Vũ Trọng Kính

Thầy thuốc Nhân dân, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quân y

Vũ Trọng Kính (1929 – 26 tháng 7 năm 2021) là một bác sĩ chấn thương, đồng thời là sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quân y thuộc Tổng cục Hậu cần.[1] Ông là một Giáo sư, Tiến sĩ được nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.[2]

Vũ Trọng Kính
Chức vụ
Phó cục trưởng Cục Quân y
Nhiệm kỳ1981 – 1994
Cục trưởngNguyễn Ngọc Thảo
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh1929
Mất (92 tuổi)
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
VợLê Thị Bích Hoàn
Con cái
  • Vũ Quốc Khánh
  • Vũ Quốc Thành
Học vấnPhó Giáo sư, Tiến sĩ
Phục vụ trong lực lượng vũ trang
Phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam
Cấp bậc
Đơn vịCục Quân y
Tham chiến
Tặng thưởngHuân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhì
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Giải phóng Huân chương Giải phóng hạng Ba
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất ×2
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy chương Quân kỳ quyết thắng

Cuộc đời

sửa

Vũ Trọng Kính sinh năm 1929 tại xã Phương Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Cha ông là Vũ Đình Mấn, một nhà giáo, từng là Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam Định, rồi Giám đốc Trường Cao đẳng Canh nông (ở Việt Bắc), Giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội.[3]

Sinh viên quân y

sửa

Tháng 10 năm 1946, ông trở thành sinh viên quân y tại Trường Đại học Y Việt Nam (nay là Trường Đại học Y Hà Nội). Đến ngày 1 tháng 11, Cục Quân y vận động sinh viên nhập ngũ, lập ra hệ "Quân y đại học" và có 40 sinh viên tham gia, trong đó có Vũ Trọng Kính.[4][5] Sau khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, ông được chuyển lên Việt Trì làm việc tại Bệnh xã Cục Quân y. Một thời gian sau, ông về công tác tại Quân y viện Phúc Yên, phụ trách Trạm cứu thương Bến Chèm. Đến tháng 3 năm 1947, ông tham gia điều trị thương binh ở Giải phẫu xã Trung đoàn 121 tại Phúc Yên, sau đó thì tiếp tục theo học tại Đại học Y khoa đóng ở huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang.[6]

Tháng 9 năm 1948, ông tiếp tục theo học y khoa và đồng thời phụ trách Trưởng ban Thương binh nặng, Viện Quân y 4. Đến tháng 5 năm sau, ông trở thành Quân y xá trưởng của Trung đoàn Sông Lô (sau này là Binh đoàn 209). Trong 2 năm 1950 và 1951, ông đảm nhiệm Phó viện trưởng Bệnh viện thực hành thuộc Trường Quân y sĩ (Vô Tranh, Thái Nguyên) và Phó viện trưởng phụ trách điều trị thương binh của Quân y viện 108 (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108).[7][8] Đến cuối năm 1951, ông trở thành Đội trưởng Đội Điều trị 2 của mặt trận Điện Biên Phủ.[9][10] Với vai trò này, ông đã tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ từ những ngày khởi đầu.[11] Sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, ông cùng Đội Điều trị 2 được lệnh lên đường vào chiến trường Thanh Hóa.[12]

Bác sĩ chiến trường

sửa

Tháng 8 năm 1960, sau 5 năm học nghiên cứu sinh tại Viện Bổ túc Trung ương ở Liên Xô, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Khoa Chấn thương Viện Quân y 103 và sau đó là Viện Nghiên cứu Y học Quân sự (sau là Đại học Quân y). Từ tháng 7 năm 1964, ông được Bộ Tổng tư lệnh miền Bắc đưa vào miền Nam theo đường biển và sau đó là Mật khu R[13] – Căn cứ địa cách mạng chiến khu Bắc Tây Ninh (Trung ương Cục miền Nam).[14] Lúc bấy giờ, ông được xem là một trong những chuyên gia chấn thương lỗi lạc của Viện Nghiên Cứu Y học quân sự miền Bắc.[13]

Vũ Trọng Kính đã đi khắp chiến trường B2 và làm phẫu thuật viên tại nhiều mặt trận. Khi mới vào miền Nam, ông đã tham ngay Chiến dịch Bình Giã (từ tháng 12 năm 1964 đến tháng 2 năm 1965) với vai trò chỉ huy đội phẫu thuật chuyên khoa cánh Đông. Ông được xem là một trong những Phó tiến sĩ y khoa, chuyên ngành chấn thương chỉnh hình đầu tiên của quân đội tham gia phục vụ chiến dịch.[15] Trong chiến dịch này, ông đã lấy xương thú rừng làm phương tiện ghép, kết, cố định xương cho thương binh. Đây là phương pháp ghép xương dị loài,[a] một phương pháp cổ điển của giáo sư Savalt O’rale mà Vũ Trọng Kính biết đến trong thời gian học ở Liên Xô.[16]

Sau đó, ông tham gia nhiều chiến dịch khác như Đồng Xoài (tháng 5 và 6 năm 1965), Đất Cuốc, Bù Đốp (năm 1965), Đường 13 (tháng 7 năm 1966). Trong thời gian này, ông được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Chấn thương – Chỉnh hình B2 kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Chấn thương – Chỉnh hình, chịu trách nhiệm đào tạo bác sĩ quân y tại chiến trường B2.[6] Đến năm 1972, ông trở thành Phó chủ nhiệm Quân y B2 và tham gia vào Trận Lộc Ninh. Tháng 10 cùng năm, ông là một trong những thành viên của đoàn công tác Bộ chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam báo cáo và xin chi viện.[6]

Sau 1973

sửa

Sau khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết, Việt Nam tái lập hòa bình, ông trở thành Viện trưởng Viện Chấn thương – Chỉnh hình (nay là Viện Quân y 109), đồng thời là Đảng ủy viên Đảng ủy Cục Quân y. Năm 1980, ông được công nhận chức vụ khoa học Phó Giáo sư liên ngành Y và Dược học.[17] Sau khi hoàn thành cao cấp chính trị tại Học viện Chính trị, ông được bổ nhiệm làm Phó cục trưởng Cục Quân y vào năm 1981 và đảm nhiệm chức vụ này cho đến khi về hưu vào tháng 1 năm 1995.[6] Ngày 24 tháng 3 năm 1989, ông được nhà nước Việt Nam phong tặng học hàm Giáo sư và danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.[18]

Ngày 26 tháng 7 năm 2021, ông qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thọ 92 tuổi.[19]

Lịch sử thụ phong quân hàm

sửa
Năm thụ phong 1983
Cấp bậc Đại tá Thiếu tướng

Khen thưởng

sửa

Đời tư

sửa

Vợ Vũ Trọng Kính là Lê Thị Bích Hoàn,[20] một Đại tá, Thầy thuốc ưu tú, nguyên Viện phó Viện quân y 354. Cả hai cùng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và cùng thuộc Đội điều trị 2.[18][21] Lễ cưới của ông bà đã được cấp trên tổ chức tại Điện Biên Phủ vào năm đó.[22][23][24] Sau khi về hưu, ông bà tiếp tục khám chữa bệnh miễn phí tại nhà.[25][26] Ông bà có hai người con trai là Vũ Quốc Khánh sinh tháng 9 năm 1955 và Vũ Quốc Thành sinh năm 1962. Hiện nay, Vũ Quốc Khánh là Tiến sĩ, Đại tá, công tác tại Trung tâm Toán – máy tính thuộc Bộ Quốc phòng; còn Vũ Quốc Thành là Tiến sĩ, Thượng tá, công tác tại Viện Khoa học công nghệ Quân sự.[18]

Ghi chú

sửa
  1. ^ Một phần của phương pháp ghép dị thể (tiếng Anh: Xenotransplantation).

Tham khảo

sửa
  1. ^ Duy Phục (12 tháng 12 năm 2007). “Những lão quân "cựu" mà "tân" ở Hà Nội”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ Nhiều tác giả (2011), tr. 24.
  3. ^ Anh Thu (26 tháng 6 năm 2007). "Rèn một chữ nhẫn, giữ trọn chữ nhân". Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ Vũ Hùng (1971), tr. 93.
  5. ^ Nguyễn Thanh Hóa (2018), tr. 22.
  6. ^ a b c d “Thiếu tướng, PGS, TS, Thầy thuốc Nhân dân Vũ Trọng Kính từ trần”. Báo Quân đội nhân dân. 29 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ “Theo dòng lịch sử Bệnh viện TWQĐ 108: Những sự kiện lịch sử tháng 7”. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ “Trung tâm y tế chuyên sâu quân dân y hàng đầu của Việt Nam và khu vực”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 1 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  9. ^ Tôn Thất Bách (2002), tr. 189.
  10. ^ Huyền Trang (7 tháng 5 năm 2009). “Chuyện của những người không cầm súng”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  11. ^ Ngọc Bích; Thế Khiển (14 tháng 4 năm 2019). “Cứu chữa thương binh Pháp tại Chiến trường Ðiện Biên Phủ”. Báo Điện Biên Phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  12. ^ Nguyễn Thị Ngọc Bích (16 tháng 9 năm 2008). Nguyên Ngọc (biên tập). “Tôi đi phục vụ trao trả tù binh Pháp”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  13. ^ a b Vũ Hùng (1971), tr. 647.
  14. ^ Ngọc Nguyễn (2 tháng 5 năm 2016). "Trồng người" ở mật khu R”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  15. ^ Phan Tùng Sơn (1 tháng 3 năm 2011). “Người lấy xương thú rừng ghép cho đồng đội”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  16. ^ Lê Nguyễn (3 tháng 5 năm 2010). “Kỳ tích của bác sĩ chiến tranh”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  17. ^ Phạm Văn Đồng (29 tháng 4 năm 1980). “Quyết định 131-CP công nhận chức vụ khoa học (đợt I)”. Thư viện Pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  18. ^ a b c Bùi Thị Ngọ (28 tháng 5 năm 2009). “Nghỉ hưu vẫn là lương y, từ mẫu”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  19. ^ “Tin buồn: Thiếu tướng Vũ Trọng Kính từ trần”. Báo Công an Nhân dân điện tử. 30 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  20. ^ Võ Lâm (30 tháng 4 năm 2010). “Thủ đô Hà Nội - Hậu phương lớn trọn nghĩa, vẹn tình”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  21. ^ Phương Lan (6 tháng 5 năm 2014). “Những mối tình nảy mầm từ khói lửa Điện Biên”. Báo Tin tức. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  22. ^ Hoàng Phương (7 tháng 5 năm 2014). “Đám cưới trên chiến trường Điện Biên của vị trung tướng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  23. ^ Kim Anh (9 tháng 5 năm 2014). “Hạnh phúc "đơm hoa" giữa chiến trường”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2021.
  24. ^ Toan Toan (7 tháng 5 năm 2014). “Chuyện tình nữ y tá chiến dịch Điện Biên”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  25. ^ N. Thắng (30 tháng 4 năm 2008). “Thầy thuốc nhân dân, Thiếu tướng Vũ Trọng Kính: Cố gắng làm quân y trọn đời”. Báo Sức khỏe & Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2022.
  26. ^ Khánh Hòa (4 tháng 11 năm 2007). “Bác sỹ nhân dân”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2021.

Nguồn

sửa