Anh, Julius Caesar... Nếu đây là yếu tố đánh giá chất lượng BVCL thì phải áp dụng cả các yếu tố này để cân nhắc rút/giáng sao các bài về nhân vật lịch sử này. Việc này sẽ gây ra nhiều rắc rối lẫn phiền phức không đáng có. Mong bạn suy nghĩ thêm. Trân trọng! 3 ▪ 14 05:58, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mình có ý kiến là "University of Chicago đổi thành Đại học Chicago" thì hợp lý, nhưng "Cambridge University Press phải đổi thành Nhà xuất bản Đại học Cambridge" thì không đúng lắm. Ví dụ, sách VN có quyển ghi NXB Công an nhân dân thì có dịch sách bán ở Anh ở Mỹ vẫn phải giữ nguyên, danh từ đó nó trở thành danh từ riêng nếu dịch ra tiếng Anh rồi người ta sẽ không còn biết NXB thật ra tên gì, người ta không có cách nào tìm được chính xác nhà xuất bản trong muôn vạn nhà xuất bản. Ví dụ khác là NXB Sự thật của VN và "NXB Sự thật" (nếu mình nhớ không lầm) của Liên Xô trong tiếng Nga. M 07:18, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Q.Khải Mình đã Việt hóa một số danh xưng ở mục Nguồn, ví dụ "Cambridge University Press thành NXB Đại học Cambridge, University of Chicago thành Đại học Chicago..." Tuy nhiên còn một số tên thì phải để nguyên ví dụ như "Penguin Group", "Lucent Books", vì chẳng lẽ lại dịch thành "Nhóm chim cánh cụt". Ngoài ra thì lỗi chú thích với link chết mình cũng đã fix rồi.--A thảo luận 19:28, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- A Sau khi nghe các thành viên khác nói thì mình đã suy nghĩ lại và đồng tình là chỉ nên Việt hóa tên đại học, không cần Việt hóa tên nhà xuất bản, nhưng lại không hồi đáp kịp thời khiến bạn phải tốn công sửa, mình rất xin lỗi! Mình thấy lỗi chú thích cũng đã được khắc phục nên xin tạm gạch phiếu chống, còn vấn đề gì mình sẽ ý kiến sau. E = mc2 01:15, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Q.Khải Mình đã Việt hóa một số danh xưng ở mục Nguồn, ví dụ "Cambridge University Press thành NXB Đại học Cambridge, University of Chicago thành Đại học Chicago..." Tuy nhiên còn một số tên thì phải để nguyên ví dụ như "Penguin Group", "Lucent Books", vì chẳng lẽ lại dịch thành "Nhóm chim cánh cụt". Ngoài ra thì lỗi chú thích với link chết mình cũng đã fix rồi.--A thảo luận 19:28, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mình có ý kiến là "University of Chicago đổi thành Đại học Chicago" thì hợp lý, nhưng "Cambridge University Press phải đổi thành Nhà xuất bản Đại học Cambridge" thì không đúng lắm. Ví dụ, sách VN có quyển ghi NXB Công an nhân dân thì có dịch sách bán ở Anh ở Mỹ vẫn phải giữ nguyên, danh từ đó nó trở thành danh từ riêng nếu dịch ra tiếng Anh rồi người ta sẽ không còn biết NXB thật ra tên gì, người ta không có cách nào tìm được chính xác nhà xuất bản trong muôn vạn nhà xuất bản. Ví dụ khác là NXB Sự thật của VN và "NXB Sự thật" (nếu mình nhớ không lầm) của Liên Xô trong tiếng Nga. M 07:18, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Q.Khải Cá nhân tôi thấy lấy yếu tố đầu tiên để phản đối là hợp lý nhưng yếu tố thứ hai: phải Việt Hóa chú thích tên các NXB thì hơi thiếu hợp lý. Lý do là rất nhiều bài viết về các nhân vật lịch sử trước đây được gắn sao đều để nguyên tên gốc của các nhà xuất bản. Ví dụ: Basiliscus, Demosthenes, Elizabeth I của Anh, Julius Caesar... Nếu đây là yếu tố đánh giá chất lượng BVCL thì phải áp dụng cả các yếu tố này để cân nhắc rút/giáng sao các bài về nhân vật lịch sử này. Việc này sẽ gây ra nhiều rắc rối lẫn phiền phức không đáng có. Mong bạn suy nghĩ thêm. Trân trọng! 3 ▪ 14 05:58, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến Bài ổn nhưng do lâu chưa cập nhật nên vài link đã chuyển hướng (xanh) hoặc đã chết. (Link) Khi nào vấn đề trên được giải quyết tôi sẽ ủng hộ. 3 ▪ 14 06:08, ngày 16 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Còn nhiều chỗ lặp dẫn chứng. Ngoài ra sửa hết các link xanh dương, cam, đỏ trong bài. Viết bài chủ đề này không phải dễ, nhất là các bài dung lượng lớn. Nhưng tôi cho rằng các bạn đã làm tốt. — MessiM10 14:47, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Quao [ Lãnh chúa Viwiki ]thảo luận 15:16, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @CVQT: Link màu đỏ thì mình thay hết rồi còn link xanh thì vẫn truy cập được vào bình thường, không rõ bị lỗi server gì. Mà dẫn chứng bị lặp thì kiểm tra ở đâu vậy bạn nhỉ? Lâu ngày quá nên mình quên mất cái tool kiểm tra chú thích lặp ở đâu rồi -- thảo luận 07:36, ngày 20 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Quao [ Lãnh chúa Viwiki ]thảo luận 15:16, ngày 17 tháng 4 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến @A ơi tôi đưa ra một số ý kiến:
- 1. "bà là con gái của vị pharaon nhà Ptolemaios Ptolemaios XII Auletes và một người mẹ không rõ danh tính, có lẽ là Cleopatra VI Tryphaena", "Cleopatra có lẽ đã học tập tại Musaeum" --> Sử dụng từ "có lẽ" có thể khiến người đọc hiểu nhầm bạn đưa phỏng đoán cá nhân vào bài. Trong bài bạn cũng sử sụng nhiều phỏng đoán "có lẽ" thế này. Trường hợp có nguồn dẫn chứng, bạn có thể viết thành "Nhiều nguồn tin/nghiên cứu/tài liệu cho rằng/cho biết"
- 2. Bạn có định viết bài Giai đoạn đầu đời của Cleopatra VII không? Tôi nghĩ bạn cần rút gọn phần Thời thơ ấu, giáo dục và lưu vong. Trong phần này có đoạn 3 chỉ để nói về tập tục hôn nhân và các loại vua Ptolemaios, không liên quan gì đến chủ thể chính Cleopatra VII. Bên dưới cũng có đoạn về Ptolemaios XII bị lưu vong cũng không liên quan đến Cleopatra VII. Mục này quá dài dòng và lệch trọng tâm, đôi khi chỉ mang tính chất kể lể dẫn truyện. Việc tách ra thành bài riêng là cần thiết.
- 3. "tiếng Syria (Syria?)" nghĩa là gì?
- 4. Bài viết vẫn sử dụng cách đánh thập phân kiểu Mỹ (chấm, phẩy thập phân). Tôi có sửa một chút nhưng có thể còn sót. Bạn check lại nhé.
- 5. Sử dụng nhiều cách xưng hô "ông ta", "bà ta" mà theo tôi nghĩ không phù hợp với một bài viết bách khoa.
- 6. Có chỗ viết "đặc ân đặc biệt sacrosanctity" là gì?
- 7. Đoạn đầu tiên của mục Trận Actium cũng có vẻ chỉ là dẫn truyện không đi vào trọng tâm chính. Đoạn này nên cho vào bài viết riêng về Trận Actium là được.
- Tôi chỉ rà qua bài viết và đưa ra một vài ý kiến được thôi vì tôi không đủ khả năng để thẩm định bài viết này. Khối lượng thông tin bài viết vô cùng đồ sộ. Bạn nên mời thêm các chuyên ga trong lĩnh vực vào thẩm định và cho ý kiến nhé. Cá nhân tôi thấy đây là một bài viết rất tốt và vô cùng đầu tư, sử dụng các thuật ngữ lịch sử rất tốt. Thân, NXL (thảo luận) 18:49, ngày 9 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @NXL1997: Mình cảm ơn bạn rất nhiều vì đã chỉ rõ những điểm cần khắc phục như vậy. Phần "Thời thơ ấu, giáo dục và lưu vong" thì mình đã chia ra thành 3 mục khác nhau như "Bối cảnh lịch sử", "Lưu vong của cha"... giống phiên bản hiện tại của bên en để trình bày thông tin một cách hợp lý hơn mà không cần thiết phải tách ra bài con. Cái thuật ngữ Sacrosanctity thì mình đã thêm chú thích giải nghĩa ở cuối câu. Và để khỏi lạm dụng quá nhiều chữ "ông ta" "bà ta" thì mình đã sử dụng những từ ngữ hợp lý để thay thế; những câu không thể thay thế thì mình đã sửa lại cấu trúc câu đó để loại bỏ hẳn từ này đi. Về mục trận Actium thì quả đúng là phần lớn thông tin trong mục là đề cập đến những sự kiện dẫn đến trận đánh này và chỉ có một phần nhỏ đề cập đến trận đánh thực sự. Tuy nhiên do những thông tin này mình cảm thấy đều khá quan trọng, nên thay vì xóa, mình đã đổi tên đề mục thành "Xung đột với Octavianus và trận Actium" để thông tin trong mục tương ứng với tiêu đề hơn. Về việc sử dụng hơi nhiều từ "có lẽ" thì đó là do mình muốn giữ nguyên bản theo bên en và bên họ sử dụng "perhaps" hay "presumably" rất nhiều. Vì thông tin thời kỳ này ghi chép chưa đầy đủ, nên nhiều thông tin là do các nhà nghiên cứu suy luận ra nên mình nghĩ là nếu dùng từ "có lẽ" có lẽ cũng hợp lý, quan trọng là ở cuối mỗi câu đều phải có nguồn đàng hoàng. -- thảo luận 03:59, ngày 10 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Sao ko mời chào các thành viên cho ý kiến vậy bạn, ko lẽ bỏ luôn2001:EE0:5692:9CF0:80C3:620E:7380:C747 (thảo luận) 06:19, ngày 10 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!