Wikipedia:Đề nghị rút sao bài viết chọn lọc/Roma
Mục lục
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Đồng ý rút sao (7 rút/2 giữ).42.119.96.105 (thảo luận) 05:15, ngày 29 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Kết quả: Đồng ý rút sao (7 rút/2 giữ).42.119.96.105 (thảo luận) 05:15, ngày 29 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Roma là thủ đô của Ý. Kể từ khi trở thành BVCL từ tháng 4 năm 2019, chất lượng bài viết đã ngày một xuống cấp. Thông tin lỗi thời, bày trí bố cục lộn xộn, câu cú lủng củng, quá nhiều nguồn bị lỗi, v.v. Theo mình thì nó đã không đủ đáp ứng để giữ sao vàng được nữa. Mong các bạn góp ý phía dưới 😊😊 Hongkytran (thảo luận) 05:10, ngày 30 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Đồng ý
- Đồng ý Bài hiện tại gặp rất nhiều vấn đề như trình bày cước chú lộn xộn, sử dụng nguồn không rõ tin cậy với nội dung sa vào tiểu tiết. Xin tag tác giả gốc @Rémy Lee để xem xét và cải thiện bài. Squirrel (talk) 08:42, ngày 30 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tính ra định dạng nguồn có thể dễ dàng sửa được cho thống nhất, nhưng tôi thấy bài còn vấn đề nghiêm trọng hơn. Thứ nhất, 72 hình ảnh đứng riêng, chưa kể vài thư viện ẩn khác nữa, là quá nhiều cho một bài thế này. "Một bức ảnh đáng giá nghìn câu chữ", nhưng lạm dụng đến mức tham lam thì không tốt chút nào. Thứ hai, dung lượng 27.000 từ ở thời điểm tôi viết bình luận này là quá dài. Tôi không biết bài này đi quá sâu vào tiểu tiết ở đâu, nhưng con số trên chỉ báo rằng bài đã không tận dụng tốt "văn phong tóm tắt" để đạt dung lượng tối ưu và trở nên súc tích hơn cho độc giả. Một số vấn đề khác đã có người chỉ ra rồi nên xin phép không bình luận thêm. Nói thật lòng là dù rất trân trọng công lao chắp bút và biên tập để được gắn sao, nhưng thử đọc kỹ lại xong, tôi chỉ còn biết thốt lên "Hết cứu!" Mong là tác giả sẽ sớm quay lại cập nhật và chỉnh sửa cho tốt hơn, mặc dù nếu xét theo chu kỳ hoạt động hai năm một lần của bạn ấy thì tôi cũng không hy vọng vào đó quá nhiều. Thuyhung2112 (thảo luận) 09:32, ngày 30 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Trường hợp này bất khả thi rồi 🥲🥲 Hongkytran (thảo luận) 12:09, ngày 30 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý thôi chịu khó sửa bài bạn chủ xị nhé, rồi ứng cử lại cũng được - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 06:55, ngày 6 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Xuống cấp quá nặng. Thế vận hội Mùa hè 2024 🇫🇷🥇🥈🥉⚽️🏀 08:45, ngày 6 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Mình để ý các bài viết trước bài đề cử mới nhất của bạn Remy (mà mình đã kiểm tra khá kỹ và yêu cầu sửa lại) chứa rất nhiều vấn đề. Vấn đề lớn nhất trong đó là sử dụng nguồn có chất lượng tạp nham, nguồn tự xuất bản, nguồn blog trộn lẫn vô nguồn uy tín. Cái này vì không ai biết về tiếng Ý và cũng tin tưởng thành viên nên chỉ kiểm tra phần nội dung chứ mặc định nguồn của bài là ổn. Vấn đề thứ hai từ ngữ sử dụng thiếu trung lập, như tại bài này ngay đoạn đầu có sử dụng câu "Roma mang đẳng cấp của một thành phố toàn cầu" (nguồn chú chỉ dẫn theo các tài liệu thống kê, không nhắc gì đến câu này), thể hiện thiên kiến cá nhân rõ ràng của tác giả. Chỉ hai vấn đề này thôi, đặc biệt là vấn đề về nguồn, ở đây đã đủ để giáng hoặc rút sao BVCL đối vs bài viết này. Nguyenmy2302 (thảo luận) 08:54, ngày 7 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài nhiều chỗ không nguồn, không nguồn cho thông tin về cái tên La Mã, phụ chú cũng không có nguồn. Phần lịch sử tham thông tin và hình ảnh quá, các thành phố lớn khác ở châu Âu thành phố nào lịch sử cũng "hoành tá tràng" chứ không chỉ riêng gì Roma. Cách giải quyết là tạo thêm bài Lịch sử Roma, bên đó tha hồ viết dài, còn bên đây chỉ viết cô đọng thôi. Mục Giao thông cũng vậy. Mục Kiến trúc bị sa đà vào kể lể nhiều về lịch sử kiến trúc vì không có bài con, nhiều đoạn thì không nguồn. Còn lỗi trình bày thì xuống phần nguồn là thấy ngay: nhiều nguồn không đề tên tác giả, nơi xuất bản, nguồn số 155 có mỗi cái link trụi lủi, nguồn 124 là nguồn tự xuất bản IMDB, nguồn 202, 350, 401 chỉ có link và tên bài, nguồn sách 171, 183, 184, 187, 216 thiếu số trang. Tài liệu số 416 cũng thiếu số trang, biết kiểm chứng trang nào trong tổng số 21 trang? Nguồn 404 và 405 chưa dịch. Băng Tỏa 14:19, ngày 20 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Phản đối
- Chưa đồng ý Bài này so với nhiều BVCL (bị xuống cấp) thì vẫn còn tốt chán. Tôi chỉ ủng hộ rút sao ở những trường hợp bài bị xuống cấp "một cách nghiêm trọng". Nên giáng sao xuống thành BVT thay vì rút sao như vậy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:43, ngày 30 tháng 7 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- Chưa đồng ý Tôi đồng tình với Phú. Nếu bài nào lỗi thời cũng bị rút sao chọn lọc như thế này, thì chẳng mấy chốc số BVCL mất sao sẽ quá một nửa. Mà nhân lực viết BVCL còn hạn chế, tôi không tin là số bài phong sao sẽ bù được số bài mất sao. Nói chung là không ổn, cần xem xét lại. Jimmy Blues ♪ 13:11, ngày 5 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến mình ko đồng ý với quan điểm "sa vào tiểu tiết" của bạn SecretSquirrel1432. bài này viết như vậy gồm nhiều đề mục với nhiều nội dung liên quan 1 thành phố, nó phác họa mọi thứ về 1 thành phố. điều này là đầy đủ, rất tốt, nội dung cũng cân đối các phần, ko quá dài từng phần. chả qua là xét tổng quan cả bài thấy dài thôi. đó là cảm giác tổng quan. nếu đặt mục tiêu bạn tìm thông tin cụ thể về thành phố lớn này thì sẽ thấy nó cũng chỉ tầm 3 đoạn viết, cung cấp thông tin như vậy cũng vừa phải rồi. về hình ảnh, nhiều hình ảnh như vậy sẽ khiến việc đọc đỡ buồn ngủ, tiếp thu kiến thức dễ hơn. tất nhiên mình đồng ý trên khía cạnh 'từ", 'câu' trong bài có vấn đề, có lẽ đây là vấn đề ban đầu khi bài ứng cử, ko rõ lắm sao nó có thể vượt qua. rút sao thì thật tiếc, mong có thể có ai đó yêu thích thành phố này mà vào cứu - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 13:45, ngày 5 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- Bạn nên đọc Wikipedia không phải là một mớ bừa bãi các thông tin. Thời 2024 rồi, tôi không tiếc những bài như vậy đâu và cho phiếu rút sao nếu như không đủ tiêu chuẩn. Không phải đầy đủ chi tiết là kiểu có gì liên quan đến thành phố này cũng nhồi vào hết trong một bài vĩ mô mà không tóm tắt lại. Một bài viết chọn lọc thì ngay cả nội dung nghiên cứu trong bài cũng phải "chọn lọc" theo tiêu chí 1c và 4, nếu như "tản mạn" thì từ đầu đưa vào chuyên mục BVT đúng hơn. Tôi sẽ chọn bài en:Manchester và en:Boston để làm mẫu thành phố và nêu lên về tình trạng dài dòng như ở bài Roma. Ngoài ra, bài này còn vi phạm Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy, với mỗi cái này thì tôi nghĩ rút sao luôn là vừa. – Squirrel (talk) 00:45, ngày 6 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- không thể so sánh en:Manchester và en:Boston với Roma được. nó giống như việc so Cần Thơ với Hà Nội. BVCL có tiêu chí của nó, nhưng chả có cái bài BVCL nào được định là cái khuôn y đúc 100% mà các bài cùng thể loại phải bị ém vào cái khuôn đúc đó. Thông tin nó nhiều hơn một chút ko sao, tỉ mỉ hơn một chút cũng ko sao. Miễn mà những cấu trúc chính đầy đủ, như việc phác họa tự nhiên, lịch sử, kinh tế; rồi mỗi nhóm đó có sự tỉ mỉ hơn như địa hình, khí hậu,...các thời kỳ, cấu trúc xã hội,...cắt xén quá mức thì sẽ làm cái bài khiếm khuyết thông tin, vậy làm sao nó xứng là bài chất lượng cao. Nếu như bạn cho rằng Wikipedia không phải là một mớ bừa bãi các thông tin thì mời bạn chỉ rõ; và nếu bạn thấy bài cần cắt xén bớt chỗ nào bạn chỉ ra xem. bạn cứ liệt kê ra cho mọi người thấy - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 05:03, ngày 6 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- so Cần Thơ với Hà Nội, giả dụ 2 TP này đều là BVCL, chắc chắn một điều Cần Thơ cũng ko thể so sánh với Hà Nội về độ sâu, độ phong phú thông tin. Do đó, Cần Thơ ko thể là cái khuôn để đúc Hà Nội được. vì như vậy vô lý - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 05:17, ngày 6 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- @TUIBAJAVE Nhìn sơ qua thì phần lịch sử có vẻ quá dài, nên viết thành bài riêng và giản lược thông tin ở bài chính – I So bad 05:26, ngày 6 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- Không ai bắt phải bỏ thông tin đi, nhưng nếu dài quá thì sẽ gây khó cho việc tìm kiếm, khi đó tách bài sẽ là giải pháp – I So bad 05:27, ngày 6 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- không thể so sánh en:Manchester và en:Boston với Roma được. nó giống như việc so Cần Thơ với Hà Nội. BVCL có tiêu chí của nó, nhưng chả có cái bài BVCL nào được định là cái khuôn y đúc 100% mà các bài cùng thể loại phải bị ém vào cái khuôn đúc đó. Thông tin nó nhiều hơn một chút ko sao, tỉ mỉ hơn một chút cũng ko sao. Miễn mà những cấu trúc chính đầy đủ, như việc phác họa tự nhiên, lịch sử, kinh tế; rồi mỗi nhóm đó có sự tỉ mỉ hơn như địa hình, khí hậu,...các thời kỳ, cấu trúc xã hội,...cắt xén quá mức thì sẽ làm cái bài khiếm khuyết thông tin, vậy làm sao nó xứng là bài chất lượng cao. Nếu như bạn cho rằng Wikipedia không phải là một mớ bừa bãi các thông tin thì mời bạn chỉ rõ; và nếu bạn thấy bài cần cắt xén bớt chỗ nào bạn chỉ ra xem. bạn cứ liệt kê ra cho mọi người thấy - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 05:03, ngày 6 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- Bạn nên đọc Wikipedia không phải là một mớ bừa bãi các thông tin. Thời 2024 rồi, tôi không tiếc những bài như vậy đâu và cho phiếu rút sao nếu như không đủ tiêu chuẩn. Không phải đầy đủ chi tiết là kiểu có gì liên quan đến thành phố này cũng nhồi vào hết trong một bài vĩ mô mà không tóm tắt lại. Một bài viết chọn lọc thì ngay cả nội dung nghiên cứu trong bài cũng phải "chọn lọc" theo tiêu chí 1c và 4, nếu như "tản mạn" thì từ đầu đưa vào chuyên mục BVT đúng hơn. Tôi sẽ chọn bài en:Manchester và en:Boston để làm mẫu thành phố và nêu lên về tình trạng dài dòng như ở bài Roma. Ngoài ra, bài này còn vi phạm Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy, với mỗi cái này thì tôi nghĩ rút sao luôn là vừa. – Squirrel (talk) 00:45, ngày 6 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Đương nhiên không thể so sánh, nhưng về cách sắp xếp nội dung thì ta có thể so sánh được. Đầu tiên là phần lead vốn là nơi tóm tắt toàn bộ ý chính trong bài viết và phần lịch sử, phần dưới thì tôi không chỉ ra thêm vì quá lan man:
- Thành quốc Vatican, quốc gia nhỏ nhất thế giới,[2] là một đất nước độc lập nằm trong lòng Roma, đây là ví dụ duy nhất về một quốc gia nằm trọn vẹn bên trong lãnh thổ của một thành phố; cũng vì lý do này mà Roma thường được xem là thủ đô lưỡng quốc.[3][4] Nội dung trivia này có cần dài dòng không?
- Lịch sử Roma trải dài 28 thế kỷ. Mặc dù thần thoại La Mã đặt mốc thời gian thành lập Roma vào khoảng năm 753 TCN, tuy nhiên thành phố đã có mặt cư dân sinh sống lâu hơn thế, khiến nó trở thành một trong những khu định cư lâu đời nhất có con người vẫn đang tiếp tục sinh sống tại châu Âu. Đoạn giải thích chi tiết "mặc dù... sinh sống tại châu Âu" có quan trọng ở phần lead không?
- Được mở rộng đáng kể bởi các công trình vĩ đại dưới thời Julius Caesar và đặc biệt là ở thời Hoàng đế Augustus, thành phố đã bị phá hủy nặng nề một phần trong trận Đại hỏa hoạn thành Roma năm 62 và sau đó đạt đến đỉnh cao phát triển kiến trúc đô thị vào khoảng năm 320.[11] Theo sau sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã đánh dấu khởi đầu của Đêm trường Trung Cổ, Roma dần rơi vào sự thống trị của chế độ giáo hoàng (đã xuất hiện tại thành phố kể từ thế kỷ 1) và chính thức thế kỷ 8 trở thành thủ đô của Vương quốc Giáo hoàng tồn tại cho đến năm 1870. Bắt đầu từ thời kỳ Phục Hưng, hầu như tất cả các giáo hoàng từ Nicôla V (1447–1455) trở đi đều chủ trương theo đuổi tiến trình mang tính kiến trúc và đô thị hóa liên tục suốt 400 năm nhằm mục đích biến thành phố trở thành trung tâm nghệ thuật và văn hóa của thế giới.[12] Do vậy, Roma trở thành trung tâm lớn của nền Phục Hưng Ý, đưa phong trào nghệ thuật này đạt đến đỉnh cao hoàng kim của nó, còn gọi là giai đoạn Thượng Phục Hưng, và sau đó trở thành nơi khai sinh của trường phái Baroque và chủ nghĩa Tân cổ điển. Những vĩ nhân kiệt xuất như Michelangelo, Raffaello hay Bernini cùng các đại nghệ sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư nổi tiếng đã biến Roma trở thành trung tâm hoạt động của họ, tạo ra những kiệt tác ngoạn mục khắp toàn thành phố, tiêu biểu nhất có thể kể đến như Đại vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Nhà nguyện Sistina, Dãy phòng Raffaello, Quảng trường đồi Capitolinus hay Đài phun nước Trevi.[13] Trong thế kỷ 19, Roma là biểu tượng của tinh thần thống nhất nước Ý và năm 1871 chính thức trở thành thủ đô của Vương quốc Ý mới sinh và sau đó là nền Cộng hòa Ý từ năm 1946 cho đến ngày nay. Đoạn này tại sao không chỉ đơn giản là liệt kê từng thời đại mà đi kể lể những chi tiết trong triều đại đó ở phần mở đầu thế này.
- Đây cũng là nơi thành lập nên Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (EAEC), bên cạnh đó còn là trụ sở của các cơ quan chuyên môn thuộc Liên Hợp Quốc như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD). Tại sao phải lặp lại nội dung cụ thể trong đề bài và không thể ngắn gọn lại là Đây cũng là nơi thành lập nên và là trụ sở của những cơ quan tổ chức lớn trên thế giới?
- Thủ đô của Ý là nơi đăng cai Thế vận hội Mùa hè 1960. Có cần thiết?
- Văn phong CNBS:PEACOCK suông: Roma mang đẳng cấp của một thành phố toàn cầu.
- trong những năm gần đây CNBS:KHINAO. Đó là năm 2017, còn năm 2024? Đã thế đó chỉ là ranking suông từ một ấn phẩm ba xu nào đó.
- Ảnh hưởng sâu rộng đến kỹ thuật dân dụng, triết học thế nào mà trong bài không có nói đến luôn.
- Ở phần Lịch sử, rất nhiều đoạn về truyền thuyết thì phải lược bỏ và tóm tắt lại, bài về thành phố chứ không phải fandom. Ngoài ra, phần lịch sử La Mã thì phải nói gọn hoặc loại bỏ luôn, vì Roma chỉ là một khu hành chính, không phải đại diện cho cả một đế quốc.
- Bài này có nhiều vấn đề về mặt văn phong, nội dung, thậm chí việc chọn nguồn và trình bày nguồn. Roma có rất nhiều nguồn ISBN, doi mà không hiểu sao lại đi lấy nguồn website cẩm nang du lịch hay một trang web blog tự xuất bản. Do đó, tôi lựa chọn rút sao là vậy. Squirrel (talk) 06:27, ngày 6 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- đã đọc. ko ý kiến gì thêm - Nửa đời ăn nhậu (Thảo luận) 06:55, ngày 6 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
- Các thư viện ảnh (nằm ẩn) hiện đã được xóa. Phần "Kiến trúc và cảnh quan thành phố", tôi thấy có thể tách ra bài riêng được. Thuyhung2112 (thảo luận) 06:51, ngày 6 tháng 8 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!