"Về miền Trung" là một bài hát nổi tiếng viết về miền Trung Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy.

"Về miền Trung"
Bài hát
Thể loạiNhạc tiền chiến, nhạc quê hương
Viết lờiPhạm Duy
Thông tin bài hát ở Việt Nam
Năm sáng tác1948
Nhạc sĩPhạm Duy

Xuất xứ

sửa

Bài hát ra đời vào năm 1947, trong thời kỳ tác giả còn tham gia kháng chiến chống Pháp. Lúc ấy ông được tướng Nguyễn Sơn cử về miền Trung. Tại đây nhìn thấy tình cảnh cơ cực của dân miền Trung, sáng tác được nhiều ca khúc cảm động như Bao giờ anh lấy được đồn Tây (Quê nghèo - Sáng tác khi đi qua Quảng Bình), Bà mẹ Gio Linh (khi đến Quảng Trị)...Về miền Trung được sáng tác khi ông tách khỏi đoàn văn nghệ, về sống với nhân dân ở bên con sông Ô Lâu, vùng Đại Lược.[cần dẫn nguồn]

Nội dung - Nghệ thuật

sửa

Bài hát vận dụng những thang âm của nhạc cổ truyền và những điệu hò Huế. Nhưng thay vì chỉ có 1 tiết điệu chậm buồn, Phạm Duy đã dùng ba tiết điệu khác nhau; có chỗ hùng hồn, sảng khoái, có chỗ ai oán.

Phần lời bài hát chia ra làm 2 đoạn:

  • Đoạn 1 mang một sắc thái đau khổ. Đan xen với những câu tả cảnh, tả tình rất đẹp như:
Về miền Trung ! Miền thùy dương bóng dừa ngàn thông
Thuyền ngược suôi suốt một dòng sông dài
Đêm hôm nao gió u buồn trên sông vắng
Có tiếng hát xao xuyến ánh trăng vàng

Còn có những lời oán than, những câu nói lên cái phẫn hận cùng cực của người ta trước tình cảnh khốn khổ điêu tàn của vùng đất nghèo bị giặc phá hoại:

Người đi trên đống tro tàn
Thương em, nhớ mẹ hương vàng về đâu
Chiều khô nước mắt rưng sầu
Tan thân thiếu phụ, nát đầu hài nhi
  • Đoạn 2 lời ca đầy vẻ hứng khởi, tươi tắn, không một lời than thở. Mở đầu bằng những câu thúc giục khẳng khái, thể hiện những niềm hy vọng mới vào tương lai:
Về miền Trung ! Còn chờ mong núi về đồng xanh
Một chiều nao đốt lửa rực đô thành
Tay trong tay dắt nhau về quê hương cũ
Không than van, không sầu nhớ.

Sau đó là những viễn cảnh trong sáng:

Về miền Trung ! Người về đây hát bài thành công
Lửa ấm áp bếp nhà ai hồng, đêm trùng
Đêm hôm nay tiếng dân nồng vang thôn xóm
Có tiếng hát xao xuyến ánh trăng vàng
Hò hô hò ! Hò hố hô !
Về đây với lúa, với nàng
Thay bao nỗi khổ tiếng đàn (tôi) mừng reo

Sau rất nhiều hình ảnh, trạng thái, từ khốc liệt đến bình yên, từ phẫn uất đến hy vọng, bài hát kết thúc bằng 1 câu hò êm ái du dương:

Hát rằng: Hà há hơ !
Tiếng cười, tiếng ca trên lúa trên sông

Lời bài hát

sửa

Ca sĩ Thái Thanh khi hát bài này, đến đoạn:

Tan thân thiếu phụ, nát đầu hài nhi

Thường hát thành:

Thương thân thiếu phụ, khóc đầu hài nhi

Và đoạn:

Một chiều nao đốt lửa rực đô thành

Thành:

Một chiều mai đốt lửa rực đô thành.

Theo nhà báo Thụy Khuê, sửa như vậy là đánh vỡ mất một "viên ngọc quý".[1] Tuy rằng không rõ là phần lời này do Thái Thanh tự ý sửa, hay Phạm Duy sửa, vì nhạc sĩ Phạm Duy cũng thường hay đặt lại hoặc chỉnh sửa ca từ của mình.

Chú thích

sửa
  1. ^ [1]