Vườn rau Lộc Hưng

một khu đất tại Tân Bình đang xảy ra tranh chấp

Vườn rau Lộc Hưng là một khu đất nằm trên địa bàn phường 6, Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích khoảng 4,8 ha, được bao bọc bởi hai con đường Hưng Hóa và Chấn Hưng. Khu đất này trước đây thuộc Hội Thừa sai Paris, sau đó thuộc về Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn và có một phần nhỏ được người Pháp và Tổng Nha Bưu điện Việt Nam Cộng Hòa sử dụng làm bãi ăng-ten. Đến năm 1954, một số người miền Bắc di cư vào miền Nam chọn nơi này để lập nghiệp, trồng rau để kiếm kế sinh nhai.

Map
Vị trí khu vực vườn rau Lộc Hưng.

Từ năm 2018, chính quyền Việt Nam đã bắt đầu cho cưỡng chế giải tỏa nơi đây để xây dựng ba trường học. Sự việc này đã làm một số người dân ở nơi đây phản ứng và thậm chí có một cuộc xô xát đã xảy ra. Năm 2019, trừ đài Đức Mẹ, hầu hết các căn nhà ở đây đều bị san bằng. Ngày 12 tháng 12 năm 2023, sau giải tỏa, ba trường học đã được khởi công xây dựng tại nơi đây. Nhiều người dân hiện nay vẫn đang khiếu nại liên tục.

Lịch sử

sửa

Đây là một vùng đất nằm trên địa bàn phường 6, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, có hai con đường Hưng Hóa,[1] Chấn Hưng bao quanh.[2]

Khu đất này vốn dĩ đây là đất của Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn. Năm 1954, một số người dân miền Bắc có nguồn gốc từ Sơn Tây di cư vào miền Nam đã được Giáo hội Công giáo cho thuê đất canh tác và chọn nơi này để lập nghiệp, trồng rau để kiếm kế sinh nhai.[3] Một số báo chí tại Việt Nam viết rằng, đây vốn dĩ là đất của người Pháp dùng đặt làm bãi ăng-ten. Tuy nhiên, theo một người dân tại nơi đây, chỉ có 1,2 ha được thuê sử dụng làm bãi ăng-ten, còn lại đều thuộc về người dân trong khu vực.[4]

Vấn đề pháp lý

sửa

Năm 1999 và 2000, một số người dân tại nơi đây đã lên chính quyền kê khai, đo đạc để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, chính quyền quận Tân Bình lại cho rằng vùng đất này bị người dân chiếm dụng làm hoa màu, không thể cấp giấy.[5]

Ngày 13 tháng 7 năm 2014, khu vực này bị ngăn chặn không cho dựng hàng rào thêm và đã xảy ra xô xát.[6]

Ngày 20 tháng 12 năm 2018, cận kề Giáng Sinh, một số công an đã đến khu vực này yêu cầu cưỡng chế di dời và gửi giấy triệu tập với cáo buộc tội "Chống người thi hành công vụ".[7] Một luật sư cho biết, vì giá đền bù thiệt hại quá thấp (7 triệu trên mét vuông) nên không chịu rời đi.[8]

Vào ngày 4 tháng 1 và 8 tháng 1 năm 2019, chính quyền Việt Nam đã đem xe ủi đến nhằm cưỡng chế, giải tỏa hơn 100 căn nhà và phá hủy tài sản của người dân.[4][9][10] Các trường học tại khu vực này cũng đã được cho nghỉ nhằm để dễ dàng tiến hành việc giải tỏa.[4] Một số linh mục đã bị chặn đường, không cho đến hiện trường vụ việc.[11] Trong thời gian bị diễn ra cưỡng chế, đã có một người dân lấy thân mình chặn xe ủi nhằm ngăn việc phá nhà.[12] Việc này đã dẫn đến rất nhiều tranh luận.[13] Ngày 21 tháng 1 năm 2019, số tiền được chi trả cho 18 hộ dân hơn 17 tỷ đồng.[14] Đến ngày 23 tháng 1 năm 2019, một số người dân đã gửi đơn tố giác tội phạm đến Công an Thành phố Hồ Chí Minh về việc hủy hoại tài sản.[15] Ngày 12 tháng 3 cùng năm, cư dân tại khu vực này có đến Sở Thông tin và Truyền thông để xin họp báo, nhưng sau đó bị từ chối.[16] Sau đó, cuối tháng 3, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình đã gửi một công văn yêu cầu các trường phải thường xuyên tuyên truyền việc thực hiện dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất Vườn rau Lộc Hưng.[17][18][19] Ngày 8 tháng 12 năm 2019, công an quận Tân Bình đã đem một số bức tượng trong Đài Đức Mẹ dời đi.[20] Ngày 12 tháng 12 cùng năm, một bài viết trên báo Tiền phong đã cho biết, công an quận Tân Bình đã phải cử lực lượng khoảng 80–100 người canh gác khu vực này nhằm đảm bảo an ninh trật tự và "ngăn tái chiếm" khu vực này.[21]

Năm 2022, đã có một cuộc đối thoại giữa Ủy ban nhân dân quận Tân Bình và người dân trong khu vực.[22][23]

Tháng 12 năm 2023, ba trường học đã được khởi công xây dựng tại khu vực này.[24] Một số người dân đã được chính quyền lên phương án hỗ trợ.[25] Tuy nhiên, một số người dân đã lên tiếng phản đối,[26] không chấp nhận mức bồi thường.[27] Bên cạnh đó, một số người dân trong khu vực đưa ra ý kiến ủng hộ và đưa ra ý kiến xây dựng ba trường học này sớm.[28] Hiện nay, thành phố vẫn đang kê khai, bổ sung những hộ dân bị ảnh hưởng.[29]

Phản ứng

sửa

Sau vụ việc chính quyền tháo dỡ hơn 100 căn nhà, một số báo chí cho rằng việc này là đúng pháp luật.[30] Một số báo chí tại hải ngoại như BBC, VOA, Đài Á Châu Tự Do, một số tài khoản Facebook và blogger Điếu Cày bị cho là xuyên tạc, kích động về vụ việc này.[31] Phía Ủy ban nhân dân quận Tân Bình cho rằng không có chuyện cưỡng chế, thu hồi đất.[32] Theo một bài báo trong báo Sài Gòn Giải Phóng, có một số người bị cho là "lấy danh nghĩa các cộng đoàn Công giáo" bảo vệ "dân oan Vườn rau Lộc Hưng".[33]

Tuy nhiên, một số người dân trong khu vực cho rằng, Nhà nước đã làm không đúng theo luật. Theo luật sư Minh Thọ, những người dân ở khu vực này đủ quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.[34]

Quốc tế

sửa

Ngày 24 tháng 1 năm 2019, năm dân biểu liên bang Hoa Kỳ đã gặp ông Daniel Kritenbrink, đại sứ Mỹ tại Việt Nam để lên tiếng về việc cưỡng chế đất đai tại khu vực này.[35]

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ PV (26 tháng 4 năm 2024). “Người dân mong được giải quyết, ổn định cuộc sống khi bị thu hồi đất”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  2. ^ Cẩm Nương (5 tháng 12 năm 2023). “Tân Bình chi hỗ trợ người dân khu đất sắp xây cụm trường chuẩn quốc gia”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ Bùi Văn Phú (16 tháng 1 năm 2019). “Nhớ ruộng rau muống Sơn Tây (Lộc Hưng)”. VOA Tiếng Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  4. ^ a b c Khánh An (4 tháng 1 năm 2019). “Chính quyền thông báo tiếp tục cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng”. VOA Tiếng Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  5. ^ Phạm Thạch Hồng. “Vườn rau Lộc Hưng: chính sách cướp đất quen thuộc của CSVN”. Việt Luận. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  6. ^ Gia Minh (13 tháng 7 năm 2014). “Xung đột với chính quyền tại Vườn Rau Lộc Hưng, TPHCM”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  7. ^ T. K. (20 tháng 12 năm 2018). “Công an bố ráp, muốn cướp vườn rau Lộc Hưng, 'mảnh đất vàng' ở Sài Gòn?”. Người Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  8. ^ Ben Ngô (14 tháng 1 năm 2019). 'Hỗ trợ 7 triệu đồng/m2' cho dân Lộc Hưng là bất nhất?”. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  9. ^ “Vườn rau Lộc Hưng 'tan hoang sau cưỡng chế' hôm 4/1”. BBC. 4 tháng 1 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  10. ^ Sơn Hòa - Hữu Nguyên (11 tháng 1 năm 2019). “TP HCM cưỡng chế 112 nhà xây trên đất công”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  11. ^ T. K. (5 tháng 1 năm 2019). “Công an đập nhà, đánh dân tại vườn rau Lộc Hưng ở Sài Gòn”. Người Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  12. ^ Khánh An (17 tháng 1 năm 2019). “Hậu cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng: Cuộc đấu không cân sức giữa chính quyền và dân”. VOA Tiếng Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  13. ^ Tuấn Ngọc (13 tháng 1 năm 2019). “Không nên cưỡng chế vào ngày đoàn viên”. Báo Pháp luật Việt Nam Điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  14. ^ RFA (22 tháng 1 năm 2019). “UBND quận Tân Bình: Đã chi trả 18 hộ Vườn rau Lộc Hưng số tiền 17 tỷ đồng”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  15. ^ Thiện Ý (16 tháng 5 năm 2019). “Vụ Vườn Rau Lộc Hưng giải quyết thế nào cho thỏa đáng?”. VOA Tiếng Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  16. ^ BBC (14 tháng 3 năm 2019). “Dân Vườn Rau Lộc Hưng bị cấm họp báo”. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  17. ^ RFA (9 tháng 4 năm 2019). “Chính quyền Quận Tân Bình bắt các trường học tuyên truyền về vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  18. ^ Hòa Ái, RFA (10 tháng 4 năm 2019). “Thấy gì qua việc trường học "đấu tố" vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng?”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  19. ^ Mai Hoa (12 tháng 4 năm 2019). “Học sinh Vườn Rau Lộc Hưng lo bị đuổi học vì không "đấu tố cha mẹ". SBS. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  20. ^ RFA (9 tháng 12 năm 2019). “Dân Vườn rau Lộc Hưng 'vẫn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng' sau vụ 'đàn áp hôm 8/12”. Đài Á Châu Tự Do. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  21. ^ Huy Thịnh (12 tháng 12 năm 2019). “Chủ tịch quận Tân Bình nói về việc ngăn tái chiếm vườn rau Lộc Hưng”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  22. ^ Sỹ Đông (18 tháng 8 năm 2022). “TP.HCM: Q.Tân Bình đối thoại với người dân 'vườn rau Lộc Hưng', giải đáp 4 nội dung”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  23. ^ Hoàng Tuyết (18 tháng 8 năm 2022). “TP Hồ Chí Minh: Lãnh đạo quận Tân Bình thông tin liên quan đến khiếu nại tại vườn rau Lộc Hưng”. Báo Tin Tức. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  24. ^ Lê Tuyết (5 tháng 12 năm 2023). “Ba trường học trên khu đất vườn rau Lộc Hưng sắp khởi công”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  25. ^ Sỹ Đông (11 tháng 11 năm 2023). “Phương án hỗ trợ từng hộ dân 'vườn rau Lộc Hưng' ở Tân Bình”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  26. ^ RFA.org (7 tháng 12 năm 2023). “TPHCM đưa lực lượng rào mảnh đất Vườn rau Lộc Hưng chuẩn bị xây trường học”. Đài Á Châu Tự Do. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  27. ^ RFA (13 tháng 11 năm 2023). “Vườn rau Lộc Hưng: Chính quyền tăng mức hỗ trợ thêm 4 triệu đồng/mét vuông đất, dân vẫn chưa đồng ý”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  28. ^ Cẩm Nương (5 tháng 12 năm 2023). “Cử tri Tân Bình mong dự án cụm trường học chuẩn quốc gia nhanh triển khai”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  29. ^ Đ. Việt (2 tháng 5 năm 2024). “TP.HCM: Tiếp tục kê khai bổ sung những hộ dân bị thu hồi đất ở vườn rau Lộc Hưng”. Báo Công lý. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  30. ^ Hoàng Hải (9 tháng 1 năm 2019). “Cưỡng chế 110 hộ dân tại "vườn rau Lộc Hưng" đúng pháp luật”. Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  31. ^ Bút Bi (14 tháng 1 năm 2019). “Cảnh giác âm mưu kích động chống phá từ vụ "Vườn rau Lộc Hưng". Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  32. ^ B. C. (10 tháng 1 năm 2019). “Vườn rau Lộc Hưng: "Không có chuyện cưỡng chế thu hồi đất". Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  33. ^ Minh Đức (20 tháng 4 năm 2022). “Đẩy mạnh nhận diện, đấu tranh với những âm mưu chống phá, thế lực thù địch - Bài 2: Lợi dụng nhân quyền, tự do tôn giáo”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  34. ^ Khánh An (8 tháng 12 năm 2023). “Vườn rau Lộc Hưng: Chính quyền đưa lực lượng đến rào đất cưỡng chế, dân phản đối”. VOA Tiếng Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2024.
  35. ^ Đ. D. (24 tháng 1 năm 2019). “Năm dân biểu lên tiếng vụ Lộc Hưng với đại sứ Mỹ tại Việt Nam”. Người Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa