Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Việt Nam)

Viện thuộc VNCDC, BYT

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương là một viện nghiên cứu nghiên cứu về dịch tễ học, vi sinh y học, miễn dịch học và sinh học phân tử, nghiên cứu phát triển vắc xin mới và chế phẩm sinh học dùng cho người ở Việt Nam được thành lập tại Hà Nội năm 1925, ban đầu có tên là Viện Pasteur Hà Nội.[1]

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Việt Nam)
Tên viết tắtNIHE
Thành lập1925
LoạiViện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế
Ngôn ngữ chính
vi
Viện trưởng
GS.TS. Đặng Đức Anh
Phó Viện trưởng
GS.TS. Lê Thị Quỳnh Mai
PGS.TS. Trần Như Dương

Viện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế và do Cục Y tế Dự phòng là cơ quan quản lý nhà nước thay mặt Bộ Y tế quản lý về chuyên môn.[2][3]

Lịch sử

sửa

• Viện Pasteur Hà Nội: 1925-1945

• Viện Vi trùng học (1945-1946): Theo Sắc lệnh luật số 41 ngày 03 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

• Viện Pasteur Hà Nội:1946-1957

• Viện Vi trùng học: 1957-1961

• Viện Vệ sinh Dịch tễ học Hà Nội (1961-1998): Theo Quyết định số 291/BYT-QĐngày 25 tháng 3 năm 1961 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sát nhập Viện Vi trùng và Viện Vệ sinh thành Viện Vệ sinh Dịch tễ học.

• Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (1998- nay): Theo Quyết định số 230/1998/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ thuộc Bộ Y tế.

Chức năng

sửa

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có chức năng nghiên cứu về dịch tễ học, vi sinh y học, miễn dịch học và sinh học phân tử; nghiên cứu phát triển vắc xin mới và chế phẩm sinh học dùng cho người; chỉ đạo một số chương trình y tế quốc gia; tư vấn và đề xuất với Bộ Y tế về các chiến lược và biện pháp y học dự phòng nhằm hạn chế và thanh toán các bệnh phổ biến, nguy hiểm và mới nảy sinh; chỉ đạo hoạt động chuyên ngành, đào tạo sau đại học và xây dựng mạng lưới y tế dự phòng trên phạm vi toàn quốc.[4]

Hình ảnh

sửa
 
Viện Pasteur Hà Nội

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Viện Pasteur qua các thời kỳ”.
  2. ^ “Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2020.
  3. ^ “Sơ đồ hệ thống Y tế dự phòng”.
  4. ^ “Giới thiệu chung về Viện”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2020.

Liên kết ngoài

sửa