Vắc-xin COVID-19 của Oxford–AstraZeneca
Vắc-xin COVID-19 của Oxford–AstraZeneca, tên mã AZD1222,[8] là loại vắc-xin COVID-19 được phát triển bởi Đại học Oxford và AstraZeneca. Vắc-xin được tiêm bằng cách tiêm bắp, sử dụng vector ChAdOx1, một loại virus adeno trên tinh tinh đã được biến đổi.[17][18][19][20] Vắc xin có thể cho hiệu quả 90% khi được tiêm thêm nửa liều sau ít nhất một tháng kể từ khi tiêm đủ liều đầu tiên, dựa trên thử nghiệm với các tình nguyện viên dưới 55 tuổi.[7] Một phác đồ tiêm khác cũng cho hiệu quả phòng bệnh 62% khi tiêm hai liều đủ hàm lượng cách nhau ít nhất một tháng.[7]
Hộp chứa 100 liều vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca | |
Miêu tả vắc-xin | |
---|---|
Bệnh mục tiêu | Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (SARS-CoV-2) |
Loại vắc-xin | Vector virus |
Dữ liệu lâm sàng | |
Tên thương mại | COVID-19 Vaccine AstraZeneca,[1][3][4] AstraZeneca COVID-19 Vaccine,[5] Covishield[6] |
Đồng nghĩa | AZD1222,[7][8] ChAdOx1 nCoV-19,[9] ChAdOx1-S,[2] |
Giấy phép | |
Danh mục cho thai kỳ | |
Dược đồ sử dụng | Tiêm bắp |
Mã ATC |
|
Tình trạng pháp lý | |
Tình trạng pháp lý | |
Các định danh | |
Số đăng ký CAS | |
DrugBank | |
Định danh thành phần duy nhất |
Nghiên cứu vắc-xin được thực hiện bởi Viện Jenner và Oxford Vaccine Group thuộc Đại học Oxford với sự cộng tác từ nhà sản xuất Advent Srl, có trụ sở tại Pomezia, Ý. Advent Srl cũng là nhà sản xuất lô vắc-xin COVID-19 đầu tiên được đưa đi thử nghiệm lâm sàng.[21] Đứng đầu nhóm phát triển vắc-xin là Sarah Gilbert, Adrian Hill, Andrew Pollard, Teresa Lambe, Sandy Douglas và Catherine Green.[21][22]
Vắc-xin được ghi nhận có độ an toàn tốt với khoảng 10% bệnh nhân báo cáo các tác dụng bất lợi nhẹ như đau tại vùng tiêm, đau đầu và buồn nôn. Hiếm gặp hơn, tình trạng sốc phản vệ có thể xảy ra (Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh (MHRA) cho biết có 194 trường hợp trong tổng số khoảng 9 triệu người tiêm tính đến tháng 2 năm 2021[cập nhật]).[23]
Vào ngày 30 tháng 12 năm 2020, vắc-xin lần đầu tiên được cấp phép sử dụng[14][24] trong chương trình tiêm chủng tại Anh Quốc,[25] và được đưa vào sử dụng chính thức lần đầu tiên vào ngày 4 tháng 1 năm 2021.[26] Vắc-xin này đã được nhiều cơ quan y tế toàn cầu chấp thuận, trong đó có Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu,[11][13] và Cơ quan Quản lý Sản phẩm Trị liệu Úc (TGA),[2] đồng thời cũng được Tổ chức Y tế Thế giới chấp thuận sử dụng theo quy tắc Danh sách Sử dụng Khẩn cấp (EUL).[27]
Vào tháng 3 năm 2021, một số nước đã tạm dừng sử dụng vắc-xin do lo ngại có liên quan tới một số trường hợp người tiêm vắc-xin bị đông máu.[28] Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu[29], the MHRA[30] và AstraZeneca[31] đều cho biết tỷ lệ bệnh nhân bị đông máu không vượt quá mức đã dự kiến. Tính tới ngày 8 tháng 3 năm 2021, đã có 37 trường hợp đông máu trong tổng số 17 triệu người đã tiêm vắc-xin khắp EU và Vương quốc Anh.[31]
Nền tảng vắc-xin
sửaVắc-xin AZD1222 sử dụng vector là một loài virus adeno linh trưởng đã mất khả năng sao chép, chứa toàn bộ đoạn mã di truyền trong protein gai của SARS-CoV-2 cùng với một đoạn trình tự dẫn đầu hoạt hoá plasminogen mô (tPA).[32][33]
Protein gai S1 là một protein ngoài cho phép các virus corona dạng SARS xâm nhập tế bào thông qua enzyme ACE2.[34] Sau khi tiêm, cơ thể sẽ sản sinh ra protein gai này, kích hoạt hệ miễn dịch tấn công vào virus nếu cơ thể bị nhiễm bệnh.[7]
Lịch sử
sửa2020
sửaVào tháng 2 năm 2020, Viện Jenner chấp thuận hợp tác với công ty Advent Srl của Ý nhằm sản xuất lô vắc-xin đầu tiên để thử nghiệm lâm sàng.[35]
Vào tháng 3 năm 2020,[36][37] sau khi Quỹ Gates kêu gọi Đại học Oxford tìm kiếm đối tác là một công ty lớn để đưa vắc-xin ra thị trường, nhà trường quyết định không chia sẻ quyền tiếp thị vắc-xin cho bất kỳ hãng dược phẩm nào như lời hứa trước đó.[38] Đồng thời, chính phủ Anh cũng khuyến khích Đại học Oxford hợp tác với AstraZeneca thay vì công ty Mỹ Merck & Co. do lo ngại chính quyền Trump có thể đầu cơ tích trữ vắc-xin.[39]
Vào tháng 6 năm 2020, Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID) xác nhận giai đoạn thử nghiệm thứ ba các loại vắc-xin do Đại học Oxford và AstraZeneca sẽ bắt đầu vào tháng 7 năm 2020.[40]
Thử nghiệm lâm sàng
sửaVào tháng 7 năm 2020, AstraZeneca thoả thuận hợp tác với IQVIA nhằm đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm lâm sàng vắc-xin tại Mỹ.[41]
Vào ngày 31 tháng 8 năm 2020, AstraZeneca thông báo bắt đầu tiếp nhận 30.000 tình nguyện viên tại Mỹ nhằm thử nghiệm giai đoạn cuối cho vắc-xin COVID-19.[42]
Vào ngày 8 tháng 9 năm 2020, AstraZeneca tạm ngừng thử nghiệm vắc-xin trên toàn cầu để điều tra vụ việc một tình nguyện viên tại Anh có thể đã gặp phải phản ứng phụ sau khi tiêm.[43][44][45] Đến ngày 13 tháng 9, AstraZeneca cùng Đại học Oxford tiến hành thử nghiệm lâm sàng trở lại tại Anh sau khi các nhà chức trách kết luận quá trình thử nghiệm là an toàn.[46] AstraZeneca đã phải nhận một số chỉ trích về độ an toàn của vắc-xin do công ty từ chối cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng bệnh lý thần kinh nghiêm trọng ở hai tình nguyện viên thử nghiệm vắc-xin tại Anh.[47] Trong khi quá trình thử nghiệm được nối lại tại Anh, Brazil, Nam Phi, Nhật Bản[48] và Ấn Độ, các hoạt động này vẫn bị tạm dừng tại Hoa Kỳ cho tới ngày 23 tháng 10 năm 2020[49] để Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) điều tra trường hợp một bệnh nhân tiêm vắc-xin bị mắc bệnh, theo lời Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) Alex Azar.[50]
Vào ngày 15 tháng 10 năm 2020, Bác sĩ João Pedro R. Feitosa, 28 tuổi, từ Rio de Janeiro, Brazil, qua đời do biến chứng của COVID-19 sau khi được cho dùng giả dược thay vì vắc-xin thử nghiệm AZD1222.[51][52][53] Cơ quan y tế Brazil Anvisa thông báo quá trình thử nghiệm sẽ tiếp tục tại Brazil.[54]
Kết quả thử nghiệm giai đoạn III
sửaVào ngày 23 tháng 11 năm 2020, Đại học Oxford và AstraZeneca công bố kết quả sơ bộ thử nghiệm giai đoạn III vắc-xin COVID-19.[7][55] Một số người chỉ trích các phương pháp được sử dụng trong bản báo cáo, trong đó kết quả 62% và 90% từ hai nhóm thử nghiệm khác nhau được kết hợp thành con số chung 70%.[56][57][58] AstraZeneca cho biết hãng sẽ tiếp tục thử nghiệm tại nhiều nước với phác đồ sử dụng liều thấp hơn, trước đó đã cho kết quả 90%.[59]
Bản báo cáo đầy đủ các kết quả sơ bộ từ bốn cuộc thử nghiệm giai đoạn III vào ngày 8 tháng 12 năm 2020 đã xác minh cho các kết quả trên.[60] Ở nhóm tình nguyện viên được tiêm liều vắc-xin đầu tiên hơn 21 ngày trước đó, không có ai phải nhập viện hay mắc bệnh lý nặng, khác với nhóm sử dụng giả dược. Không có sự khác biệt về các phản ứng phụ nghiêm trọng giữa hai nhóm sử dụng vắc-xin và giả dược, nghĩa là vắc-xin sử dụng không có mối lo an toàn nào. Một trường hợp viêm tuỷ ngang được báo cáo 14 ngày sau khi tiêm mũi thứ hai, được cho là liên quan tới việc tiêm chủng. Một hội đồng thần kinh học độc lập chẩn đoán đây khả năng là bệnh tổn hại bao myelin tuỷ tự phát. Hai trường hợp viêm tuỷ khác, một thuộc nhóm tiêm vắc-xin và một thuộc nhóm giả dược, được cho là không liên quan tới vắc-xin.[60]
Một bản phân tích sau đó vào ngày 19 tháng 2 kết luận mức độ hiệu quả của vắc-xin là 76% 22 ngày sau mũi đầu tiên và tăng lên 81,3% khi tiêm mũi thứ hai từ 12 tuần trở lên sau mũi đầu tiên.[61]
2021
sửaVào tháng 2 năm 2021, Oxford-AstraZeneca thông báo sẽ tiến hành quá trình nghiên cứu nhằm thích nghi vắc-xin với các biến thể mới của virus corona,[62] dự kiến vắc-xin mới sẽ có mặt "trong vài tháng" dưới dạng một "liều tiêm bổ sung".[63] Mối quan tâm chính là liệu đột biến E484K có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và mức độ hiệu quả của vắc-xin không.[64] Đột biến E484K có mặt trong các biến chủng ở Nam Phi (B.1.351) và Brazil (B.1.1.28); một số trường hợp cũng phát hiện biến thể này ở các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 chủng gốc và biến chủng ở Anh (B.1.1.7).[64]
Cấp phép
sửa
Cấp phép đầy đủ Cấp phép khẩn cấp
|
Vào ngày 27 tháng 11 năm 2020, chính phủ Anh yêu cầu Cơ quan Quản lý Dược phẩm đánh giá vắc-xin AZD1222 để cung cấp tạm thời,[118] cho tới ngày 20 tháng 12 năm 2020 thì được chính thức cấp phép sử dụng, trở thành loại vắc-xin thứ hai tham gia chương trình tiêm chủng COVID-19 trên toàn quốc.[119]
Vào ngày 4 tháng 1 năm 2021, Brian Pinker, 82 tuổi, trở thành người đầu tiên được tiêm vắc-xin COVID-19 của Oxford–AstraZeneca sau khi thử nghiệm lâm sàng.[26]
Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đã nhận đơn xin cấp phép tiếp thị có điều kiện (CMA) đối với loại vắc-xin này vào ngày 12 tháng 1 năm 2021. Tại một cuộc họp báo, cơ quan này cho biết có thể đưa ra khuyến nghị đối với vắc-xin trước ngày 29 tháng 1, trong khi Uỷ ban châu Âu sẽ ra quyết định về yêu cầu CMA trong vòng vài ngày.[4] Nhà chức trách Hungary đã đơn phương cấp phép vắc-xin trước khi được EMA chấp thuận.[120]
Vào ngày 29 tháng 1 năm 2021, EMA khuyến nghị cho phép tiếp thị có điều kiện AZD1222 đối với người từ 18 tuổi trở lên;[11][12] khuyến nghị đã được Uỷ ban châu Âu chấp nhận cùng ngày.[13][121]
Vào ngày 30 tháng 1 năm 2021, Bộ Y tế Việt Nam cấp phép cho vắc-xin AstraZeneca được lưu hành trong nước; đây là vắc-xin COVID-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng tại Việt Nam.[122]
Vắc-xin cũng đã được cấp phép tại Argentina,[123] Bangladesh,[124] Brazil,[125] Cộng hoà Dominica,[86] El Salvador,[126] Ấn Độ,[127][128] Malaysia,[129] Mexico,[130] Nepal,[131] Pakistan,[132] Philippines,[104] Sri Lanka,[108] và Đài Loan[133] với mục đích sử dụng khẩn cấp trong nước.
Vào ngày 7 tháng 2 năm 2021, Nam Phi tạm dừng lưu hành vắc-xin AstraZeneca. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Witwatersrand cho biết vắc-xin AstraZeneca cho hiệu quả bảo vệ tối thiểu trước COVID-19 thể nhẹ hoặc trung bình đối với người trẻ tuổi.[134][135] Vào ngày 8 tháng 2 năm 2021, BBC đưa tin Katherine O'Brien, giám đốc phụ trách miễn dịch tại Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết bà cảm thấy "rất có khả năng" vắc-xin AstraZeneca có thể có "ảnh hưởng quan trọng" với biến thể tại Nam Phi, cụ thể là phòng bệnh tiến triển nặng và tử vong.[136] Tin cũng cho hay Phó Giám đốc Y tế Anh Jonathan Nguyễn Văn Tâm cho biết nghiên cứu của Witwatersrand không làm thay đổi ý kiến của ông rằng vắc-xin của AstraZeneca "rất có khả năng" có hiệu quả với các ca bệnh nặng do biến thể Nam Phi.[136]
Vào ngày 10 tháng 2 năm 2021, Hàn Quốc cấp phép cho vắc-xin AstraZeneca, vắc-xin COVID-19 đầu tiên tại nước này. Toàn bộ người trưởng thành, bao gồm cả người lớn tuổi, sẽ được tiêm theo phác đồ hai mũi tiêm. Tuy nhiên, cơ quan quản lý cũng ra cảnh báo cần cân nhắc khi tiêm vắc-xin cho người trên 65 tuổi do dữ liệu thu được từ các nghiên cứu lâm sàng còn hạn chế.[137][138]
Vào ngày 10 tháng 2 năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra hướng dẫn sơ bộ và khuyến cáo sử dụng vắc-xin AstraZeneca cho tất cả người trưởng thành; Nhóm Chuyên gia Cố vấn Chiến lược của tổ chức này cũng đã có những cân nhắc về việc sử dụng vắc-xin tại những nơi có biến thể của virus và kết luận hoàn toàn có thể khuyến cáo sử dụng.[139]
Vào ngày 16 tháng 2 năm 2021, Cơ quan Quản lý Sản phẩm Trị liệu Úc (TGA) cấp phép tạm thời cho vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca.[1][2]
Vào ngày 26 tháng 2 năm 2021, vắc-xin được cấp phép sử dụng có điều kiện bởi Health Canada.[140]
Tạm ngừng
sửaVào ngày 3 tháng 3 năm 2021, Áo đã cho tạm ngừng sử dụng một lô vắc-xin sau khi có hai người gặp biến chứng đông máu sau khi tiêm, một người sau đó đã tử vong.[141] Tổng cộng đã có bốn trường hợp đông máu đã được phát hiện trong cùng lô vắc-xin với tổng số 1 triệu liều.[141] Mặc dù chưa có mối liên hệ nào giữa việc tiêm vắc-xin với biến chứng đông máu,[142] một vài quốc gia khác, trong đó có Đan Mạch,[143] Na Uy,[143] Iceland,[143] România,[144] Bulgaria,[144] Ireland,[145] Ý,[142] Tây Ban Nha,[146] Đức,[147] Hà Lan[148] và Slovenia[149] cũng đã tạm dừng phân phối vắc-xin trong lúc chờ Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) hoàn thành đánh giá an toàn. Indonesia cũng đã tạm ngưng tiêm vắc-xin để chờ thêm đánh giá an toàn từ Tổ chức Y tế Thế giới.[150]
EMA cho biết không có bằng chứng cho thấy vắc-xin gây đông máu, hiện tượng không được liệt kê trong danh sách tác dụng phụ của vắc-xin này.[29][141] Theo EMA, tỷ lệ xảy ra đông máu trong tổng số những người đã được tiêm vắc-xin không vượt quá mức đã được quan sát trong dân số chung.[29] Tính đến ngày 11 tháng 3 năm 2021, 30 trường hợp đông máu đã được báo cáo trong tổng số gần 5 triệu người được tiêm vắc-xin tại Khu vực Kinh tế châu Âu.[29] Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh cũng cho biết trong số 11 triệu liều mà nước này đã tiêm cho người dân, cơ quan chưa xác nhận trường hợp đông máu nào liên quan đến vắc-xin và quyết định tiếp tục tiêm chủng.[30] Vào ngày 12 tháng 3 năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết chưa tìm thấy mối liên hệ giữa vắc-xin và đông máu, đồng thời khuyến cáo các nước nên tiếp tục tiêm vắc-xin.[151] Vào ngày 15 tháng 3 năm 2021, Viện Paul Ehrlich báo cáo bảy trường hợp huyết khối tĩnh mạch não cùng với tình trạng giảm tiểu cầu và xuất huyết sau khi tiêm vắc-xin Oxford-AstraZeneca.[152] Theo PEI, số trường hợp huyết khối tĩnh mạch não sau tiêm cao hơn đáng kể về mặt thống kê so với số trường hợp có thể xảy ra trong dân số chung ở cùng khoảng thời gian.[152]
Vào ngày 14 tháng 3 năm 2021, AstraZeneca xác nhận trong số 17 triệu người đã được tiêm tại Liên minh châu Âu và Anh không có bằng chứng cho thấy vắc-xin làm tăng nguy cơ đông máu ở bất cứ quốc gia nào.[31] Công ty báo cáo rằng tính đến ngày 8 tháng 3 năm 2021, ở khắp EU và Vương quốc Anh đã có 15 trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu và 22 trường hợp thuyên tắc động mạch phổi được báo cáo, thấp hơn nhiều so với mức dự kiến.[31]
Tính an toàn
sửaTính đến ngày 28 tháng 2 năm 2021[cập nhật], MHRA cho biết trong tổng số 9 triệu người đã được tiêm vắc-xin Oxford–AstraZeneca, khoảng 10% xảy ra tác dụng không mong muốn, hầu hết là các triệu chứng nhẹ, bao gồm "sưng và đau vùng tiêm, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, khó chịu, sốt, ớn lạnh, đau khớp và buồn nôn". Đã có 194 trường hợp sốc phản vệ được báo cáo. Trong số tất cả các loại vắc-xin COVID-19, số trường hợp bị liệt dây thần kinh mặt (Bell's palsy) sau tiêm không cao hơn mức dự kiến có thể xảy ra tự nhiên. Có 275 người, chủ yếu là người cao tuổi hoặc có bệnh lý, đã tử vong sau khi tiêm vắc-xin; tuy nhiên con số này đồng nhất với tỷ lệ dự kiến, cho thấy không có mối liên hệ với vắc-xin.[23]
Sản xuất và cung ứng
sửaVắc-xin đạt trạng thái ổn định ở nhiệt độ của tủ lạnh thông thường và có giá khoảng từ 3 đô la Mỹ tới 4 đô la Mỹ một liều.[153] Vào ngày 17 tháng 12, Bộ trưởng Ngân khố Bỉ đăng dòng tweet cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ trả 1,78 € (2,16 đô la Mỹ) cho mỗi liều vắc-xin.[154]
Theo Pam Cheng, phó giám đốc hoạt động và IT của AstraZeneca, công ty sẽ có khoảng 200 triệu liều sẵn sàng cung ứng cho toàn cầu trước cuối năm 2020, và có khả năng sản xuất từ 100 đến 200 triệu liều mỗi tháng khi quá trình sản xuất được tăng tốc.[56]
Vào tháng 6 năm 2020, sau khi cung ứng 100 triệu liều vắc-xin cho Anh trong chương trình tiêm chủng của nước này,[155] AstraZeneca và Emergent BioSolutions ký kết thoả thuận trị giá 87 triệu đô la Mỹ để sản xuất các liều vắc-xin dành riêng cho thị trường Mỹ. Thoả thuận là một phần trong sáng kiến Chiến dịch Thần tốc của chính quyền tổng thống Trump nhằm phát triển và đẩy nhanh quy mô sản xuất các loại vắc-xin trước cuối năm 2020.[156] Catalent sẽ chịu trách nhiệm hoàn thiện và đóng gói vắc-xin.[157] Phần lớn quá trình sản xuất sẽ được thực hiện tại Anh.[cần dẫn nguồn]
Vào ngày 4 tháng 6 năm 2020, bộ phận phụ trách cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bắt đầu mua 300 triệu liều vắc-xin từ công ty để phân phối cho các nước thu nhập thấp và trung bình.[158] Ngoài ra, AstraZeneca và Viện Huyết thanh Ấn Độ đạt thoả thuận cung cấp 1 tỷ liều vắc-xin tới các nước thu nhập thấp và trung bình, trong đó có Ấn Độ.[159][160]
Vào ngày 29 tháng 9 năm 2020, số tiền nhận được từ Quỹ Bill & Melinda Gates cho phép COVAX có thêm 100 triệu liều vắc-xin COVID-19 nữa từ AstraZeneca hoặc Novavax với giá 3 đôla Mỹ một liều.[161]
Vào ngày 13 tháng 6 năm 2020, AstraZeneca ký kết hợp đồng với Liên minh Vắc-xin toàn châu Âu, một nhóm do Pháp, Đức, Ý và Hà Lan thành lập, nhằm cung ứng lên tới 400 triệu liều tới tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu.[162][163][164] Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu đã can thiệp vào thỏa thuận này. Ủy ban đã tiếp quản việc đàm phán thay mặt cho toàn bộ EU, và hai bên đi đến ký kết chính thức vào cuối tháng 8.[165]
Vào tháng 8 năm 2020, AstraZeneca đồng ý cung cấp 300 triệu liều vắc-xin cho Mỹ với trị giá tổng cộng 1,2 tỷ đô la Mỹ, tức là 4 đô la Mỹ mỗi liều. Theo người phát ngôn của AstraZeneca thì số tiền trên cũng dành cho việc phát triển và nghiên cứu lâm sàng.[166] Hãng cũng đã đạt thỏa thuận chuyển giao công nghệ với chính phủ Mexico và Argentina đồng thời đồng ý sản xuất ít nhất 400 triệu liều nhằm phân phối khắp Mỹ Latinh. Các nguyên liệu sẽ được sản xuất tại Argentina và được gửi sang Mexico để hoàn tất quá trình sản xuất, sẵn sàng phân phối.[167]
Vào tháng 9 năm 2020, AstraZeneca đồng ý cung cấp 20 triệu liều cho Canada.[168][169]
Vào tháng 10 năm 2020, Thụy Sỹ và AstraZeneca thỏa thuận đặt mua lên tới 5,3 triệu liều.[170][171]
Vào ngày 5 tháng 11 năm 2020, ba bên là chính phủ Bangladesh, Viện Huyết thanh Ấn Độ và công ty Beximco Pharma của Bangladesh ký thỏa thuận đặt mua 30 triệu vắc-xin Oxford-AstraZeneca từ Viện Huyết thanh thông qua Beximco với giá 4 đôla một liều.[172]
Vào tháng 11 năm 2020, Thái Lan đặt mua 26 triệu liều vắc-xin từ AstraZeneca.[173] Số vắc-xin có thể sử dụng cho 13 triệu người,[174] khoảng 20% dân số; lô đầu tiên dự kiến có mặt vào cuối tháng 5.[175][176][177] Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul cho biết chính phủ đã phải trả 5 đôla Mỹ một liều;[178] AstraZeneca (Thái Lan) giải thích vào tháng 1 năm 2021 rằng giá mỗi quốc gia phải trả phụ thuộc vào chi phí sản xuất và chuỗi cung ứng của từng nước, bao gồm khả năng sản xuất, chi phí lao động và vật liệu.[179] Vào tháng 1 năm 2021, nội các Thái Lan cho phép đàm phán để đặt hàng thêm 35 triệu liều nữa,[180] đồng thời FDA Thái Lan cũng cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin trong 1 năm.[181][182] Siam Bioscience, một công ty do vua Vajiralongkorn sở hữu, sẽ tiếp nhận chuyển giao công nghệ,[183] và có khả năng sản xuất lên tới 200 triệu liều mỗi năm để xuất khẩu sang các nước ASEAN.[184]
Cũng trong tháng 11, Philippines đồng ý mua 2,6 triệu liều,[185] với tổng trị giá được cho là vào khoảng 700 triệu ₱ (khoảng 5,6 đôla/liều).[186]
Vào tháng 12 năm 2020, Hàn Quốc ký kết thỏa thuận với AstraZeneca mua 20 triệu liều vắc-xin, với giá trị được cho là tương đương các thỏa thuận trước đó tại Thái Lan và Philippines,[187] lô hàng đầu tiên dự kiến sẽ được chuyển tới từ tháng 1 năm 2021. Tính đến năm tháng 1 năm 2021[cập nhật], vắc-xin tiếp tục được Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc đánh giá.[188][189] AstraZeneca cũng ký kết thỏa thuận với công ty SK Bioscience của Hàn Quốc nhằm sản xuất các sản phẩm vắc-xin của hãng. Thỏa thuận trên cho phép các công ty của SK sản xuất AZD1222 cho thị trường trong nước và quốc tế.[190]
Vào ngày 7 tháng 1 năm 2021, chính phủ Nam Phi thông báo đã mua bước đầu 1 triệu liều từ Viện Huyết thanh Ấn Độ, và sẽ có thêm 500.000 liều nữa vào tháng 2.[191]
Myanmar ký kết thỏa thuận với Viện Huyết thanh Ấn Độ mua 30 triệu liều vắc-xin vào tháng 12 năm 2020. Myanmar sẽ có đủ liều cho 15 triệu người từ tháng 2 năm 2021.[192]
Vào ngày 22 tháng 1 năm 2021, AstraZeneca thông báo nếu Liên minh châu Âu cấp phép sử dụng vắc-xin COVID-19 của hãng, nguồn cung ban đầu sẽ bị giảm so với dự kiến do một số vấn đề trong khâu sản xuất tại công ty Novasep ở Bỉ. Chỉ có 31 triệu liều trong số 80 triệu liều dự kiến trước đó sẽ được chuyển tới Liên minh châu Âu cho tới tháng 3 năm 2021.[193] Trong một cuộc phỏng vấn với tờ La Repubblica của Ý, CEO của AstraZeneca Pascal Soriot cho biết lịch trình vận chuyển vắc-xin cho Liên minh châu Âu đang bị chậm hai tháng. Ông nói quá trình nuôi cấy tế bào tại một địa điểm sản xuất quy mô lớn ở châu Âu đang cho kết quả chậm.[194] Bài phân tích của The Guardian cũng xác định các lò phản ứng sinh học tại một nhà máy ở Bỉ đang hoạt động chậm chạp và nhấn mạnh rằng sẽ còn những khó khăn trong việc thiết lập quá trình sản xuất.[195] Kết quả là Liên minh châu Âu buộc phải kiểm soát việc xuất khẩu vắc-xin; tranh cãi đã nổ ra giữa việc liệu các liều vắc-xin có đang bị chuyển hướng sang Anh hay không, và liệu có nên tiếp tục cung ứng vắc-xin cho Bắc Ireland hay không.[196]
Vào ngày 24 tháng 2 năm 2021, Ghana trở thành nước đầu tiên tại châu Phi nhận vắc-xin COVID-19 thông qua cơ chế COVAX, với 600.000 liều vắc xin AstraZeneca/Oxford được chuyển tới Accra.[197]
Tham khảo
sửa- ^ a b c “COVID-19 Vaccine AstraZeneca”. Therapeutic Goods Administration (TGA). ngày 16 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
- ^ a b c d e “COVID-19 Vaccine AstraZeneca PI”. Therapeutic Goods Administration (TGA).
- ^ a b c “Information for Healthcare Professionals on COVID-19 Vaccine AstraZeneca”. Medicines and Healthcare products Regulatory Agency (MHRA). ngày 30 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021.
- ^ a b “EMA receives application for conditional marketing authorisation of COVID-19 Vaccine AstraZeneca”. European Medicines Agency (EMA). ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
- ^ a b “Already produced 40–50 million dosages of Covishield vaccine, says Serum Institute”. The Hindu. ngày 28 tháng 12 năm 2020.
- ^ a b c d e “AZD1222 vaccine met primary efficacy endpoint in preventing COVID-19”. Press Release (Thông cáo báo chí). AstraZeneca. ngày 23 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021.
- ^ a b “AstraZeneca COVID-19 Vaccine (AZD1222)” (PDF). AstraZeneca. ngày 27 tháng 1 năm 2021.
- ^ “AstraZeneca and Oxford University announce landmark agreement for COVID-19 vaccine”. AstraZeneca (Thông cáo báo chí). ngày 30 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2021.
- ^ “AstraZeneca COVID-19 Vaccine monograph” (PDF). AstraZeneca. ngày 26 tháng 2 năm 2021.
- ^ a b c “COVID-19 Vaccine AstraZeneca EPAR”. European Medicines Agency (EMA).
- ^ a b “EMA recommends COVID-19 Vaccine AstraZeneca for authorisation in the EU”. European Medicines Agency (EMA) (Thông cáo báo chí). ngày 29 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2021.
- ^ a b c “European Commission authorises third safe and effective vaccine against COVID-19”. European Commission (Thông cáo báo chí). Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2021.
- ^ a b c “Conditions of Authorisation for COVID-19 Vaccine AstraZeneca”. Medicines and Healthcare products Regulatory Agency (MHRA). ngày 30 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021.
- ^ “아스트라제네카社 코로나19 백신 품목허가”. 식품의약품안전처 (bằng tiếng Hàn). 식품의약품안전처. ngày 10 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
- ^ Walsh N, Shelley J, Duwe E, Bonnett W (ngày 27 tháng 7 năm 2020). “The world's hopes for a coronavirus vaccine may run in these health care workers' veins”. São Paulo: CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
- ^ “Investigating a Vaccine Against COVID-19”. ClinicalTrials.gov (Registry). United States National Library of Medicine. ngày 26 tháng 5 năm 2020. NCT04400838. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2020.
- ^ “A Phase 2/3 study to determine the efficacy, safety and immunogenicity of the candidate Coronavirus Disease (COVID-19) vaccine ChAdOx1 nCoV-19”. EU Clinical Trials Register (Registry). European Union. ngày 21 tháng 4 năm 2020. EudraCT 2020-001228-32. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
- ^ O'Reilly P (ngày 26 tháng 5 năm 2020). “A Phase III study to investigate a vaccine against COVID-19”. ISRCTN (Registry). doi:10.1186/ISRCTN89951424. ISRCTN89951424.
- ^ a b “Oxford team to begin novel coronavirus vaccine research”. University of Oxford. ngày 7 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2020.
- ^ “COVID-19 Oxford Vaccine Trial”. COVID-19 Oxford Vaccine Trial. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2020.
- ^ a b “Coronavirus Vaccine: Summary of Yellow Card reporting” (PDF).
- ^ “Covid-19: Oxford-AstraZeneca coronavirus vaccine approved for use in UK”. BBC News Online. ngày 30 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2020.
- ^ “Second COVID-19 vaccine authorised by medicines regulator”. GOV.UK (Thông cáo báo chí). ngày 30 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2021.
- ^ a b “Covid: Brian Pinker, 82, first to get Oxford-AstraZeneca vaccine”. BBC News Online. ngày 4 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Coronavirus disease (COVID-19): Vaccines”. World Health Organization (WHO). Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2021.
- ^ Sam Meredith (ngày 15 tháng 3 năm 2021). “Germany, France, Spain and Italy become latest countries to suspend AstraZeneca vaccine over blood clot fears”. CNBC.
- ^ a b c d “COVID-19 Vaccine AstraZeneca: PRAC investigating cases of thromboembolic events - vaccine's benefits currently still outweigh risks - Update”.
- ^ a b “MHRA response to the precautionary suspensions of COVID-19 Vaccine AstraZeneca”. MHRA. ngày 15 tháng 3 năm 2021.
- ^ a b c d “Update on the safety of COVID-19 Vaccine AstraZeneca”.
- ^ Arashkia A, Jalilvand S, Mohajel N, Afchangi A, Azadmanesh K, Salehi-Vaziri M, và đồng nghiệp (2020). “Severe acute respiratory syndrome-coronavirus-2 spike (S) protein based vaccine candidates: State of the art and future prospects”. Reviews in Medical Virology. n/a (n/a): e2183. doi:10.1002/rmv.2183. PMC 7646037. PMID 33594794.
- ^ Watanabe, Y.; Mendonça, L.; Allen, E. R.; Howe, A.; Lee, M.; Allen, J. D.; Chawla, H.; Pulido, D.; Donnellan, F.; Davies, H.; Ulaszewska, M.; Belij-Rammerstorfer, S.; Morris, S.; Krebs, A. S.; Dejnirattisai, W.; Mongkolsapaya, J.; Supasa, P.; Screaton, G. R.; Green, C. M.; Lambe, T.; Zhang, P.; Gilbert, S. C.; Crispin, M. (2021), “Native-like SARS-CoV-2 spike glycoprotein expressed by ChAdOx1 nCoV-19/AZD1222 vaccine”, bioRxiv: The Preprint Server for Biology: 2021.01.15.426463, doi:10.1101/2021.01.15.426463, PMC 7836103, PMID 33501433
- ^ Wang H, Yang P, Liu K, Guo F, Zhang Y, Zhang G, Jiang C (tháng 2 năm 2008). “SARS coronavirus entry into host cells through a novel clathrin- and caveolae-independent endocytic pathway”. Cell Research. 18 (2): 290–301. doi:10.1038/cr.2008.15. PMC 7091891. PMID 18227861.
- ^ “Oxford team to begin novel coronavirus vaccine research”. University of Oxford. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Covid Vaccine Front-Runner Is Months Ahead of Her Competition”. Bloomberg Businessweek. ngày 15 tháng 7 năm 2020.
- ^ “Bill Gates, the Virus and the Quest to Vaccinate the World”. The New York Times. ngày 23 tháng 11 năm 2020.
- ^ “They Pledged to Donate Rights to Their COVID Vaccine, Then Sold Them to Pharma”. Kaiser Health News. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2021.
- ^ Strasburg J, Woo S (ngày 21 tháng 10 năm 2020). “Oxford Developed Covid Vaccine, Then Scholars Clashed Over Money”. The Wall Street Journal.
- ^ Coleman J (ngày 10 tháng 6 năm 2020). “Final testing stage for potential coronavirus vaccine set to begin in July”. The Hill. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2020.
- ^ “AZN, IQV Team Up To Accelerate COVID-19 Vaccine Work, RIGL's ITP Drug Repurposed, IMV On Watch”. RTTNews. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2020.
- ^ “Phase 3 Clinical Testing in the US of AstraZeneca COVID-19 Vaccine Candidate Begins”. National Institutes of Health (NIH). ngày 30 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2020.
- ^ “AstraZeneca Covid-19 vaccine study is put on hold”. Stat. ngày 8 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2020.
- ^ “AstraZeneca Covid-19 vaccine study is put on hold”. ngày 8 tháng 9 năm 2020.
- ^ Wu KJ, Thomas K (ngày 8 tháng 9 năm 2020). “AstraZeneca Pauses Vaccine Trial for Safety Review”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2020.
- ^ Loftus P (ngày 13 tháng 9 năm 2020). “AstraZeneca Covid-19 Vaccine Trials Resume in U.K.”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.
- ^ Grady D, Wu KJ, LaFraniere S (ngày 19 tháng 9 năm 2020). “AstraZeneca, Under Fire for Vaccine Safety, Releases Trial Blueprints”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2020.
- ^ “AstraZeneca resumes vaccine trial in talks with US”. Japan Today. ngày 3 tháng 10 năm 2020.
- ^ “FDA authorises restart of the COVID-19 AZD1222 vaccine US Phase III trial”. AstraZeneca (Thông cáo báo chí). Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2020.
- ^ “U.S. health secretary says AstraZeneca trial in United States remains on hold: CNBC”. Reuters. ngày 23 tháng 9 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2020.
- ^ “'What's the deal?' Researchers in paused vaccine trial search for answers”. NBC News.
- ^ “Volunteer in AstraZeneca Covid-19 vaccine trial dies in Brazil”. NBC News.
- ^ Voluntário brasileiro que participava dos testes da vacina de Oxford e morreu com a Covid era médico e ex-aluno da UFRJ, Globo
- ^ Simões E, Burger L (ngày 22 tháng 10 năm 2020). “AstraZeneca COVID-19 vaccine trial Brazil volunteer dies, trial to continue”. Reuters. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Oxford University breakthrough on global COVID-19 vaccine” (Thông cáo báo chí). University of Oxford. ngày 23 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
- ^ a b Callaway E (ngày 23 tháng 11 năm 2020). “Why Oxford's positive COVID vaccine results are puzzling scientists”. Nature. 588 (7836): 16–18. Bibcode:2020Natur.588...16C. doi:10.1038/d41586-020-03326-w. PMID 33230278. S2CID 227156970.
- ^ “Oxford/AstraZeneca Covid vaccine 'dose error' explained”. BBC News. ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
- ^ Robbins R, Mueller B (ngày 25 tháng 11 năm 2020). “After Admitting Mistake, AstraZeneca Faces Difficult Questions About Its Vaccine”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
- ^ Boseley S (ngày 26 tháng 11 năm 2020). “Oxford/AstraZeneca vaccine to undergo new global trial”. The Guardian. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
- ^ a b Voysey M, Clemens SA, Madhi SA, Weckx LY, Folegatti PM, Aley PK, và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2021). “Safety and efficacy of the ChAdOx1 nCoV-19 vaccine (AZD1222) against SARS-CoV-2: an interim analysis of four randomised controlled trials in Brazil, South Africa, and the UK”. Lancet. 397 (10269): 99–111. doi:10.1016/S0140-6736(20)32661-1. PMC 7723445. PMID 33306989.
- ^ Voysey M, Costa Clemens SA, Madhi SA, Weckx LY, Folegatti PM, Aley PK, và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2021). “Single-dose administration and the influence of the timing of the booster dose on immunogenicity and efficacy of ChAdOx1 nCoV-19 (AZD1222) vaccine: a pooled analysis of four randomised trials”. Lancet. 397 (10277): 881–891. doi:10.1016/S0140-6736(21)00432-3. PMC 7894131. PMID 33617777.
- ^ Ellyatt H (ngày 8 tháng 2 năm 2021). “AstraZeneca races to adapt Covid vaccine as South Africa suspends rollout”. CNBC. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2021.
- ^ Triggle N (ngày 8 tháng 2 năm 2021). “Covid: Are fears over Oxford-AstraZeneca jab justified?”. BBC. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2021.
- ^ a b Wise J (tháng 2 năm 2021). “Covid-19: The E484K mutation and the risks it poses”. BMJ. 372: n359. doi:10.1136/bmj.n359. PMID 33547053.
- ^ “AstraZeneca coronavirus vaccine approved for use in Australia by TGA”. ABC News. ngày 16 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
- ^ “TGA provisionally approves AstraZeneca's COVID-19 vaccine”. Therapeutic Goods Administration (TGA). ngày 16 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
- ^ “Brazil grants full approval to Oxford vaccine, orders Sputnik”. France 24. Brasilia. Agence France-Presse. ngày 12 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2021.
- ^ “Regulatory Decision Summary – AstraZeneca COVID-19 Vaccine”. Health Canada. ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2021.
- ^ “Drug and vaccine authorizations for COVID-19: List of applications received”. Health Canada, Government of Canada. ngày 9 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2020.
- ^ “COVID-19 Vaccine AstraZeneca: Pending EC decision”. European Medicines Agency (EMA). ngày 28 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2021.
- ^ “EMA recommends COVID-19 Vaccine AstraZeneca for authorisation in the EU”. European Medicines Agency (EMA) (Thông cáo báo chí). ngày 29 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2021.
- ^ “European Commission authorises third safe and effective vaccine against COVID-19”. European Commission (Thông cáo báo chí). ngày 29 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2021.
- ^ a b “EU-Kommissionen har i dag udstedt en betinget markedsføringstilladelse til AstraZeneca COVID-19- vaccine. Tilladelsen gælder i Danmark”. Lægemiddelstyrelsen (bằng tiếng Đan Mạch). Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021.
- ^ “The Icelandic Medicines Agency have issued a conditional marketing authorisation for the AstraZeneca COVID-19 vaccine”. covid.is. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021.
- ^ Sipalan, Joseph; Donovan, Kirsten (ngày 3 tháng 3 năm 2021). “Malaysia approves Sinovac, AstraZeneca COVID-19 vaccines for use”. Reuters. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2021.
- ^ “The European Commission has now approved the AstraZeneca COVID-19 vaccine. This means that the vaccine is approved for use in Norway”. vg. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2021.
- ^ Kim, Han-joo (ngày 10 tháng 2 năm 2021). “S. Korea approves AstraZeneca's COVID-19 vaccine for all adults”. Yonhap News Agency. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
- ^ Maresca, Thomas (ngày 10 tháng 2 năm 2021). “South Korea approves AstraZeneca COVID-19 vaccine”. United Press International. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
- ^ Sediqi, Abdul Qadir (ngày 7 tháng 2 năm 2021). “First doses of COVID-19 vaccine arrive in Afghanistan from India”. Reuters. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2021.
- ^ “India donates 500,000 COVID vaccines to Afghanistan”. Al Jazeera. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2021.
- ^ “Informació en relació amb la vacunació contra la COVID-19” (PDF). Govern d’Andorra. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2021.
- ^ “Argentine regulator approves AstraZeneca/Oxford COVID-19 vaccine”. Reuters. ngày 30 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2020.
- ^ “Bahrain approves Oxford/AstraZeneca coronavirus vaccine produced in India”. Saudigazette. ngày 25 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Oxford University-Astrazeneca vaccine: Bangladesh okays it for emergency use”. The Daily Star. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Bangladesh approves Oxford-AstraZeneca COVID-19 vaccine”. aa.com.tr. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2021.
- ^ a b “La República Dominicana aprueba la vacuna de AstraZeneca contra la covid-19”. Agencia EFE (bằng tiếng Tây Ban Nha). ngày 31 tháng 12 năm 2020.
- ^ “Ecuador approves use of AstraZeneca vaccine for COVID-19”. Reuters. ngày 24 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
- ^ “COVID-19: Egypt authorises Sputnik V, AstraZeneca virus jabs”. Gulf News. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2021.
- ^ “El Salvador greenlights AstraZeneca, Oxford University COVID-19 vaccine”. Reuters. ngày 30 tháng 12 năm 2020.
- ^ “Guyana gets first batch of COVID-19 vaccines; CARICOM Secretariat to get 100 doses”. ngày 10 tháng 2 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
- ^ “Nurse administers first shot of AstraZeneca (ChAdOx1 nCoV-19,) vaccine to Brinnet Bernarai at Georgetown Public Hospital Corporation – PAHO/WHO | Pan American Health Organization”. paho.org. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
- ^ Schmall E, Yasir S (ngày 3 tháng 1 năm 2021). “India Approves Oxford-AstraZeneca Covid-19 Vaccine and 1 Other”. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2021.
- ^ “BPOM Terbitkan Izin Penggunaan Darurat Vaksin Covid-19 AstraZeneca”. Kompas.com. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
- ^ “Iraq approves Sinopharm, AstraZeneca vaccines”. Big News Network.com. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Covax: Ivory Coast and Ghana begin mass Covid vaccination rollouts”. ngày 1 tháng 3 năm 2021 – qua www.bbc.com.
- ^ “Kenya Receives 1M Vaccine Doses, Will Distribute to Health Workers First | Voice of America - English”. www.voanews.com.
- ^ “Maldives starts training healthcare workers on COVID-19 vaccine distribution – Xinhua | English.news.cn”. Xinhua News Agency. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
- ^ AfricaNews (ngày 26 tháng 1 năm 2021). “Mauritius begins vaccinating frontline health workers against covid-19”. Africanews. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2021.
- ^ “Mexico approves AstraZeneca COVID-19 vaccine, minister says”. Reuters. ngày 5 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Myanmar launches nationwide COVID-19 vaccination program”. Xinhua News. ngày 27 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Nepal approves AstraZeneca COVID vaccine for emergency use – government statement”. Reuters. ngày 15 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Wetin we sabi about NAFDAC approval of Oxford AstraZeneca vaccine use for Nigeria”. BBC News Pidgin. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2021.
- ^ “Pakistan approves AstraZeneca COVID-19 vaccine for emergency use”. ngày 16 tháng 1 năm 2021.
- ^ a b “Philippine regulator approves emergency use of AstraZeneca vaccine”. Reuters. ngày 28 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Rwanda receives COVID-19 Vaccines through COVAX”. WHO | Regional Office for Africa.
- ^ “Public Health (Emergency Authorisation of COVID-19 Vaccine) Rules, 2021” (PDF). Government of Saint Vincent and the Grenadines. ngày 11 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2021.
- ^ “AstraZeneca and Moderna vaccines to be administered in Saudi Arabia”. Gulf News. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2021.
- ^ a b “Sri Lanka approves vaccine amid warnings of virus spread”. AP NEWS. ngày 22 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Suriname begins coronavirus vaccination campaign with donated doses”. Reuters. ngày 23 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2021.
- ^ “Taiwan grants emergency authorisation for AstraZeneca COVID-19 vaccine”. Reuters. ngày 20 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2021.
- ^ “Thai Food and Drug registers COVID-19 vaccine developed by AstraZeneca”. Pattaya Mail. ngày 23 tháng 1 năm 2021.
- ^ “COVID-19: AstraZeneca vaccine certified for use in Ukraine”. covid.unian.info (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2021.
- ^ “Oxford University/AstraZeneca vaccine authorised by UK medicines regulator” (Thông cáo báo chí). Department of Health and Social Care. ngày 30 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2020.
- ^ “Vietnam approves AstraZeneca COVID-19 vaccine, cuts short Communist Party congress”. CNA. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2021.
- ^ “Status of COVID-19 Vaccines within WHO EUL/PQ evaluation process” (PDF). World Health Organization (WHO). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2021.
- ^ “Interim recommendations for use of the AZD1222 (ChAdOx1-S (recombinant)) vaccine against COVID-19 developed by Oxford University and AstraZeneca”. World Health Organization (WHO). Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2021.
- ^ “AstraZeneca/Oxford Covid-19 Vaccine Gets Emergency Approval From WHO”. Forbes. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
- ^ “Government asks regulator to approve supply of Oxford/AstraZeneca vaccine”. Government of the United Kingdom. ngày 27 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2020.
- ^ “Oxford University/AstraZeneca vaccine authorised by UK medicines regulator”. Government of the United Kingdom. ngày 30 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2020.
- ^ “Everything You Need to Know About the Oxford-AstraZeneca Vaccine”. ngày 23 tháng 1 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021.
- ^ “COVID-19 Vaccine AstraZeneca”. Union Register of medicinal products. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2021.
- ^ Nikkei staff writers. “Coronavirus: Week of Jan. 24 to Jan. 30, Vietnam approves AstraZeneca vaccine”. Nikkei Asia.
- ^ Laing A (ngày 30 tháng 12 năm 2020). “Argentine regulator approves AstraZeneca/Oxford COVID-19 vaccine -AstraZeneca”. Reuters.
- ^ “Oxford University-Astrazeneca vaccine: Bangladesh okays it for emergency use”. The Daily Star. ngày 4 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
- ^ Sabóia G, Mazieiro G, de Andrade H, Adorno L (ngày 17 tháng 1 năm 2021). “Anvisa aprova uso emergencial das vacinas CoronaVac e AstraZeneca no Brasil” [Anvisa approves emergency use of the CoronaVac and AstraZeneca vaccines in Brazil]. UOL (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
- ^ “El Salvador greenlights AstraZeneca, Oxford University COVID-19 vaccine”. Reuters. ngày 30 tháng 12 năm 2020.
- ^ Gaurav K (ngày 1 tháng 1 năm 2021). “Govt's expert panel approves AstraZeneca/Oxford Covid-19 vaccine for emergency use”. Hindustan Times.
- ^ Prusty N, Jamkhandikar S (ngày 1 tháng 1 năm 2021). “India drug regulator approves AstraZeneca COVID vaccine, country's first – sources”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021.
- ^ “Malaysia's NPRA Approves AstraZeneca, Sinovac Covid-19 Vaccines”. CodeBlue. ngày 2 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2021.
- ^ Comisión Federal para la Protección contra Riesgos Sanitarios. “AUTORIZACIÓN PARA USO DE EMERGENCIA A VACUNA ASTRAZENECA COVID-19”. gob.mx (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Nepal approves AstraZeneca COVID vaccine for emergency use – government statement”. Reuters. ngày 15 tháng 1 năm 2021.
- ^ Shahzad A (ngày 16 tháng 1 năm 2021). “Pakistan approves AstraZeneca COVID-19 vaccine for emergency use”. Reuters. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Taiwan grants emergency authorisation for AstraZeneca COVID-19 vaccine”. MSN. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2021.
- ^ “Latest – Oxford Covid-19 vaccine trial results – Wits University”. wits.ac.za. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2021.
- ^ “South Africa halts AstraZeneca vaccinations after data shows little protection against mutation”. CNBC. ngày 7 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2021.
- ^ a b “Covid: Boris Johnson 'very confident' in vaccines being used in UK”. BBC News. ngày 8 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2021.
- ^ Kim HJ (ngày 10 tháng 2 năm 2021). “S. Korea approves AstraZeneca's COVID-19 vaccine for all adults”. Yonhap News Agency. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
- ^ Maresca T (ngày 10 tháng 2 năm 2021). “South Korea approves AstraZeneca COVID-19 vaccine”. United Press International. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2021.
- ^ “AstraZeneca-Oxford vaccine can be used for people aged over 65 – WHO”. RTÉ News and Current Affairs. ngày 10 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2021.
- ^ Canada, Health. “COVID-19 vaccines and treatments portal: AstraZeneca COVID-19 Vaccine (ChAdOx1-S [recombinant])”. Health Canada. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2021.
- ^ a b c “COVID-19 Vaccine AstraZeneca: PRAC preliminary view suggests no specific issue with batch used in Austria”.
- ^ a b “AIFA imposes ban of use of AstraZeneca batch. Investigations in progress in coordination with EMA”. aifa.gov.it (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2021.
- ^ a b c Noack, Rik (ngày 11 tháng 3 năm 2021). “Denmark and Norway suspend AstraZeneca covid vaccine over blood clot concerns, even as European regulator maintains it is safe”. The Washington Post.
- ^ a b Gascón Barberá, Marcel (ngày 12 tháng 3 năm 2021). “Bulgaria, Romania Order Halt to AstraZeneca Vaccines”. BalkanInsight.com. Bucharest. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2021.
- ^ Griffin, Caitlín (ngày 14 tháng 3 năm 2021). “AstraZeneca vaccinations suspended in Ireland from this morning”. Irish Examiner (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2021.
- ^ Keane, Sarah (ngày 15 tháng 3 năm 2021). “Breaking News: Spain Suspends ALL AstraZeneca Vaccines”. Euro Weekly News Spain.
- ^ “Major European nations suspend use of AstraZeneca vaccine”. AP NEWS. ngày 15 tháng 3 năm 2021.
- ^ “Covid-19: Netherlands suspends use of AstraZeneca vaccine”. BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 15 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2021.
- ^ “Slovenija zaustavlja cepljenje s cepivom AstraZeneca”. RTVSLO.si (bằng tiếng Slovenia). Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2021.
- ^ Media, Kompas Cyber (ngày 15 tháng 3 năm 2021). “Menkes: RI Tunda Penggunaan Vaksin Covid-19 AstraZeneca”. KOMPAS.com (bằng tiếng Indonesia). Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2021.
- ^ “WHO backs AstraZeneca COVID vaccine amid clotting concerns; green lights Johnson & Johnson shots”. UN News (bằng tiếng Anh). ngày 12 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2021.
- ^ a b “Paul-Ehrlich-Institut - News - The Paul-Ehrlich-Institut informs - Temporary Suspension of Vaccination with COVID-19 Vaccine AstraZeneca”. www.pei.de. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2021.
- ^ Belluz J (ngày 23 tháng 11 năm 2020). “Why the AstraZeneca-Oxford Covid-19 vaccine is different”. Vox. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2020.
- ^ Stevis-Gridneff M, Sanger-Katz M, Weiland N (ngày 18 tháng 12 năm 2020). “A European Official Reveals a Secret: The U.S. Is Paying More for Coronavirus Vaccines”. The New York Times. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2020.
- ^ “AstraZeneca to begin making vaccine”. BBC. ngày 5 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2020.
- ^ “AstraZeneca, Emergent BioSolutions sign $87M deal to produce U.S. supply of COVID-19 vaccine”. FiercePharma. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
- ^ “AstraZeneca taps Catalent for COVID-19 vaccine finishing, packaging at Italian plant”. FiercePharma. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2020.
- ^ So AD, Woo J (tháng 12 năm 2020). “Reserving coronavirus disease 2019 vaccines for global access: cross sectional analysis”. BMJ. 371: m4750. doi:10.1136/bmj.m4750. PMC 7735431. PMID 33323376. cited “Agreements with CEPI and Gavi and the Serum Institute of India will bring vaccine to low and middle-income countries and beyond” (Thông cáo báo chí). AstraZeneca. ngày 4 tháng 6 năm 2020.
- ^ Rajagopal D (ngày 4 tháng 6 năm 2020). “AstraZeneca & Serum Institute of India sign licensing deal for 1 billion doses of Oxford vaccine”. The Economic Times.
- ^ Kumar M (ngày 7 tháng 8 năm 2020). “Covid-19 vaccine: Serum Institute signs up for 100 million doses of vaccines for India, low and middle-income countries”. The Financial Express.
- ^ So & Woo (2020), tr. 3 cited “New collaboration makes further 100 million doses of COVID-19 vaccine available to low- and middle- income countries” (Thông cáo báo chí). Gavi, the Vaccine Alliance. ngày 29 tháng 9 năm 2020.[liên kết hỏng]
- ^ “Covid-19: France, Italy, Germany and Netherlands sign vaccine deal for Europe”. France 24. ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.
- ^ “AstraZeneca agrees to supply Europe with 400 mil doses of COVID-19 vaccine”. Japan Today. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.
- ^ Calatayud A. “AstraZeneca to supply Europe with Covid-19 vaccine”. MarketWatch. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.
- ^ Peston R (ngày 26 tháng 1 năm 2021). “What is the dispute between the EU and AstraZeneca over Covid jabs?”. ITV News. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
- ^ Roland D (ngày 21 tháng 5 năm 2020). “U.S. to Invest $1.2 Billion to Secure Potential Coronavirus Vaccine From AstraZeneca, Oxford University”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2020.
- ^ “AstraZeneca set to start making 400 million COVID-19 vaccines for Latam early in 2021”. Reuters. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
- ^ “With no successful vaccine candidates yet, Canada signs deal to secure 20M more COVID-19 vaccine doses”. CBC News. ngày 25 tháng 9 năm 2020.
- ^ Health Canada (ngày 2 tháng 10 năm 2020). “Health Canada begins first authorization review of a COVID-19 vaccine submission”. gcnws. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2020.
- ^ “Swiss sign next vaccine agreement with AstraZeneca”. SWI swissinfo.ch. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
- ^ “COVID-19 vaccine: Swiss federal government signs agreement with AstraZeneca”. admin.ch. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Dhaka to have 330 vaccination points”. The Daily Star. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2021.
- ^ “เรื่องน่ารู้ของวัคซีนโควิด-19 ที่ไทยสั่งซื้อ”. BBC ไทย (bằng tiếng Thái). Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021.
- ^ “ทำความรู้จัก ออกซ์ฟอร์ด-แอสทราเซเนกา วัคซีนที่ไทยเลือก”. มติชนออนไลน์ (bằng tiếng Thái). ngày 2 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021.
- ^ “ครม.ไฟเขียวงบซื้อวัคซีนโควิดเพิ่ม35ล้านโดส ฉีดให้คนไทย66ล้าน”. โพสต์ทูเดย์ (bằng tiếng Thái). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021.
- ^ “ข่าวดี ไทยเริ่มผลิตวัคซีน 'โควิด-19' ในประเทศ รอบที่ 2 แล้ว”. ไทยรัฐออนไลน์. ngày 3 tháng 1 năm 2021.
- ^ “สธ. แจง AstraZeneca เป็นผู้คัดเลือก Siam Bioscience ผลิตวัคซีนราคาทุน ขายถูกสุดในตลาด โต้ธนาธร ไม่ได้แทงม้าตัวเดียว”. THE STANDARD. ngày 19 tháng 1 năm 2021.
- ^ “ข่าวดี! ไทยจองซื้อวัคซีนโควิด-19 แอสตราเซเนกา "ราคาต้นทุน"” (bằng tiếng Thái). hfocus.org. ngày 23 tháng 11 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2020.
- ^ “วัคซีนโควิด: แอสตร้าเซเนก้าชี้แจงเหตุผลเลือกสยามไบโอไซเอนซ์เป็นผู้ผลิต”. BBC News ไทย. ngày 26 tháng 1 năm 2021.
- ^ “โควิด-19: ทำไมรัฐบาลเลือก สยามไบโอไซเอนซ์ ผลิตวัคซีนเพื่อคนไทยและเพื่อนบ้าน”. BBC News ไทย. ngày 15 tháng 1 năm 2021.
- ^ “AstraZeneca vaccine approved, 50,000 doses due in February”. Bangkok Post. ngày 21 tháng 1 năm 2021.
- ^ “FDA approves AstraZeneca”. Bangkok Post. ngày 22 tháng 1 năm 2021.
- ^ “นายกฯ สำนึกในพระมหากรุณาธิคุณ ร.10 ทรงให้ "สยามไบโอไซเอนซ์" รองรับวัคซีนโควิด-19”. BBC ไทย (bằng tiếng Thái). ngày 27 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021.
- ^ “35m more shots to be bought in 2021”. Bangkok Post. ngày 5 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Philippines, AstraZeneca Sign Deal for 2.6 Million Doses”. Bloomberg. ngày 27 tháng 11 năm 2020.
- ^ “Over 200 firms to ink deal for more COVID vaccines with gov't, AstraZeneca”. Philippine Daily Inquirer. ngày 11 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Korea signs agreement with AstraZeneca for COVID vaccine”. The Korea Times. ngày 30 tháng 11 năm 2020.
- ^ Shin H (ngày 3 tháng 12 năm 2020). “South Korea reaches deal to buy AstraZeneca's COVID-19 vaccine candidate: media”. Reuters. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021.
- ^ Cha S (ngày 4 tháng 1 năm 2021). “S.Korea reviews AstraZeneca COVID-19 vaccine, expands ban on gatherings”. Reuters. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021.
- ^ Kim YC (ngày 30 tháng 11 năm 2020). “Korea signs agreement with AstraZeneca for COVID vaccine”. The Korea Times. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
- ^ Felix J (ngày 7 tháng 1 năm 2021). “SA will get 1 million doses of Covid-19 vaccine from India this month”. News24.com. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Myanmar will get doses for 15 million people this February”. 7day.news. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2021.
- ^ Agencies (ngày 22 tháng 1 năm 2021). “Covid: Oxford/AstraZeneca vaccine delivery to EU to be cut by 60%”. The Guardian. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Pascal Soriot: "There are a lot of emotions on vaccines in EU. But it's complicated"”. la Repubblica (bằng tiếng Ý). ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
- ^ Boseley S (ngày 26 tháng 1 năm 2021). “Why has AstraZeneca reduced promised vaccine supply to EU and is UK affected?”. The Guardian. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
- ^ “EU tightens vaccine export rules, creates post-Brexit outcry”. ngày 30 tháng 1 năm 2021.
- ^ “Ghana receives first historic shipment of COVID-19 vaccinations from international COVAX facility”. UN News. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2021.
Liên kết ngoài
sửa- “Medical Information site for COVID-19 Vaccine AstraZeneca”. AstraZeneca.
- “Vaccines: contract between European Commission and AstraZeneca now published”. Ủy ban châu Âu.
- “How the Oxford-AstraZeneca Covid-19 Vaccine Works”. The New York Times.
- Background document on the AZD1222 vaccine against COVID-19 developed by Oxford University and AstraZeneca. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (Bản báo cáo).
- Australian Public Assessment Report for ChAdOx1-S (PDF) (Bản báo cáo). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021.