Việt Nam tại Thế vận hội Người khuyết tật Mùa hè 2020
Việt Nam đã tham gia tranh tài tại Thế vận hội Người khuyết tật Mùa hè 2020 ở Tokyo, Nhật Bản từ ngày 24 tháng 8 đến ngày 5 tháng 9 năm 2021.[3][4] Đoàn thể thao Việt Nam tham dự với 15 thành viên, trong đó có 7 vận động viên. Tại kì Thế vận hồi Người khuyết tật này, Việt Nam giành được 1 huy chương bạc, đánh dấu lần đầu tiên đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam giành huy chương ở 2 kì thế vận hội liên tiếp và lần đầu tiên có một vận động viên Việt Nam giành huy chương ở 2 kì thế vận hội khác nhau: Lê Văn Công (tính cả đội Olympic).
Việt Nam tại Thế vận hội Người khuyết tật Mùa hè 2020 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Mã IPC | VIE | ||||||||
NPC | Hiệp hội Paralympic Việt Nam | ||||||||
ở Tokyo, Nhật Bản 24 tháng 8 năm 2021 – 5 tháng 9 năm 2021 | |||||||||
Vận động viên | 7 (4 nam và 3 nữ) trong 3 môn thể thao và 15[1] nội dung | ||||||||
Người cầm cờ | Cao Ngọc Hùng Châu Hoàng Tuyết Loan[2] | ||||||||
Huy chương Xếp hạng 75 |
| ||||||||
Quan chức | 8 3 huấn luyện viên 5 cán bộ, bác sĩ, phiên dịch | ||||||||
Tham dự Thế vận hội Người khuyết tật Mùa hè | |||||||||
Vận động viên giành huy chương
sửaHuy chương | Vận động viên | Môn | Nội dung | Ngày |
---|---|---|---|---|
Bạc | Lê Văn Công | Cử tạ | 49 kg nam | 26 tháng 8 |
Bơi
sửaViệt Nam có 4 suất thi đấu Thế vận hội sau khi vượt qua chuẩn.[5][6] Tuy nhiên chỉ có ba vận đông viên Đỗ Thanh Hải, Võ Thanh Tùng và Trịnh Thị Bích Như tham dự Paralympic lần này[7] do vận động viên Nguyễn Thành Trung dù đã đạt chuẩn nhưng do phân loại thương tật quá hạn nên không được Ủy ban Paralympic Quốc tế chấp thuận.[8] Võ Thanh Tùng từng giành huy chương bạc tại Paralympic 2016 ở nội dung 50 mét tự do hạng S5.
Nam
sửaVận động viên | Nội dung | Vòng loại | Chung kết | ||
---|---|---|---|---|---|
Tính giờ | Hạng | Tính giờ | Hạng | ||
Đỗ Thanh Hải | 100 m bơi ếch nam SB5 | 1:35,97 | 7 Q | 1:35,68 | 6 |
Võ Thanh Tùng | 200 m tự do S5 | 3:14,11 | 12 | Bị loại | |
100 m tự do S5 | 1:20,51 | 11 | Bị loại | ||
50 m bơi bướm S5 | DSQ[a] | - | Bị loại | ||
50 m bơi ngửa nam S5 | 40,07 | 9 | Bị loại | ||
50 m tự do nam S5 | 35,91 | 12 | Bị loại |
- ^ Thành tích ban đầu là 53,75 giây, đứng thứ 18, kém người thứ 17 11,57 giây. Tuy nhiên sau đó thành tích này đã bị hủy bỏ.
Nữ
sửaVận động viên | Nội dung | Vòng loại | Chung kết | ||
---|---|---|---|---|---|
Tính giờ | Hạng | Tính giờ | Hạng | ||
Trịnh Thị Bích Như | 50 m tự do S6 | 39,14 | 15 | Bị loại | |
200 m hỗn hợp SM6 | 3:35,16 | 14 | Bị loại | ||
100 m bơi ếch nữ SB5 | 1:53,31 | 7 Q | 1:53,00 | 7 | |
50 m bơi bướm nữ S6 | 42,60 | 14 | Bị loại |
Cử tạ
sửaHai vận động viên Lê Văn Công và Châu Hoàng Tuyết Loan có hai suất đặc cách đến Thế vận hội.[7] Lê Văn Công đã giành huy chương vàng tại Paralympic 2016 ở nội dung 49 kg nam, anh cũng đang giữ kỉ lục thế giới ở nội dung này.[9]
Nam
sửaVận động viên | Nội dung | Kết quả (kg) | Hạng | ||
---|---|---|---|---|---|
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | |||
Lê Văn Công | 49 kg nam | 165 | 170 | 173 |
Nữ
sửaVận động viên | Nội dung | Kết quả (kg) | Hạng | ||
---|---|---|---|---|---|
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | |||
Châu Hoàng Tuyết Loan | 55 kg Nữ | 97 | 103 | 6 |
Điền kinh
sửaHai vận động viên Cao Ngọc Hùng (ném lao F57) và Nguyễn Thị Hải (ném đĩa F57) đã được tham dự Paralympic 2020 sau khi vượt qua chuẩn dự Thế vận hội.[6] Hai vận động viên này được tham dự bằng thư mời.[7] Cao Ngọc Hùng đã giành huy chương đồng tại Paralympic 2016, còn Nguyễn Thị Hải từng lập kỉ lục thế giới ở môn ném đĩa.[10] Đây là kì Paralympic thứ hai mà cặp vợ chồng này[10] tham dự cùng nhau, sau kì Thế vận hội năm 2012 ở Luân Đôn.
Nam
sửaVận động viên | Nội dung | Kết quả (m) | Hạng | |||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 | Lần 5 | Lần 6 | |||
Cao Ngọc Hùng | Ném lao F57 | 42,78 | x | 42,08 | 40,61 | 42,69 | 43,91 | 6 |
Nữ
sửaVận động viên | Nội dung | Kết quả (m) | Hạng | |||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 | Lần 5 | Lần 6 | |||
Nguyễn Thị Hải | Ném đĩa F57 | 25,88 | 26,68 | 26,04 | 27,39 | 26,72 | 26,38 | 9 |
Đẩy tạ F57 | 8,04 | x | 8,20 | 8,00 | 7,99 | 8,05 | 10 |
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ “Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam lên đường dự Paralympic Tokyo 2020”. Báo Lao Động. 20 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2021.
- ^ Dù Châu Hoàng Tuyết Loan không cầm cờ nhưng cô đi cạnh Cao Ngọc Hùng trong hàng cầm cờ và được trang web của Paralympic Tokyo 2020 ghi nhận là 1 trong 2 người cầm cờ. Tham khảo: Team Vietnam - Profile Lưu trữ 2021-09-10 tại Wayback Machine
- ^ “Paralympic Competition Schedule”. tokyo2020.org. ngày 16 tháng 6 năm 2019.
- ^ “Tokyo Olympics and Paralympics: New dates confirmed for 2021”. BBC Sport. ngày 30 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Calculation of Swimming Slots for Tokyo 2020 Paralympic Games” (PDF). International Paralympic Committee. ngày 24 tháng 4 năm 2020.
- ^ a b “2020 Summer Paralympics Qualification Guide” (PDF). International Paralympic Committee. ngày 17 tháng 11 năm 2020. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2021.
- ^ a b c “Paralympic Việt Nam chờ hội quân”. Người lao động. 8 tháng 8 năm 2020. Truy cập 8 tháng 8 năm 2021.
- ^ “THỂ THAO NGƯỜI KHUYẾT TẬT: CHỜ NGÀY LÊN ĐƯỜNG THAM DỰ PARALYMPIC TOKYO 2020”. Hiệp hội Paralympic Việt Nam. 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập 10 tháng 8 năm 2021.
- ^ “Powerlifting – Men's up to 49kg – Results” (PDF). Ủy ban Paralympic Quốc tế. 4 tháng 12 năm 2017. Truy cập 8 tháng 8 năm 2021.
- ^ a b “Nguyễn Thị Hải: Người vợ, người mẹ liệt 2 chân thiết lập kỷ lục thế giới”.