Vườn quốc gia Bogani Nani Wartabone

Vườn quốc gia Bogani Nani Wartabone là một vườn quốc gia có diện tích 2.871 km² (1.108 mi2) nằm trên bán đảo Minahasa của đảo Sulawesi, Indonesia. Tên cũ của nó là vườn quốc gia Dumoga Bone được thành lập vào năm 1991 sau đó được đổi tên nhằm vinh danh Nani Wartabone, một anh hùng dân tộc thời kỳ kháng chiến đã đánh đuổi quân Nhật khỏi Gorontalo trong Thế chiến thứ hai. Vườn quốc gia này được Hiệp hội bảo tồn Động vật hoang dã xác định là địa điểm quan trọng nhất để bảo tồn các loài động vật hoang dã trên đảo Sulawesi[1] vì đây là nơi trú ẩn của nhiều loài đặc hữu của hòn đảo.

Vườn quốc gia Bogani Nani Wartabone
Taman Nasional Bogani Nani Wartabone
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Bogani Nani Wartabone
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Bogani Nani Wartabone
VQG Bogani Nani Wartabone
Vị trí trên đảo Sulawesi
Vị tríSulawesi, Indonesia
Tọa độ0°33′38″B 123°40′48″Đ / 0,56056°B 123,68°Đ / 0.56056; 123.68000
Diện tích2.871,15 kilômét vuông (287.115 ha)
Thành lập1991
Cơ quan quản lýBộ Môi trường và Lâm nghiệp
Trang webboganinaniwartabone.dephut.go.id

Động thực vật

sửa

Các loài thực vật phổ biến bao gồm tiêu gai, hu đay, mã rạng và nhiều loài phong lan khác nhau. Các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng có mặt tại đây bao gồm mun Makassar, Pholidocarpus ihur, lim, Arcangelisia flavahoa xác chết.[2]

Vườn quốc gia ghi nhận có 24 loài thú, 11 loài bò sát và 125 loài chim.[2] Những loài đáng chú ý gồm khỉ lùn Tarsier bóng ma, trâu Anoa, cú diều Cinnabar,[3] lợn hươu,[4] lợn hoang đảo Celebes[5] và đặc biệt nhất là chim Maleo, một loài đặc hữu và được coi là linh vật của vườn quốc gia.[6]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Partnership Council of Bogani Nani Wartabone National Park. wcs.org
  2. ^ a b Ministry of Forestry of Indonesia: "Bogani Nani Wartabone National Park" Lưu trữ 2015-09-25 tại Wayback Machine, retrieved ngày 5 tháng 12 năm 2013
  3. ^ P.C. Rasmussen (1999). “A New Species of Hawk-owl Ninox from North Sulawesi, Indonesia” (PDF). Wilson Bulletin. 111 (4): 457–464.
  4. ^ Macdonald, A.A., Burton, J. & Leus, K. 2008. Babyrousa celebensis. In: IUCN 2009. IUCN Red List of Threatened Species. Version 2009.1.
  5. ^ Macdonald, A.A., Burton, J. & Leus, K. 2008. Sus celebensis. In: IUCN 2009. IUCN Red List of Threatened Species. Version 2009.1.
  6. ^ “Keberhasilan penangkaran Maleo capai 50 persen” (bằng tiếng Indonesia). ngày 28 tháng 2 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2012.

Liên kết ngoài

sửa