Vườn quốc gia Sapo là một vườn quốc gia tại Hạt Sinoe, Liberia. Đây là khu bảo tồn rừng mưa lớn nhất Liberia[1] và cũng là vườn quốc gia duy nhất của nước này.[2][3] Nó chứa trong mình vùng rừng mưa nhiệt đới lớn thứ nhì Tây Phi sau vườn quốc gia Taï của nước láng giềng Bờ Biển Ngà.[4] Nông nghiệp, xây dựng, ngư nghiệp, săn bắt, định cư, và khai thác gỗ bị nghiêm cấm trong phạm vi của vườn.[5][6]

Vườn quốc gia Sapo
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Sapo
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Sapo
Vị trí của Vườn quốc gia Sapo tại Hạt Sinoe (chấm đỏ)
Vị tríHạt Sinoe, Liberia
Thành phố gần nhấtGreenville
Tọa độ5°24′40,01″B 8°24′52,65″T / 5,4°B 8,4°T / 5.40000; -8.40000
Diện tích1.804 km2 (697 dặm vuông Anh)
Thành lập1983
Cơ quan quản lýForestry Development Authority

Vườn quốc gia Sapo tọa lạc tại hệ sinh thái rừng Thượng Guinea,[7] một điểm nóng đa dạng sinh học có "độ đa dạng về số loài động vật có vú cao nhất trong mọi vùng trên thế giới", theo Tổ chức Bảo tồn Quốc tế,[8][9] và tại vùng sinh thái rừng đất thấp Tây Guinea, theo sơ đồ phân loại vùng sinh thái của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên.[10]

Lịch sử

sửa

Địa lý và khí hậu

sửa

Tọa lạc tại Hạt Sinoe ở miền tây nam Liberia, Vườn quốc gia Sapo chiếm một khu vực có diện tích 1.804 km2 (697 dặm vuông Anh).[11] Vườn bị chặn lại về phía bắc ở dãy núi Putu và về phía tây bởi sông Sinoe.[12] Địa hình tương đối đồng đều, khá phẳng và nhiều đồng lầy che chở một khoảng lớn rừng tự nhiên.[13][14] Khu đông nam của vườn thấp hơn, cao khoảng 100 m (328 ft) với những đồi thoai thoải, trong khi ở khu bắc có nơi cao tới 400 m (1.312 ft) và đỉnh núi dốc. Có nhiều suối và sông nhỏ chảy giữa những đỉnh núi này. Sông Sinoe là sông lớn nhất. Đỉnh núi Putu cao 640 m (2.100 ft) là điểm cao nhất của vườn.[13]

Vườn quốc gia Sapo có khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ khoảng từ 22–28 °C (72–82 °F). Độ ẩm tương đối trung bình là 91%. Lượng mưa hằng năm tại Basintown, 4 km (2 mi) về phía là nam khu chỉ huy của vườn, trung bình là 2.596 mm (100 in) vào thập niên 1980. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 tới tháng từ còn mùa mưa từ tháng năm tới tháng mười. Tháng mười hai và tháng một là những tháng khô nhất, tháng năm và tháng tám ẩm nhất. Có một thời kỳ bán khô khi lượng mưa giảm vào tháng bảy, mà đôi khi còn kéo dài tới tháng tám. Vào mùa khô, nhiều dòng suối nhỏ cạn nước làm nền suối phủ cát hay đá của chúng trơ ra. Mùa khô cũng khiến những con sông lớn nhỏ lại, tạo nên thác nướcbãi cạn. Trong mùa mưa, độ sâu của sông có thể tăng thêm 4 m (13 ft) qua một đêm, tràn lên khu rừng quanh bờ.[13]

Đa dạng sinh học

sửa

Thực vật

sửa

Liberia chiếm phần lớn nhất của hệ sinh thái rừng Thượng Guinea hiện nay (42% phần rừng còn lại). Phần còn lại của rừng Thượng Guinea nằm tại Côte d'Ivoire (28%), Ghana (16%), Guinea (8%), Sierra Leone (5%), và Togo (1%). Ước tính chỉ 40-45% phần rừng ban đầu của Liberia còn sót lại tới nay,[15] và ít hơn 30% được phủ rừng tự nhiên.[14] Dải rừng tại đây từng một thời nối liền, nhưng nay bị chia thành những khối rừng tách biệt do hậu quả của khai thác gỗ, làm đường, trồng trọt, và sự định cư của con người.[16] Trước nội chiến, the Forestry Development Authority ước tính rằng 35% rừng ban đầu của Liberia "không bị tác động", 45% "bị tác động nhưng phát triển", và 20% "bị tác động và không phát triển".[15] Rừng của vườn quốc gia Sapo là một trong những khối rừng mưa đất thấp nhiệt đới cuối cùng còn lại của đất nước,[13] và là một trong số các khu rừng mưa ít bị tác động nhất Tây Phi.[15] Đây là khu vực rừng nhiệt đới lớn thứ nhì Tây Phi, chỉ sau vườn quốc gia Taï ở Côte d'Ivoire.[4]

Vườn rất giàu số lượng loài thực vật, với nhiều loài đặc hữu.[13][17] Một nghiên cứu năm 1983 xác định nó gồm 63% rừng thứ sinh già, 13% rừng đầm lầy, 13% rừng ngập theo mùa, và 11% rừng thứ sinh già. Rừng phát triển mạnh, với nhiều cây đạt chiều cao 70 m (230 ft). Chiều cao tán từ 12–32 m (39–105 ft), chiều cao trung bình 25 m (82 ft). Vài loài cây được tìm thấy trong vườn là Tetraberlinia tubmaniana, Gilbertiodendron splendidum, và cây gỗ Brachystegia leonensis.[13]

Động vật

sửa
 
Vườn quốc gia Sapo có số lượng cá thể hà mã lùn lớn nhất Liberia.

Sapo là một "vùng trung tâm của sự đặc hữu"[18]đa dạng sinh học, một thời là nơi cư ngụ của 125 loài động vật có vú và 590 loài chim,[19] trong đó là một số loài bị đe dọa,[20] như beo vàng châu Phi, khỉ mặt chó Tây Phi, Malimbus ballmanni, cầy mangut Liberia, gà Phi ngực trắng, và chim hói đầu cổ trắng. Vườn cũng là nhà của cầy hương châu Phi, đại bàng cá châu Phi, vẹt xám châu Phi, lợn rừng lớn, turaco xanh lớn, rái cá cổ đốm,[21] cheo cheo nước, ba loài tê tê, bảy loài khỉ (gồm loài nguy cấp khỉ cổ bạc[22]), cá sấu,[19] báo hoa mai,[23] trảu, cò egret, mỏ sừng,[24] bói cá, sả rừng, và hút mật.[12][25][26]

Chú thích

sửa
  1. ^ Outram, Quentin (2003). “Liberia”. Africa South of the Sahara 2004. Europa Publications. tr. 611–18. ISBN 978-1-85743-183-4. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2007.
  2. ^ Lewison, R., and Oliver, W. (2006). Hexaprotodon liberiensis. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2007. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Eltringham, S.K. (1993). “The Pygmy Hippopotamus (Hexaprotodon liberiensis)”. Trong William L. R. Oliver (biên tập). Pigs, Peccaries, and Hippos: Status Survey and Conservation Action Plan. Gland, Switzerland: World Conservation Union. tr. 55–60. ISBN 2-8317-0141-4. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2007.
  4. ^ a b Boesch, Christophe & Hedwige Boesch-Achermann (2000). The Chimpanzees of the Tai Forest: Behavioural Ecology and Evolution. Oxford University Press. tr. 10. ISBN 978-0-19-850507-5. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2007.
  5. ^ Streissguth, Tom (2006). Liberia in Pictures. Twenty-First Century Books. tr. 15. ISBN 978-0-8225-2465-6. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2007.
  6. ^ Kahler, Peter (ngày 29 tháng 3 năm 1999). “Liberia; Massive Logging and Hunting Worry Liberian Conservationist”. Africa News. AllAfrica, Inc.
  7. ^ “Upper Guinea Forest Ecosystem”. Conservation Priority-Setting Workshop. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2007.
  8. ^ Powers, William (ngày 10 tháng 1 năm 2005). “Seeing the Forest for the Peace”. The New York Times. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2008.
  9. ^ “Guinean Forests of West Africa”. Biodiversity Hotspots. Conservation International. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2008.
  10. ^ “Western Guinean lowland forests”. Khu vực sinh thái lục địa. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2008.
  11. ^ “An Act for the extension of the Sapo National Park” (PDF). Ministry of Foreign Affairs. ngày 24 tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2007.
  12. ^ a b Riley, Laura & William Riley (2005). Nature's Strongholds: The World's Great Wildlife Reserves. Princeton, New Jersey: Princeton University Press. tr. 92. ISBN 978-0-691-12219-9. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2007.
  13. ^ a b c d e f “Sapo National Park”. UNEP World Conservation Monitoring Centre. tháng 1 năm 1989. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2008.[liên kết hỏng]
  14. ^ a b Peal, A.L. & K.R. Kranz (1990). “Liberia”. Trong Rod East (biên tập). Antelopes: Global Survey and Regional Action Plans, Part 3. West and Central Africa. Gland, Switzerland: World Conservation Union. tr. 47–50. ISBN 2-8317-0016-7. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2007.
  15. ^ a b c Russell, Diane; Skye Sieber (ngày 21 tháng 11 năm 2005). “Preliminary Biodiversity and Tropical Forest Conservation Assessment for USAID/Liberia” (doc). Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2008.
  16. ^ “Liberia's National Biodiversity Strategy and Action Plan” (PDF). Convention on Biological Diversity. tr. xv. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2008.
  17. ^ “Liberia's National Biodiversity Strategy and Action Plan” (PDF). Convention on Biological Diversity. tr. 36. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2008.
  18. ^ Beentje, H.J. (1996). “Centres of plant diversity in Africa”. Trong L.J.G. van der Maesen; X.M. van der Burgt; J.M. van Medenbach de Rooy (biên tập). The Biodiversity of African Plants: Proceedings, XIVth AETFAT Congress, 22–ngày 27 tháng 8 năm 1994, Wageningen, The Netherlands. Kluwer Academic Publishers. tr. 101–09. ISBN 978-0-7923-4095-9. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2007.
  19. ^ a b Kahler, Peter (ngày 13 tháng 11 năm 2000). “Liberia; Liberia's Lone National Park Under Post-war Assessment”. Africa News. AllAfrica, Inc.
  20. ^ Stuart, Simon N., and Richard J. Adams (eds) (1990). Biodiversity in Sub-Saharan Africa and its Islands: Conservation, Management and Sustainable Use. Gland, Switzerland: World Conservation Union. tr. 123. ISBN 2-8317-0021-3. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  21. ^ Irish, Paul (ngày 14 tháng 3 năm 1989). “Otters to get deluxe suite”. Toronto Star. tr. E2.
  22. ^ Powers, William (2005). Blue Clay People: Seasons on Africa's Fragile Edge. New YorkLondon: Bloomsbury Publishing. tr. 147–49. ISBN 978-1-58234-532-1.
  23. ^ Shiner, Cindy (ngày 1 tháng 12 năm 1992). “Large Weapons Stockpiles Could Prolong Liberia War”. The Christian Science Monitor. tr. 5.
  24. ^ Clark, Matthew (ngày 16 tháng 11 năm 2006). “Backstory: Entering Liberia's national park”. The Christian Science Monitor. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2007.
  25. ^ LaRue, Steve (ngày 12 tháng 10 năm 1994). “Return to Sapo: First a founding, then a rescue of an African national park”. The San Diego Union-Tribune. tr. E–1.
  26. ^ Oates, John F. (2002). “West Africa: Tropical Forest Parks on the Brink”. Trong John Terborgh; Carel van Schaik; Lisa Davenport; Madhu Rao (biên tập). Making Parks Work: Strategies for Preserving Tropical Nature. Island Press. tr. 57–75. ISBN 978-1-55963-905-7. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2007.