Vendelinus (hố)
Vendelinus là một hố Mặt Trăng cổ đại (hố va chạm) nằm ở bờ phía đông của biển Mare Fecunditatis. Về phía bắc của hố Vendelinus là hố Langrenus, trong khi về phía đông nam là hố Petavius, hình thành nên một chuỗi những hố dễ nhìn thấy ở gần rìa đông Mặt Trăng. Bởi vì vị trí này, hố xuất hiện hình thuôn khi được phóng đại.
Tọa độ | 16°28′N 61°33′Đ / 16,46°N 61,55°Đ |
---|---|
Đường kính | 147 km |
Độ sâu | 2,6 km |
Kinh độ hoàn hảo | 300° lúc mặt trời mọc |
Được đặt tên theo | Godefroy Wendelin |
Hố được đặt tên theo sau nhà thiên văn học người Flemish Godefroy Wendelin vào năm 1651 bởi Giovanni Riccioli.[1] Vào năm 1935, tên này được chấp nhận bởi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế.[2]
Vành hố bị mòn nặng và chồng chéo bởi nhiều hố khác nhau, làm hố này rất khó để tìm thấy khi Mặt Trời ở góc thấp. Vành hố bị bể ở vài vị trí bởi các hố chồng chéo này. Một trong số chúng làm bể tường ở phía đông bắc là hố Lamé. Hố nhỏ Lohse chồng lên vành phía tây bắc, và vành ở phía nam liên kết với hố Holden.
Thềm hố Vendelinus bằng phẳng và được bao phủ bởi dòng chảy dung nham đen. (Webb cho rằng vùng tối này có thể được nhìn thấy trên thềm hố vào lúc trăng tròn.) Hố không có đỉnh trung tâm, nhưng bao gồm nhiều hố va chạm có kích cỡ khác nhau. Một vài trong số chúng là hố va chạm thứ hai từ ejecta của hố Langrenus, và xuất hiện một hình thuôn. Bờ lũy bên ngoài của hố Lamé tạo nên một ngọn đất trên thềm phía đông bắc.
Hố vệ tinh
sửaTheo quy ước, những tính chất này được xác định trên bản đồ bằng cách đặt từng chữ cái là tâm của các hố vệ tinh gần với Vendelinus nhất.
Hố sau được đặt tên lại bởi IAU:
- Vendelinus C — Xem Lamé (hố).
Tham khảo
sửa- ^ Map of the Moon by Giovanni Riccioli
- ^ “Vendelinus”. Gazetteer of Planetary Nomenclature. International Astronomical Union (IAU) Working Group for Planetary System Nomenclature (WGPSN). ngày 18 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
Nguồn
sửa- Andersson, L. E.; Whitaker, E. A. (1982). NASA Catalogue of Lunar Nomenclature (PDF). NASA RP-1097. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014.
- Blue, Jennifer (ngày 25 tháng 7 năm 2007). “Gazetteer of Planetary Nomenclature”. USGS. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
- Bussey, B.; Spudis, P. (2004). The Clementine Atlas of the Moon. New York: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-81528-4.
- Cocks, Elijah E.; Cocks, Josiah C. (1995). Who's Who on the Moon: A Biographical Dictionary of Lunar Nomenclature. Tudor Publishers. ISBN 978-0-936389-27-1.
- McDowell, Jonathan (ngày 15 tháng 7 năm 2007). “Lunar Nomenclature”. Jonathan's Space Report. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2007.
- Menzel, D. H.; Minnaert, M.; Levin, B.; Dollfus, A.; Bell, B. (1971). “Report on Lunar Nomenclature by the Working Group of Commission 17 of the IAU”. Space Science Reviews. 12 (2): 136–186. Bibcode:1971SSRv...12..136M. doi:10.1007/BF00171763.
- Moore, Patrick (2001). On the Moon. Sterling Publishing Co. ISBN 978-0-304-35469-6.
- Price, Fred W. (1988). The Moon Observer's Handbook. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-33500-3.
- Rükl, Antonín (1990). Atlas of the Moon. Kalmbach Books. ISBN 978-0-913135-17-4.
- Webb, Rev. T. W. (1962). Celestial Objects for Common Telescopes (ấn bản thứ 6). Dover. ISBN 978-0-486-20917-3.
- Whitaker, Ewen A. (2003). Mapping and Naming the Moon. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-54414-6.
- Wlasuk, Peter T. (2000). Observing the Moon. 1. Springer Science & Business Media. tr. 61. ISBN 978-1-852-33193-1.