Vanadi(V) oxide

hợp chất hóa học

Vanadi(V) oxide (còn được gọi với cái tên vanadi pentoxide) là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học V2O5. Hợp chất này là một chất rắn có màu nâu hoặc vàng, mặc dù khi kết tủa tươi từ dung dịch nước, màu của nó là màu cam. Do trạng thái oxy hóa cao, nó vừa là oxide lưỡng tính vừa là một chất oxy hóa. Trong công nghiệp, nó là hợp chất quan trọng nhất của vanadi, tiền chất chính của các hợp kim của vanadi và là một chất xúc tác công nghiệp được sử dụng rộng rãi.[1]

Vanadi(V) oxide
Mẫu vanadi(V) oxide
Cấu trúc của vanadi(V) oxide
Danh pháp IUPACDivanadium pentaoxide
Tên khácVanadi pentoxide
Vanadic anhydride
Divanadi pentoxide
Nhận dạng
Số CAS1314-62-1
PubChem14814
Số EINECS215-239-8
KEGGC19308
ChEBI30045
Số RTECSYW2450000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • O=[V](=O)O[V](=O)=O

InChI
đầy đủ
  • 1/5O.2V/rO5V2/c1-6(2)5-7(3)4
ChemSpider14130
Thuộc tính
Công thức phân tửV2O5
Khối lượng mol181,879 g/mol
Bề ngoàiChất rắn màu vàng
Khối lượng riêng3,357 g/cm³
Điểm nóng chảy 690 °C (963 K; 1.274 °F)
Điểm sôi 1.750 °C (2.020 K; 3.180 °F) (phân hủy)
Độ hòa tan trong nước8 g/L (20 ℃), xem thêm bảng độ tan
MagSus+128,0·10-6 cm³/mol
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộ độc cao
Các hợp chất liên quan
Anion khácVanadi(V) sulfide
Vanadi(V) selenide
Cation khácVanadi(I) oxide
Vanadi(II) oxide
Vanadi(III) oxide
Vanadi(IV) oxide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Các dạng khoáng chất của hợp chất này, và một trong số đó là shcherbinait, rất hiếm, hầu như luôn luôn được tìm thấy trong các miệng núi lửa. Dạng ngậm nước, V2O5·3H2O, cũng được biết đến dưới tên là navajoit.

Phản ứng

sửa

V2O5 có thể tác dụng với nước (H2O) để tạo ra H3VO4, hay HVO3 hoặc các acid giữa hai acid đã kể trên.

Sử dụng

sửa

Về ứng dụng quan trọng nhất, hợp chất này được sử dụng phổ biến trong việc sản xuất ferrovanadi. Oxide được làm nóng bằng sắt phế liệu và ferrosilic, với vôi được thêm vào để tạo thành xỉ calci silicat. Nhôm cũng có thể được sử dụng, tạo ra hợp kim sắt-vanadi cùng với aluminat là các sản phẩm phụ từ phản ứng.[2]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Günter Bauer, Volker Güther, Hans Hess, Andreas Otto, Oskar Roidl, Heinz Roller, Siegfried Sattelberger "Vanadium and Vanadium Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, 2005, Wiley-VCH, Weinheim. doi:10.1002/14356007.a27_367
  2. ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, Alan (1984). Chemistry of the Elements. Oxford: Pergamon Press. tr. 1140, 1144. ISBN 978-0-08-022057-4..