Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (Viện cấp cao 3) là Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Việt Nam có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, và Kiên Giang.[1] Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh chính thức hoạt động từ ngày 1 tháng 6 năm 2015.[1]
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh | |
---|---|
Thành lập | 28 tháng 5 năm 2015 |
Trụ sở chính | 268 Võ Chí Công, phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức, TPHCM |
Viện trưởng | Lê Đức Xuân |
Phó Viện trưởng | |
Trang web | vkscapcaohcm |
Lịch sử và tổ chức
sửaNgày 28 tháng 5 năm 2015, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được thành lập theo quyết định số 953/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa 13. Bước đầu có ba Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được thành lập tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.[2]
Tháng 9 năm 2015, Ủy ban Kiểm sát gồm 8 thành viên là các kiểm sát viên cao cấp: Nguyễn Văn Quảng - Viện trưởng, Võ Văn Thêm (Phó viện trưởng), Nguyễn Thanh Sơn (Phó viện trưởng), Lê Xuân Hải (Phó viện trưởng), Nguyễn Thế Thành (Phó viện trưởng), Nguyễn Văn Tùng, Đỗ Đức Vĩnh, và Võ Chí Thiện.[3]
Trụ sở chính
sửaTrụ sở: 268 Võ Chí Công, phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Các đơn vị trực thuộc
sửaVăn phòng
sửaVăn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm các phòng sau:[4]
- Phòng Tham mưu tổng hợp, Thống kê và Công nghệ thông tin (gọi tắt là Phòng tổng hợp).
- Phòng Hành chính, Quản trị và Tài vụ (gọi tắt là Phòng Hành chính).
- Phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng (gọi tắt là Phòng Tổ chức).
- Phòng Tiếp dân và xử lý đơn.
Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự
sửaViện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (gọi tắt là Viện 1) gồm 3 phòng:
- Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm án an ninh, ma túy, trật tự xã hội và án khác (gọi tắt là Phòng THQCT & KSXX phúc thẩm 1).
- Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm án kinh tế, tham nhũng và chức vụ (gọi tắt là Phòng THQCT & KSXX phúc thẩm 2).
- Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án hình sự (gọi tắt là Phòng THQCT & KSXX giám đốc thẩm, tái thẩm).
Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình
sửaViện Kiểm sát việc giải quyết các vụ án vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (gọi tắt là Viện 2) gồm có 2 phòng:
- Phòng Kiểm sát giải quyết án phúc thẩm.
- Phòng Kiểm sát giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm.
Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án vụ hành chính
sửaViện kiểm sát việc giải quyết các vụ án vụ hành chính (gọi tắt là Viện 3) gồm 2 phòng:
- Phòng Kiểm sát giải quyết án phúc thẩm.
- Phòng Kiểm sát giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm.
Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án vụ, việc kinh doanh thương mại, lao động
sửaViện kiểm sát việc giải quyết các vụ án vụ, việc kinh doanh thương mại, lao động (gọi tắt là Viện 4) gồm 2 phòng:
- Phòng Kiểm sát giải quyết án phúc thẩm.
- Phòng Kiểm sát giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm.
Lãnh đạo đương nhiệm
sửa- Viện trưởng: Lê Đức Xuân
- Các Phó Viện trưởng:
- Lê Xuân Hải
- Lâm Quang Trường (từ 1/1/2017)[5]
- Nguyễn Văn Tùng
- Phạm Đình Cúc
- Huỳnh Văn Ri (từ 15/4/2022)[6]
- Viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự:
- Viện trưởng Viện việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình: Đỗ Đức Vĩnh
- Viện trưởng Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính: Võ Chí Thiện
- Viện trưởng Viện kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc kinh doanh – thương mại – lao động: Phạm Văn Thọ
- Chánh văn phòng: Huỳnh Thị Ngọc Hoa
Ủy ban kiểm sát
sửa- Nguyễn Đình Trung, Viện trưởng
- Nguyễn Thanh Sơn, Phó viện trưởng
- Lâm Quang Trường, Phó viện trưởng
- Nguyễn Thế Thành, Phó viện trưởng
- Nguyễn Văn Tùng, Phó viện trưởng
- Đỗ Đức Vĩnh, Viện trưởng Viện 2
- Võ Chí Thiện, Viện trưởng Viện 3
- Nguyễn Đức Thái, Phó viện trưởng
Lãnh đạo qua các thời kỳ
sửaViện trưởng
sửa- Nguyễn Văn Quảng (15 tháng 6 năm 2015 – 1 tháng 6 năm 2017) [7]
Phó Viện trưởng
sửa- Lê Xuân Hải, Viện phó đến tháng 12 năm 2016, nguyên Viện phó Viện phúc thẩm 3, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nguyên Trưởng phòng 1 Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh[8] Lê Xuân Hải hiện là Viện trưởng VKSND tỉnh An Giang.[9]
- Võ Văn Thêm, sinh năm 1958,[10] nghỉ hưu từ 30/11/2018[11]
- Nguyễn Thanh Sơn
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ a b Quang Chung (3 tháng 6 năm 2015). “Tòa án cấp cao chính thức hoạt động”. Thời báo Kinh tế Sài Gòn online. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018.
- ^ “Nghị quyết 953/NQ-UBTVQH13 2015 thành lập Viện kiểm sát nhân dân cấp cao”. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
- ^ Phan Thương (ngày 18 tháng 9 năm 2015). “Viện KSND cấp cao tại TP.HCM bổ nhiệm lãnh đạo các viện nghiệp vụ”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2018.
- ^ “Giới thiệu KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN NHÂN DÂN CẤP CAO”. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018. line feed character trong
|tiêu đề=
tại ký tự số 72 (trợ giúp) - ^ Hoài Vy. “Bổ nhiệm Phó Viện trưởng VKSND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí Kiểm sát. 2017-01-04. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018.
- ^ “Ông Huỳnh Văn Ri làm phó viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM”.
- ^ “Ra mắt Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018.
- ^ Văn Hoàng. “Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm đề nghị bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. VKSND TPHCM. 2015-01-14. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018.
- ^ PV. “Công bố, trao quyết định luân chuyển và bổ nhiệm Viện trưởng VKSND tỉnh An Giang”. Tạp chí Kiểm sát. 2016-12-19. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2018.
- ^ “Danh sách Giảng viên thỉnh giảng tại các cơ sở đào tạo của ngành kiểm sát nhân dân” (PDF). Trường Kiểm sát TPHCM. 2017-04-24. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2019.
- ^ Ngân Nga (ngày 30 tháng 11 năm 2018). “VKSND Cấp cao tại TP.HCM chia tay ông Võ Văn Thêm”. Báo Pháp luật TPHCM. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2018.