Văn Hiệp

nam diễn viên Việt Nam

NSƯT Văn Hiệp (25 tháng 3 năm 19429 tháng 4 năm 2013), tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hiệp, quê gốc ở Lạc Trung, Thanh Trì, Hà Nội, là một nghệ sĩ hài kịch nổi tiếng người Việt Nam. Ông được biết đến qua nhiều vai diễn trong các bộ phim, chương trình truyền hình, tác phẩm kịch, đặc biệt là với vai Trưởng thôn trong chương trình "Gặp nhau cuối tuần" của VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam. Ông được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú vào ngày 10 tháng 10 năm 2013.

Nghệ sĩ Ưu tú
Văn Hiệp
Nghệ sĩ Văn Hiệp trong trang phục một "trưởng thôn".
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Văn Hiệp
Ngày sinh
(1942-03-25)25 tháng 3, 1942
Nơi sinh
Thanh Trì, Hà Nội, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
9 tháng 4, 2013(2013-04-09) (71 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội, Việt Nam
Nguyên nhân
Ung thư
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên
Gia đình
Hôn nhân
Văn Thị Kim Dung
Đào tạoTrường Điện ảnh Việt Nam
Lĩnh vực
  • Kịch
  • Truyền hình
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2013)

Tiểu sử

sửa

Nghệ sĩ Văn Hiệp tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hiệp, sinh ngày 25 tháng 3 năm 1942, quê gốc ở xã Lạc Trung, Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Văn Hiệp tốt nghiệp khóa đầu tiên Đại học Sân khấu Điện ảnh, cùng khoá Doãn Hoàng Giang, Trọng Khôi, Doãn Châu. Sau khi tốt nghiệp, ông được nhận về công tác tại Nhà hát kịch Việt Nam.[1] Từ 1963 đến 1990, ông công tác tại Nhà hát Kịch Trung ương và năm 1990 chuyển công tác sang Cục Văn hoá Thông tin.

Giai đoạn cuối đời

sửa

Gần một năm trước khi mất, do sức khoẻ yếu, Văn Hiệp không còn tham gia đóng phim. Khi biết bị ung thư, ông nằng nặc đòi về nhà, và nhất định không bao giờ bước chân đến bệnh viện thêm một lần nào nữa. Đến tận lúc cận kề cái chết, ông vẫn sợ tốn tiền của các con, sợ các con mất thời gian trông nom, sợ đếm những ngày tháng cuối đời qua ô cửa sổ ở nơi toàn tiếng lách cách kim tiêm và mùi thuốc men.[2] Ông bày tỏ nguyện vọng được hỏa thiêu.[2]

Trước Tết Quý Tỵ 2013, Văn Hiệp lâm trọng bệnh. Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị, ông được đưa về nhà để gia đình chăm sóc vào tháng 3 cùng năm.[3]

Qua đời và lễ tang

sửa

Ông qua đời lúc 5 giờ sáng ngày 9 tháng 4 năm 2013 tại nhà riêng số 10/3 ngách 292/2 tổ 45A, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội, không lâu sau sinh nhật lần thứ 71.[4][5][6]

Theo thông tin từ gia đình nghệ sĩ Văn Hiệp, lễ viếng từ 10h ngày 11 tháng 4 năm 2013 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Đến phúng viếng có rất nhiều nghệ sĩ bạn bè. Lễ truy điệu vào lúc 11h30 cùng ngày, sau đó thể theo di nguyện của ông và ý nguyện của gia đình, ông đã được hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Hà Nội. Tro cốt của ông được an táng tại Nghĩa trang Lạc Hồng Viên, Hòa Bình.[1][7]

Sự nghiệp

sửa

Trên phim ảnh, ông thường "đóng đinh" với những dạng vai nông dân chất phác, hiền lành, thật thà và tốt bụng... Và dù đóng bất kỳ vai nào, cái duyên hài hước trong ông cũng khiến cho vai diễn bừng lên sự sinh động và dí dỏm. Trong sự nghiệp diễn viên 40 năm của mình, ông tham gia vào nhiều tác phẩm kịch, phim truyện. Những vở diễn đã từng gắn với tên tuổi của ông như: "Nila", "Đôi mắt", "Hoa pháo", "Nghêu, sò, ốc, hến"… và để lại trong lòng khán giả nhiều ấn tượng sâu sắc. Vai diễn "nghiêm túc" của ông đã từng để lại dấu ấn một thời trên sân khấu kịch của Nhà hát Kịch Việt Nam là vai Vinh trong vở "Bài ca Điện Biên".

Tuy nhiên, vai diễn đánh dấu sự khởi nguồn hài kịch của Văn Hiệp chính là vở "Nghêu, Sò, Ốc, Hến" của đạo diễn Dương Ngọc Đức. Ông đã chọn Văn Hiệp vào vai Ốc và với tài diễn xuất của mình, nghệ sĩ Văn Hiệp đã tạo được một Ốc có một không hai trong các vai Ốc của tích tuồng này.

Thời gian về sau, nghệ sĩ Văn Hiệp chuyển sang lĩnh vực truyền hình và thành công với rất nhiều vai diễn lớn nhỏ trên phim truyền hình. Đặc biệt, series kịch bản về "Trưởng thôn Văn Hiệp" cùng 2 danh hài Quang TèoGiang Còi đã làm nên một hình tượng nhân vật "trưởng thôn" đặc sắc không hề trộn lẫn.[8] Nghệ sĩ Văn Hiệp nghỉ hưu từ năm 2002.

Danh hiệu

sửa

Cho đến năm 2013, tuy đã 3 lần được làm hồ sơ để trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nghệ sĩ Văn Hiệp vẫn chưa được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú hay Nghệ sĩ nhân dân do thiếu huy chương cũng như có ý kiến cho rằng ông diễn còn nghiệp dư dù ông đã bắt đầu việc diễn xuất năm 1954 (vở Lỳ và Sáo ở Nhà hát Lớn).[9] Nói về việc này, ông cho rằng "cái áo dù người thợ may có khéo đến đâu cũng không thể vừa khít mình" và bày tỏ rằng chỉ muốn "cần cù và phấn đấu trung thực như một nghệ sĩ giun".[10]. Tuy nhiên, vào ngày 25/3 cùng năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn quyết định tổ chức sinh nhật lần thứ 71 dành cho ông.

Nghệ sĩ nhân dân Khải Hưng, người từng cộng tác với nghệ sĩ Văn Hiệp trong phim Mặt trời bé con (1985) nói về việc Văn Hiệp không được nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú:

Ngày 11 tháng 4 năm 2013, Nghệ sĩ nhân dân Khải Hưng đã soạn thảo lá đơn trình lên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề nghị truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú cho Văn Hiệp. Ngày 12 tháng 4 năm 2013, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã soạn xong lá đơn đề nghị Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch Việt Nam đặc cách phong Nghệ sĩ Ưu tú cho cố nghệ sĩ Văn Hiệp.[12] Đến ngày 13 tháng 9 năm 2013, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú cho Văn Hiệp vì những đóng góp của ông cho nền nghệ thuật nước nhà. Vào ngày 10 tháng 10 năm 2013, tại trụ sở Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam, diễn ra Lễ truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho cố nghệ sĩ Văn Hiệp.[13]

Gia đình

sửa

Hơn 20 năm cuối đời, Văn Hiệp gần như ở một mình với các con khi vợ ông, bà Văn Thị Kim Dung (sinh năm 1940), đi xuất khẩu lao động ở Đức và không về. Hai vợ chồng danh hài sống ly thân nhưng không ly hôn. Thậm chí cha vợ ông cũng có lần khuyên ông đi lấy vợ mới nhưng Văn Hiệp vẫn quyết tâm ở vậy, lấy niềm vui từ những vai diễn để đắp đổi qua ngày. Nhiều người thương ông sống cuộc đời cô quạnh cũng giới thiệu, mai mối nhưng Văn Hiệp bảo: Bỏ vợ thì cũng được thôi nhưng bỏ để làm gì?.

Bản thân ông vẫn tin rằng vợ mình còn "chưa có ai":

Trong những năm cuối đời, nghệ sĩ Văn Hiệp đối mặt với tình trạng ốm đau bệnh tật liên miên (mổ dạ dày, cắt trĩ, lao phổi, đại tràng…) trong tình trạng tài chính sống không mấy dư dả.[1]

Ông có một con gái và một con trai.[14] Con trai ông sinh cuối năm 1971 - đầu năm 1972. Sau thời gian du họcĐức, anh quyết định quay trở lại Việt Nam và làm phiên dịch và xuất nhập khẩu. Con gái ông sinh năm 1974. Cô là người đi lồng tiếng cho phim.[2] Bà Văn Thị Kim Dung, vợ ông, khi về đưa tang chồng nói: "Đến giờ tôi vẫn yêu chồng", và "khi con trai gọi điện sang báo tin dữ, bà đã không chịu đựng nổi và ngã ra bất tỉnh".[15]

Đạo diễn Khải Hưng nói với BBC:

Đánh giá

sửa

Sự ra đi đột ngột của ông đã khiến hàng trăm nghệ sĩ và người hâm mộ tỏ lòng tiếc thương vô hạn.[4][17][18][19]

.

Câu nói

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Hoàng Anh, Ngọc Trâm (9 tháng 4 năm 2013). “Nghệ sĩ hài Văn Hiệp qua đời”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập 9 tháng 4 năm 2013.
  2. ^ a b c Con trai Văn Hiệp kể những ngày chống chọi bệnh của cha
  3. ^ Minh Ngọc, Trinh Nguyễn (9 tháng 4 năm 2013). “Vĩnh biệt "trưởng thôn" Văn Hiệp”. Báo Thanh Niên online. Truy cập 9 tháng 4 năm 2013.
  4. ^ a b Cuộc đời nghệ sĩ Văn Hiệp: Phía sau nụ cười là nước mắt
  5. ^ N.Đinh (9 tháng 4 năm 2013). “Danh hài Văn Hiệp qua đời vì ung thư phổi”. Báo Tiền Phong online. Truy cập 9 tháng 4 năm 2013.
  6. ^ Hoa Chanh (9 tháng 4 năm 2013). "Trưởng thôn" Văn Hiệp qua đời”. Báo Thể thao & Văn hóa online. Truy cập 9 tháng 4 năm 2013.
  7. ^ Chùm ảnh đám tang nghệ sĩ Văn Hiệp
  8. ^ Hà Tùng Long (9 tháng 4 năm 2013). “Cuộc đời nghệ sĩ Văn Hiệp: Phía sau nụ cười là nước mắt”. Báo điện tử Gia đình và Xã hội. Truy cập 9 tháng 4 năm 2013.
  9. ^ Minh Duy (4 tháng 9 năm 2013). “Vì sao nghệ sĩ Văn Hiệp chưa được phong Nghệ sĩ ưu tú?”. Thể thao văn hóa. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2013.
  10. ^ a b Ngọc Trần (28 tháng 6 năm 2010). “Văn Hiệp không phụ đàn bà”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập 9 tháng 4 năm 2013.
  11. ^ Hoàng Vy (11 tháng 4 năm 2013). “Vì sao nghệ sĩ Văn Hiệp không có danh hiệu gì?”. Dân Trí. Truy cập 12 tháng 4 năm 2013.
  12. ^ H. Chanh - M. Cường (12 tháng 4 năm 2013). Nghệ sĩ đồng loạt ký đơn xin danh hiệu cho Văn Hiệp: Liệu có khả thi? Thể thao Văn hóa. Truy cập 12 tháng 4 năm 2013.
  13. ^ Nghệ sĩ Văn Hiệp chính thức nhận danh hiệu NSƯT
  14. ^ Con gái Văn Hiệp tiếc không được nhìn mặt bố lần cuối
  15. ^ “Vợ cố nghệ sĩ Văn Hiệp: Đến giờ tôi vẫn yêu chồng”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2013.
  16. ^ Đạo diễn Khải Hưng nói về diễn viên Văn Hiệp
  17. ^ Ngọc Trần (9 tháng 4 năm 2013). “Nghệ sĩ lặng người trước tin Văn Hiệp mất”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập 9 tháng 4 năm 2013.
  18. ^ Nguyễn Hằng- Hiền Hương (9 tháng 4 năm 2013). “Nghệ sĩ hài nói lời tiễn đưa "trưởng thôn" Văn Hiệp”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 9 tháng 4 năm 2013.
  19. ^ Cư dân mạng "khóc" trưởng thôn Văn Hiệp
  20. ^ Tạp chí Truyền hình (28 tháng 7 năm 2004). “Văn Hiệp: 'Tôi là người đơn giản, gọn nhẹ'. Báo điện tử VnExpress đăng lại. Truy cập 9 tháng 4 năm 2013.