Włodzimierz Korcz (sinh ngày 13 tháng 11 năm 1943 tại Łódź) là nhà soạn nhạc người Ba Lan. Ông là nghệ sĩ piano, nhà sản xuất âm nhạc và tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng. Ông tốt nghiệp Học viện Âm nhạc ở Łódź và ra tác phẩm đầu tay vào năm 1965. Từ năm 1968 đến năm 1970 Korcz làm biên tập viên âm nhạc cho Đài phát thanh Ba Lan tại Łódź. Năm 1974–1977, ông là giám đốc âm nhạc tại Teatr na Targówku ở Warsaw.[1]

Włodzimierz Korcz
Thông tin nghệ sĩ
Sinh13 tháng 11, 1943 (81 tuổi)
Łódź, Ba Lan
Thể loạiThơ phổ nhạc
Nghề nghiệpSoạn nhạc, nghệ sĩ piano
Nhạc cụPiano
Năm hoạt động1965–nay
Websitewww.bibliotekapiosenki.pl/Korcz_Wlodzimierz

Korcz sáng tác nhạc phim và sân khấu, và biểu diễn tại các buổi hòa nhạc trên đài phát thanh và truyền hình. Ông là nhà đồng sản xuất các chương trình như Mazurskie Biesiady KabaretoweLidzbarskie Wieczory Humoru i Satyry. Ông tham gia nhiều lễ hội trong và ngoài nước, gồm: Liên hoan Quốc gia Bài hát Ba Lan tại Opole, các lễ hội âm nhạc của Rostock, VitebskBratislava. Ông cũng đã làm việc với một số đối tác là nghệ sĩ cabaret khắp Ba Lan như Pod Egidą, Kabaret TEY, Kabaret Olgi Lipińskiej, Kraj się mieje,....[1]

Tác phẩm nổi tiếng

sửa

Korcz cùng Jan Pietrzak sáng tạo nên bài hát Żeby Polska była Polską - một trong những bài hát phản chiến nổi tiếng nhất của Ba Lan.[2][3] Bài hát mang âm hưởng của bài ca phản chiến không chính thức trong thời kỳ Công đoàn Đoàn kết của Cộng hòa Nhân dân Ba Lan. Bài hát này được coi một biểu tượng của sự phản đối chính trị chống lại chủ nghĩa cộng sản kiểu Xô Viết áp đặt ở Ba Lan. Tháng 6 năm 1981, Pietrzak biểu diễn bài hát tại Liên hoan quốc gia về bài hát Ba Lan lần thứ 19 tại Opole.[4][5][6] Một trong những buổi biểu diễn trước công chúng lớn nhất diễn ra tại Warszawa, tại ngã tư của các xon phố lớn (Đại lộ JerozolimskiePhố Marszałkowska).

Theo ghi nhận của Józef Tischner, Żeby Polska była Polską là tiếng nói hàng triệu người dưới thời cai trị của chế độ cộng sản, là biểu tượng của tự do.[2][4][7] Lời bài hát đã truyền cảm hứng cho Tổng thống Ronald Reagan, ông đặt tên cho bài phát biểu của mình là Let Poland be Poland.[8] Lời bài hát cũng được Nữ hoàng Anh trích dẫn trong bài phát biểu của bà tại quốc hội Ba Lan.[9]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Korcz, Włodzimierz. Biografia (bằng tiếng Ba Lan). Biblioteka Polskiej Piosenki. 2011. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2012.
  2. ^ a b Józef Tischner (1984). The spirit of Solidarity. Harper & Row. tr. 115. ISBN 978-0-06-068271-2. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
  3. ^ Russell F. Farnen (2004). Nationalism, Ethnicity, and Identity: Cross National and Comparative Perspectives. Transaction Publishers. tr. 341. ISBN 978-0-7658-0822-6. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
  4. ^ a b "Prawda w żartach zawarta." Interview with Jan Pietrzak by Patrycja Gruszyńska-Ruman. Biuletyn Instytutu Pamięci Narodowej Nr 7 (90) lipiec 2008, ISSN 1641-9561, p. 16-17. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012. (bằng tiếng Ba Lan)
  5. ^ “Narodowe Centrum Polskiej Piosenki”. Ncpp.opole.pl. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2012.
  6. ^ “Biblioteka Polskiej Piosenki”. Bibliotekapiosenki.pl. ngày 28 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2012.
  7. ^ “Opole 1981 – 19 Festiwal – Telewizja Polska SA”. Tvp.pl. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2012.
  8. ^ Andrzej Albert (1994). Najnowsza historia Polski, 1914–1993. Puls. tr. 836. ISBN 978-1-85917-024-3. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
  9. ^ Maciej Łuczak. “WPROST – Sir Jan”. Wprost.pl. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2012.

Liên kết ngoài

sửa